Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua

Bạn đang xem bài viết: Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng sẽ bận rộn hơn trong việc tìm hiểu thông tin thực phẩm tốt cho con. Cùng với các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng thì cũng sẽ có những món ăn tưởng chừng như có lợi nhưng lại không hoặc chưa nên dùng. Sữa chua cũng là một trong số đó.

Trên thực tế, có một số loại sữa rất phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa chứa chất béo lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trí não, hỗ trợ sản xuất hormone và mang đến những chất dinh dưỡng phù hợp với cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, đối với bé dưới một tuổi thì một số loại sữa sẽ không được khuyên dùng. Sữa chua dù là một chế phẩm sữa khá tốt nhưng mẹ cũng cần chọn loại sữa phù hợp.

1Sữa chua có thực sự an toàn cho bé dưới 1 tuổi?

Sữa chua được xem là một trong những lựa chọn an toàn và lành mạnh cho bé trong thời gian đầu tập ăn dặm. Thời điểm trẻ được 6 tháng, nhu cầu ăn của trẻ sẽ lớn hơn. Từ bú mẹ, bé sẽ bắt đầu chuyển sang ăn các loại thực phẩm đặc. Lúc này, bạn có thể cho bé ăn sữa chua không đường chứa chất béo lành mạnh, không chất bảo quản và hương liệu. Để tăng lợi ích cho đường ruột của bé, bạn có thể chọn sữa chua chứa vi khuẩn sống.

Sữa chua chứa vi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Nguồn ảnh: canva

Sữa chua chứa vi khuẩn sống có lợi cho hệ tiêu hóa của bé. Nguồn ảnh: canva

2Lợi ích khi cho trẻ ăn dặm sữa chua

Sữa chua mang đến rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Một số lợi ích hàng đầu có thể kể đến bao gồm:

Phát triển trí não

Sữa chua nguyên chất chứa chất béo (protein) lành mạnh, cần thiết cho sự phát triển trí não của bé. Bên cạnh đó, protein trong sữa cũng là nguồn cung cấp năng lượng để bé có thể vận động, vui chơi và phát triển thể chất. Người lớn có thể coi chất béo không tốt cho cơ thể. Nhưng thực ra, chất béo được chia thành chất béo bão hòa và không bão hòa. Trẻ dưới hai tuổi nên sử dụng chất béo không bão hòa để có sự phát triển tốt nhất.

Một số chuyên gia nhận định rằng: “Chất béo cần thiết cho sự phát triển thích hợp của não và hệ thần kinh trung ương”. Các bà mẹ có thể kết hợp trái cây, rau xanh cùng với các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như sữa chua nguyên kem vào thực đơn của con. Những thực phẩm này rất có lợi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ

Sữa chua chứa khá nhiều chất dinh dưỡng quan trọng mà trẻ cần trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như canxi và vitamin D. Trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ cần khoảng 260 mg canxi mỗi ngày để phát triển khỏe mạnh. Sữa chua sẽ là lựa chọn vừa đủ chất vừa ngon miệng cho bé.

Vitamin D rất cần thiết cho sự phát triển của xương. Sẽ rất khó để cơ thể bé có thể tổng hợp đủ vitamin D chỉ từ chế độ ăn uống thông thường. Vậy nên sử dụng sữa chua để tăng cường vitamin D cho bé là điều thực sự cần thiết.

Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển trí não. Nguồn ảnh: mamanatural

Sữa chua cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ phát triển trí não. Nguồn ảnh: mamanatural

Probiotics

Loại sữa chua được khuyên dùng cho bé là sữa chua có chứa vi khuẩn sống lên men (probiotics). Probiotics là những vi sinh vật sống có trong sữa chua, hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ. Bé ăn thực phẩm có men vi sinh sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón, suy dinh dưỡng. Probiotics thậm chí còn được chứng minh là có thể ngăn ngừa hoặc giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh.

Bạn có thể kiểm tra nhãn trên hộp sữa để biết được loại sữa nào có men vi sinh.

Bài viết liên quan: Mách mẹ các loại thức uống tốt cho sức khỏe của trẻ.

3Cách sử dụng sữa chua an toàn cho trẻ

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ăn sữa chua. Nhưng mẹ cũng cần biết một số lời khuyên để chọn sữa tốt nhất cho con.

Sữa chua chứa nhiều protein

Trong hai năm đầu đời, điều quan trọng cho trẻ nhỏ là cung cấp các loại thực phẩm đầy đủ protein. Vì chất béo luôn cần thiết để bé phát triển não bộ và cơ thể ở giai đoạn này.

Sữa chua không chứa đường và hương liệu

Nhiều loại sữa chua trên thị trường hiện nay có thêm đường hoặc hương liệu để tăng kích thích vị giác. Tuy nhiên, những chất này đều không tốt cho trẻ dưới 2 tuổi. Mẹ nên lựa chọn loại sữa chua không đường. Nếu muốn tăng hương vị, mẹ có thể trộn sữa chua với trái cây xay nhuyễn hoặc bột yến mạch.

Cho trẻ ăn sữa chua có giới hạn

Giống như tất cả các loại thực phẩm khác, việc sử dụng sữa chua cho trẻ cũng nên có giới hạn và liều lượng nhất định. Sữa đã được chứng minh là có tác dụng ức chế cơ thể hấp thụ sắt. Vậy nên mẹ hãy đảm bảo rằng bé được dùng sữa chua ở một mức độ có kiểm soát.

Krystyn Parks, một chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cho biết: Mặc dù việc tiêu thụ nhiều sữa có thể gây nên bệnh thiếu máu. Nhưng nếu bạn điều chỉnh và cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm chứa sắt, thì việc có sữa chua trong chế độ ăn uống thường không phải là vấn đề lớn.

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu dị ứng khi cho bé ăn sữa chua. Nguồn ảnh: happyfamilyorganics

Mẹ cần chú ý các dấu hiệu dị ứng khi cho bé ăn sữa chua. Nguồn ảnh: happyfamilyorganics

Đề phòng các dấu hiệu dị ứng sữa

Sữa là một trong những thực phẩm gây dị ứng hàng đầu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, khi cho trẻ ăn sữa chua, mẹ hãy để ý các dấu hiệu dị ứng. Đặc biệt nếu trước đó bạn chưa cho trẻ dùng sữa công thức hoặc bất kỳ chế phẩm sữa nào khác.

Trẻ tập ăn dặm nên cho ăn lần lượt từng loại thực phẩm mới. Nhất là những thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, hải sản. Từ đó, mẹ có thể xác định nguyên nhân cũng như loại trừ thực phẩm gây dị ứng cho bé. Sử dụng sữa và theo dõi bé từ 3 – 5 ngày để xem cơ thể bé có dễ bị dị ứng hay không. Bất kỳ dấu hiệu dị ứng sữa nào cũng cần được theo dõi sát sao.

Sữa chua có thể là lựa chọn tốt cho thực đơn ăn dặm của trẻ, nhưng không phải là thực phẩm được khuyến khích sử dụng đầu tiên. Mẹ hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm an toàn, lành mạnh và ít gây dị ứng được khuyến khích như rau củ, trái cây trước khi cho bé tập ăn sữa chua.

4Bắt đầu cho trẻ làm quen với sữa chua như thế nào?

Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầucho bé ăn sữa chua chính là vào tháng đầu ăn dặm. Trẻ nhỏ thường sẵn sàng cho việc ăn dặm khi đạt được một số mốc phát triển nhất định. Trẻ sẽ có biểu hiện nhìn người lớn khi ăn, mọc răng, có khả năng cầm nắm và tỏ ra thích thú và tò mò về thức ăn. Những phản ứng này thường diễn ra nhiều hơn khi trẻ được 6 tháng tuổi. Lúc này, sữa chua mềm, nhuyễn, dễ nuốt sẽ là một lựa chọn tốt trong thực đơn.

Mẹ hãy chọn một loại sữa chua đầy đủ protein, không đường và tập cho bé ăn bằng thìa. Khi bé lớn hơn, bạn có thể để bé tự xúc. Nếu bạn đang áp dụng chế độ “ăn dặm tự chỉ huy”, hãy thử kết hợp sữa chua với bánh quy mềm hoặc trộn chuối, bơ, táo vào sữa chua để bé thử. Đây cũng là cách để tăng hương vị và chất dinh dưỡng cho cơ thể bé.

Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua chính là vào tháng đầu ăn dặm. Nguồn ảnh: freepik

Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua chính là vào tháng đầu ăn dặm. Nguồn ảnh: freepik

5Lượng sữa chua mà mẹ nên cho bé ăn

Trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm cần được nếm thử thực phẩm đa dạng. Trong năm đầu, bạn nên tập trung vào việc cung cấp cho trẻ nhiều loại thực phẩm với hương vị thay đổi. Điều này sẽ đảm bảo rằng trẻ có thể nhận được đầy đủ và hợp lý các chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu bé thích sữa chua, bạn có thể cho con ăn hàng ngày. Nhưng hãy kết hợp với các loại thực phẩm khác trong ngày để cân bằng dinh dưỡng.

Trẻ có thể thích và có xu hướng lựa chọn chỉ một hoặc một vài loại thực phẩm. Nhưng mẹ sẽ cần cứng rắn hơn trong việc lên thực đơn và nấu cho con.

Thời điểm trên một tuổi, bé sẽ cần lượng chất béo và năng lượng nhiều hơn mỗi ngày. Lúc này, sữa chua có thể trở thành một trong những thực phẩm chính được cung cấp cho bé. Tất nhiên, mẹ vẫn phải kiểm soát liều lượng phù hợp để cơ thể bé hấp thụ tốt các chất khác nhau.

Lượng sữa chua nên cho bé ăn dựa trên độ tuổi:

  • Bé từ 6 đến 12 tháng, chỉ cho bé ăn sữa chua hạn chế và cách ngày
  • Bé từ 1 tuổi đến 2 tuổi, liều lượng sữa chua hợp lý là 473ml – 710ml
  • Bé từ 2 tuổi đến 3 tuổi, sữa chua có thể chiếm 1/4 lượng sữa mỗi ngày của bé.

Bài viết liên quan: Phân của bé có màu lạ, cha mẹ cần đọc ngay bài viết này!

6Từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Sữa chua được biết đến là thực phẩm rất an toàn và lành mạnh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ cần đảm bảo duy trì chế độ ăn sữa chua không đường trong suốt hai năm đầu đời và kiểm soát tình trạng dị ứng của bé thì mẹ hoàn toàn có thể cho sữa chua vào khẩu phần ăn dặm. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mong rằng những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp các mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của con.

Xem thêm:

  • Bật mí 7 kiểu nuôi dạy con cái. Bạn đang là cha mẹ kiểu nào?
  • Khi nào thì nên cho trẻ dùng nước trái cây?
  • Ăn dặm theo cách xay nhuyễn hay BLW?

Thu Phương dịch từ Verywellfamily

1. Milner JA, Allison RG. The role of dietary fat in child nutrition and development: summary of an asns workshop. The Journal of Nutrition. 1999;129(11):2094-2105. doi:10.1093/jn/129.11.2094.

2. Why Formula Instead of Cow’s Milk?. American Academy of Pediatrics. Updated July 2021.

3. Leung AK, Sauve RS. Whole cow’s milk in infancy. Paediatrics & Child Health. 2003;8(7):419-421. doi: 10.1093/pch/8.7.419.

4. Korioth T, Writer S. Added sugar in kids’ diets: How much is too much? American Academy of Pediatrics.

5. Chianese R, Coccurello R, Viggiano A, et al. Impact of dietary fats on brain functions. CN. 2018;16(7):1059-1085. doi:10.2174/1570159X15666171017102547.

6. Fat, Salt, and Sugar: Not All Bad. American Academy of Pediatrics. Updated August 2020.

7. Yogurt. Harvard School of Public Health.

8. Calcium. John Hopkins Medicine.

9. Vitamin D. Center on Disease Control and Prevention. Updated July 2021.

10. Probiotics: What You Need to Know. National Center for Complementary Integrative Health. Updated July 2019.

11. Sung V, D’Amico F, Cabana MD, et al. Lactobacillus reuteri to Treat Infant Colic: A Meta-analysis. Pediatrics.

12. Lynch SR. The effect of calcium on iron absorption. Nutr Res Rev. 2000;13(2):141-158. doi: 10.1079/095442200108729043.

13. Food Allergies. US Food and Drug Administration.

14. Prevention of Allergies and Asthma in Children. American Academy of Allergy & Immunology. Updated September 2020.

15. Starting Solid Foods. American Academy of Pediatrics. Updated March 2021.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Thời điểm “vàng” mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn sữa chua của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *