Thói quen cắn môi tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Thói quen cắn môi tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Thói quen cắn môi có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em, thói quen này tưởng chừng như vô hại nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, cụ thể đó là những nguy hại gì? cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Những thói quen liên quan đến hoạt động của môi gồm: mút môi, cắn môi, liếm môi… ở những lứa tuổi khác nhau thì thói quen này gây ra những ảnh hưởng đến răng hàm, tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe khác nhau. Cùng tìm hiểu nguyên nhân về thói quen cắn môi, tác hại và cách khắc phục thói quen cắn môi.

>> Thói quen liếm môi gây hại như thế nào trong thời tiết lạnh

Nguyên nhân của thói quen cắn môi?

Thói quen cắn môi tưởng vô hại nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Thông thường nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ có thói quen cắn môi mỗi khi cảm thấy căng thẳng hay lo lắng điều gì, thậm chí hành động cắn môi của họ diễn ra hoàn toàn trong vô thức mà họ không hề hay biết hay tự chủ được.

Một số người lại xem cắn môi như hoạt động giải trí cá nhân, hay có người lại cắn môi để có cảm giác thích thú cho bản thân.

Những tác hại của thói quen cắn môi?

Nếu như cắn môi với tần suất ít thì hành động này tưởng chừng như vô hại. Nhưng nếu như làm thường xuyên thì có thể gây khiến môi khô, bong tróc, hình thành các vết loét và bội nhiễm. Theo bác sĩ da liễu Whitney Bowe tại New York: “các men tiêu hoá có trong nước bọt rất dễ len lỏi vào da môi và dẫn tới viêm niêm mạc môi, khiến đôi môi trở nên khô và xuất hiện những vết nứt

Cắn môi đột ngột có thể là nguyên nhân khiến môi bị vết loét mà dân gian hay gọi là nhiệt miệng.

Những tác hại của thói quen cắn môi?

Trẻ nhỏ cắn môi thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, cụ thể là: răng mọc bị xô lệch nặng hơn có thể gây lệch hàm nhai, tạo vết thương ở môi và vết thương dễ bị nhiễm trùng, phát âm sai, về mặt thẩm mỹ có thể bị hô, hoặc móm…

Cách khắc phục thói quen cắn môi

Một số người khi nhận thức được tác hại của thói quen này thì từ từ họ có thể từ bỏ nó. Tuy nhiên cũng có những người không thể từ bỏ đặc biệt là ở trẻ nhỏ thì nha sĩ có thể sử dụng các khí cụ hỗ trợ như lip bumper để bảo vệ môi.

Nếu như cắn môi quá nhiều khiến môi bị viêm nhiễm thì có thể sử dụng kem dưỡng môi giữ ẩm và kem steroid để bôi giúp môi nhanh chóng phục hồi.

Đối với trẻ nhỏ, nếu như cha mẹ muốn trẻ từ bỏ thói quen cắn môi thì cha mẹ có thể thực hiện như sau:

Cách khắc phục thói quen cắn môi

Nếu trẻ đã biết nhận thức thì cha mẹ nên giải thích và tác hại của việc cắn môi, khuyến khích trẻ từ bỏ thói quen có hại này, đồng thời có thể cho trẻ xem một số hình ảnh về tác hại của việc cắn môi.

Đối với trẻ nhỏ chưa nhận thức được thì cha mẹ có thể dành thời gian chơi cùng bé để bé xao nhãng, quên đi việc cắn môi.

Không quên đưa trẻ đến nha sĩ để được thăm khám thường xuyên.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về thói quen cắn môi và những tác hại của nó. Nếu như bạn hay người thân của bạn có thói quen này thì hãy từ bỏ nó ngay để có cuộc sống khoẻ, đẹp hơn nhé!

Xem thêm:

>> 5 thói quen tốt giúp bạn sống vui khỏe

>> Những thói quen vô tình làm tổn thương mái tóc

>> 5 thói quen giúp người trẻ ngăn ngừa bệnh tim

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *