Thiền yoga: Cách ngồi thiền yoga cho người mới bắt đầu

Thiền yoga: Cách ngồi thiền yoga cho người mới bắt đầu

Thiền yoga giúp người tập trở nên tĩnh lặng và yên bình. Cùng tìm hiểu về thiền yoga và các cách ngồi thiền yoga cho người mới bắt đầu qua bài viết sau nhé!

Kỹ năng thiền là một trong những kỹ năng cơ bản nhưng để đạt được sự tĩnh lặng như nước thì hết sức khó khăn. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá về thiên yoga và những cách ngồi thiền cơ bản dành cho người bắt đầu.

Tìm hiểu về thiền yoga

Thiền yoga là gì?

Thiền theo Phật giáo nguyên thủy là sự rèn luyện tâm trí để đi tìm sự an nhiên trong sâu tâm hồn. Trong Yoga, thiền là một loại hình cổ xưa nhất, hay còn gọi “Dhyana”. Đây một trạng thái được nhắc đến trong 8 triết lý trong tác phẩm yoga kinh điển của Patanjali Maharishi, vào khoảng năm 400 sau Công Nguyên.

Thiền yoga: Cách ngồi thiền yoga cho người mới bắt đầuThiền yoga là sự kết hợp thiền định nguyên thủy kết hợp với các động tác, tư thế trong yoga.

Trong bộ kinh này, thì Dhyana là tâm thức của cá nhân con người và ý thức của vũ trụ có sự liên kết ở trạng thái giác ngộ (samadhi). Nói rõ hơn, thiền yoga là sự kết hợp thiền định nguyên thủy kết hợp với các động tác, tư thế trong yoga.

Thiền yoga được tạo ra với mục đích giúp con người buông bỏ được mọi tạp niệm và dục vọng, ham muốn của cá nhân để tìm được bản ngã trong dòng chảy của vũ trụ.

Tác dụng của thiền yoga

Thiền yoga là một hình thức thể thao, vì vậy nó kế thừa hết thảy những công dụng cũng như lợi ích mà những môn yoga khác có, tuy nhiên thiền yoga còn mở ra một cảnh cửa khác của tâm thức, dưới đây là một số lợi ích của thiền yoga:

  • Thiền yoga là một hình thức thể thao có lợi cho sức khỏe
  • Bảo vệ và tăng cường sức mạnh của não bộ
  • Kiểm soát căng thẳng, giảm stress
  • Giảm bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần
  • Cải thiện giấc ngủ của bạn cũng hệ miễn dịch
  • Chậm quá trình lão hóa, giúp cơ thể trẻ trung
  • Khai thác được sức mạnh tinh thần và tâm linh

Thời gian thích hợp để thiền yoga

Theo các huấn luyện viên yoga thì thiền yoga tốt nhất là tập vào buổi sángTheo các huấn luyện viên yoga thì thiền yoga tốt nhất là tập vào buổi sáng

Việc tập thiền yoga ở thời gian nào là tốt nhất là điều mà những ai mới tập lần đầu cũng nên quan tâm đến. Theo các huấn luyện viên yoga thì thiền yoga tốt nhất là tập vào buổi sáng, lúc này tâm hồn con người con tươi mới, chưa bị phiền não quấy nhiễu. Đồng thời, chúng ta có thể ngồi thiền trước lúc đi ngủ để bản thân tịnh tâm sau một ngày hối hả, căng thẳng và áp lực.

Chúng ta có thể ngồi thiền trước lúc đi ngủ để bản thân tịnh tâmChúng ta có thể ngồi thiền trước lúc đi ngủ để bản thân tịnh tâm

Đồng thời, bạn nên sắp xếp cho mình một thời gian biểu để tập yoga thiền sau ăn xong vài tiếng, hoặc ăn nhẹ trước khi ngồi thiền để cảm giác thoải mái. Tránh để bụng đói hay ăn quá no vì điều này làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn.

Các tư thế thiền yoga cơ bản

Tư thế Yoga ngồi xếp bằng

Tư thế ngồi xếp bằng là tư thế cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu họcTư thế ngồi xếp bằng là tư thế cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu học

Tư thế ngồi xếp bằng là tư thế cơ bản dành cho những ai mới bắt đầu học về thiền yoga. Động tác này chỉ cần ngồi khoanh tròn chân lại, thẳng lưng, nhắm mắt và tay thả lỏng để trên hai đầu gối hoặc đặt tay bắt ấn Tam muội, sau đó thả lỏng cơ thể và không nghĩ bất kỳ điều gì khác.

Khi tập, bạn nhớ giữ lưng thẳng để cột sống không bị chùng xuống và ngã người về phía trước để tránh võng lưng, ảnh hưởng cột sống.

Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose)

Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose) là một tư thế thiền đơn giảnTư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose) là một tư thế thiền đơn giản

Tư thế Yoga Miến Điện (Burmese Pose) là một tư thế thiền đơn giản và giúp bạn ngồi thiền lâu hơn, bạn chỉ cần xếp chéo chân trên thảm hay sàn thay vì khoanh chân, bàn chân nằm phẳng, bàn tay bạn đặt trên đùi hoặc chắp tay, hai cánh tay thư giãn

Tư thế ngồi thiền Yoga Bán Liên Hoa (Half Lotus Pose)

Động tác Bán Liên Hoa là động tác hơi khó xíu, bạn khi ngồi xếp bằng thì gác 1 chân lên bắp đùi còn lại, tư thế này nếu chưa quen thì sẽ khá tê chân nên nhớ hãy khởi động trước, thả lỏng cơ đùi, khớp cổ chân trước khi thiền.

Tư thế ngồi thiền Yoga Bán Liên HoaTư thế ngồi thiền Yoga Bán Liên Hoa

Tư thế Yoga Kiết Già (Full Lotus Pose)

Tư thế yoga Kiết Già là một trong những tư thế khó trong thiền yoga, động tác đòi hỏi sự kiên nhẫn và luyện tập nhiều lần.

Tư thế yoga Kiết Già là một trong những tư thế khó trong thiền yogaTư thế yoga Kiết Già là một trong những tư thế khó trong thiền yoga

Cách thực hiện: Ngồi xếp bằng tự nhiên, bạn dùng tay kéo chân phía dưới sâu vô trong, chân còn lại đặt lên đùi chân phía trước, ngồi thẳng lưng, tay bắt ấn đặt lên đầu ngồi, thả lỏng cơ thể và hít thở.

Tư thế Ngồi Kiểu Nhật Bản (Seiza Pose)

Tư thế ngồi kiểu Nhật còn gọi là tư thế SeizaTư thế ngồi kiểu Nhật còn gọi là tư thế Seiza

Tư thế ngồi kiểu Nhật Bản bắt nguồn từ động tác ngồi chầu trước Shogun kết hợp với ngồi thiền Phật giáo, nó còn gọi là tư thế Seiza. Để thực hiện động tác này, bạn nên lót thảm tập yoga hay đệm để bớt đau khi lần đầu tập.

Khi thực hiện, bạn sẽ ngồi theo dáng quỳ gối với hai ngón cái của chân xếp chồng lên nhau, lưng giữ thẳng, hai tay đặt trên đùi, mắt nhìn về phía trước, hít thở và thả lỏng cơ thể.

Tư thế Ngồi Thiền Trên Ghế (Chair Pose)

Ngồi thiền trên ghế là một biến thể khác của thiền yogaNgồi thiền trên ghế là một biến thể khác của thiền yoga

Ngồi thiền trên ghế là một biến thể khác của thiền yoga để khắc phục tình trạng không có không gian tập. Bạn chỉ cần ngồi nơi yên tĩnh, ít người qua lại, từ từ điều chỉnh hơi thở, thả lỏng cơ thể là được.

Nếu bạn có vấn đề về lưng thì dùng thêm đệm hỗ trợ phần lưng dưới, đặt dưới đầu gối khoảng 90 độ hoặc dùng tấm đệm nâng cao chân bạn.

Bên trên là một số thông tin về thiền yoga cũng như ích lợi của hình thức yoga này. Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thêm nhiều điều bổ ích và thú vị.

Nguồn: Chuyên trang elip sport

Chọn mua bình nước bán tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung nước trong lúc tập yoga nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *