Bạn đang xem bài viết: Thấy phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần làm gì? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua là biểu hiện bình thường nhưng một số trường hợp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Mẹ hãy cùng chuyên mục chăm sóc trẻ 0 – 1 tuổi tìm hiểu nguyên nhân để có cách xử lý kịp thời nhé.
1Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua là bình thường hay bất thường?
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua là tình trạng thường gặp. Nếu phân chỉ có mùi chua nhẹ và không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác thì đây là dấu hiệu bình thường.
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua là tình trạng thường gặp
2Vậy khi nào thì phân của bé có mùi chua là bất thường?
Trong trường hợp phân của trẻ sơ sinh có mùi chua đi kèm với những biểu hiện sau đây là dấu hiệu nghiêm trọng. Lúc này, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Đi ngoài nhiều lần, có máu trong phân.
- Phân lỏng và sủi bọt trong 2 giờ.
- Trẻ bị nôn liên tục.
- Trẻ bị sốt.
- Đau bụng.
- Mệt mỏi, hay khóc.
3Nguyên nhân khiến phân của bé sơ sinh có mùi chua
Do bé không hấp thu hết dinh dưỡng
Nếu cơ thể trẻ không hấp thu được tất cả chất dinh dưỡng được cung cấp, lượng đường và dưỡng chất dư thừa sẽ gây kích ứng dạ dày, khiến vi sinh vật phát triển và tạo ra mùi hôi.
Hấp thu kém có thể do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, hoặc cơ thể trẻ không đủ enzyme để phân hủy đường lactose trong sữa mẹ hay sữa công thức. Hoặc cũng có thể do mắc một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng, ký sinh trùng. Chính vì vậy, khi thấy phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, ba mẹ cần cảnh giác và quan sát các dấu hiệu khác ở trẻ.
Do bé bị nhiễm khuẩn đường ruột
Thông thường, bên trong đường ruột sẽ tồn tại một hệ vi sinh đa dạng với cả vi khuẩn tốt và xấu. Đối với trẻ sinh thường, trong quá trình đi qua âm đạo của mẹ khi chào đời, trẻ nhận được nhiều lợi khuẩn giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh hoàn thiện.
Với trẻ sinh mổ, do không có cơ hội tiếp xúc với lợi khuẩn trong đường sinh tự nhiên của mẹ nên hệ vi sinh đường ruột của trẻ dễ mất cân bằng. Vi sinh vật có hại phát triển nhanh hơn và khiến phân của trẻ sơ sinh có mùi chua hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Có thể bệnh Crohn khiến phân của bé bị chua
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua có thể là dấu hiệu của bệnh Crohn – viêm ruột mãn tính. Bệnh có thể gây viêm nhiễm, kích thích phần nào của đường tiêu hóa và ngăn cản cơ thể hấp thụ dinh dưỡng. Với các dấu hiệu khác đi kèm như:
- Đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng và có lẫn máu.
- Trẻ quấy khóc đêm, đau bụng.
- Sốt siêu vi ở trẻ em.
- Mệt mỏi, lừ đừ, nôn ói.
Do bệnh xơ nang ở trẻ sơ sinh
Bệnh xơ nang (CF) là một bệnh di truyền nguy hiểm, làm tắc nghẽn và khiến chất nhầy, dịch tiêu hóa đặc dính. Chất nhầy đặc có thể gây ra bệnh viêm phổi, khó thở và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, dịch tiêu hóa đặc ngăn cản các enzyme tuyến tụy đi đến ruột non để phân hủy và hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Từ đó, gây ra các triệu chứng về tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng phân của trẻ sơ sinh có mùi chua.
Có thể do bé đang mọc răng
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc mọc răng là nguyên nhân khiến phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, nhưng nhiều ba mẹ chia sẻ rằng trẻ có dấu hiệu này khi mọc răng. Trẻ mọc răng hay có tình trạng răng sữa mọc lệch có thể khóc dai dẳng, gặm đồ chơi, sốt hoặc các vấn đề về tiêu hóa và phân có mùi.
Do sử dụng kháng sinh
Khi bé bị bệnh, mẹ thường sử dụng thuốc hay các loại kháng sinh để tăng đề kháng cho bé. Tuy nhiên, như một tác dụng phụ không mong muốn, kháng sinh cũng nằm trong những nguyên nhân khiến phân của trẻ sơ sinh có mùi chua. Bởi kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn cảlợi khuẩn đường ruột. Vì thế, hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng.
Do mẹ bổ sung cho bé nhiều tinh bột
Chế độ ăn nhiều tinh bột trong quá trình tập cho bé ăn dặm sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Đồng thời, phân của trẻ cũng xuất hiện nhiều bọt và có mùi chua.
4Mẹo giảm mùi chua trong phân của trẻ sơ sinh cho mẹ bỉm
Với bé dưới 2 tháng tuổi
Khi trẻ được bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường. Bởi các thực phẩm này là một trong những nguyên nhân khiến phân của bé dưới 2 tháng tuổi có mùi chua. Ngoài ra, khi thấy sữa mẹ màu vàng, mẹ đừng lo lắng vì đây là lúc sữa chất lượng nhất.
Trong trường hợp bé bú sữa công thức, mẹ phải dừng ngay sữa đang cho con bú và đưa trẻ đi khám để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Với bé dưới 6 tháng tuổi
Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, nếu sữa có các chất không phù hợp sẽ bị tiêu chảy và phân của trẻ sơ sinh có mùi chua. Do đó, mẹ cũng nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như sữa chua, cháo, bánh mì, rau củ quả và hạn chế các đồ ăn nhanh, đồ chiên nấu nhiều lần.
Với những bé đang bú sữa công thức
Khi mới bắt đầu bú sữa công thức, trẻ sơ sinh thường đi ngoài khoảng 23 ngày do sữa có nhiều chất khiến trẻ chưa hấp thụ được hết. Nhưng nếu thấy trẻ đi ngoài có mùi chua sủi bọt kéo dài, mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và chọn loại sữa khác phù hợp để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn.
Sữa bột Nutifood GrowPLUS+ 1.5 kg (trên 1 tuổi)
Với trẻ đang tập ăn dặm
Mẹ nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ thông qua các thực đơn ăn dặm truyền thống hay thực đơn ăn dặm BLW. Chế độ ăn của trẻ nên hạn chế dầu mỡ, chất béo và bổ sung thêm rau củ quả. Ngoài ra, các mẹ cũng nên xem xét kỹ lưỡng độ an toàn vệ sinh của thực phẩm hoặc các vật dụng mà trẻ tiếp xúc hằng ngày.
Với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
Nếu trẻ đi tiêu khoảng 2 – 3 lần/ngày và phân có mùi chua, trẻ có thể ăn sữa chua để bổ sung men vi sinh. Vì thế, mẹ cần lưu ý chọn mua men vi sinh tốt và uy tín.
Sữa chua trái cây Vinamilk vị nha đam
5Mẹ nên cho con khám ở đâu nếu phân của bé vẫn còn mùi chua?
Nếu áp dụng các mẹo trên mà phân của trẻ sơ sinh vẫn còn mùi chua, mẹ có thể tham khảo các địa chỉ thăm khám uy tín và chất lượng dưới đây:
Thông tin bệnh viện/phòng khám | Thông tin liên hệ |
Bệnh viện Nhi đồng 1 |
Bệnh viện Nhi đồng 1 là một trong hai bệnh viện chuyên khoa nhi lớn nhất tại khu vực phía Nam. Nơi đây quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm.
|
Bệnh viện Nhi đồng 2 |
Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa nhi, hạng 1. Bệnh viện sở hữu 1400 giường, được xây dựng trên một khu đất cao có diện tích 8,6 ha.
|
Phòng khám Nhi đồng 315 |
Phòng khám Nhi đồng 315 bao gồm 12 cơ sở trên khắp các quận, huyện tại TP. HCM. Phòng khám chuyên cung cấp các dịch vụ nhi khoa từ khám bệnh, xét nghiệm và tiêm chủng.
|
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố |
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (Bệnh viện Nhi đồng 3) có diện tích hơn 12,4 ha với quy mô 1000 giường. Đây là bệnh viện nhi đầu tiên có y học hạt nhân và khu xạ trị dành riêng cho trẻ em.
|
Phòng khám Nhi đồng Kidcare |
Phòng khám này có 3 chi nhánh, chuyên cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị sức khỏe dành riêng cho trẻ. Đặc biệt, phòng khám còn hạn chế tối đa việc lạm dụng thuốc và xét nghiệm.
|
6Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
Màu sắc và kết cấu phân là những yếu tố quan trọng nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu thấy phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần hết sức lưu ý để chăm sóc kịp thời.
Ngọc Thanh tổng hợp
Nhật Quang đã kiểm duyệt
- Gợi ý cách xử trí khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
- Số lần đi ngoài của trẻ theo tháng tuổi như thế nào là bình thường
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh mẹ áp dụng ngay
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thấy phân của trẻ sơ sinh có mùi chua, mẹ cần làm gì? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.