Những thói quen xấu khi nấu cơm không những lấy hết dưỡng chất mà còn không tốt cho sức khỏe. Cùng nhau điểm qua những thói quen nấu cơm nhiều người mắc phải làm mất chất dinh dưỡng trong cơm
Việt Nam là nước nông nghiệp lúa nước, dẫn tỉ trọng lúa gạo rất cao. Do đó, bữa cơm hằng ngày không thể thiếu cơm. Nhưng bạn có biết những thói quen sẽ lấy hết dưỡng chất trong gạo hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Sử dụng gạo trắng tinh
Hạt gạo trắng thường rất bắt mắt ánh nhìn đúng không? Nhưng trên thực tế những hạt gạo quá trắng là do được xay nát quá kỹ khiến lớp cám – chứa những thành phần dinh dưỡng tốt bị lấy đi. Nên khi dùng gạo này khả năng mắc bệnh tiểu đường rất cao theo 1 nghiên cứu ở Trường Y tế Công cộng Harvard (ở Boston, Mỹ) đã đưa ra: Ăn gạo trắng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. So với những người ăn gạo trắng hơn 2 lần 1 tuần có khả năng bị bệnh tiểu đường cao hơn.
Sử dụng gạo mốc
Đừng vì tiếc rẻ mà bạn lại sử dụng gạo mốc nhé. Khi gạo mốc thì bản thân nó đã tồn tại những vi nấm nằm từ trong thân không thể nào làm sạch được. Thêm nữa, một lưu ý là bạn nên rửa tay thật sạch trước khi vo gạo. Đây là một việc cực quan trọng nhưng hay bị chị em bỏ qua. Trung bình có tới 1500 con vi khuẩn trú ngụ trên lòng bàn tay. Vì thế bàn tay sạch là con đường hạn chế vi khuẩn vào cơ thể thông qua nồi cơm.
Vo gạo quá kĩ
Khá nhiều người có thói quen vo gạo cho đến khi nước trong vì nghĩ như vậy gạo mới sạch. Khi vo gạo quá kĩ bạn vô tình làm một lượng vitamin và khoáng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…biến mất. Bạn chỉ cần cho nước vào và lắc nhẹ để loại bỏ trấu và sạn là được rồi nhé!
Thêm nữa, bạn đừng vo gạo ngay trong lồng nồi cơm điện. Nồi cơm điện thường được tráng 1 lớp chống dính bảo vệ. Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến bề mặt bảo vệ bị trầy xước hơn nữa là cực kỳ nguy hiểm với nồi có lớp chống dính bị bong tróc. Bạn nên vo gạo bằng rá sau đó cho vào nồi cơm và bật nút nhé!
Nấu cơm bằng nước lạnh
Nếu bạn có thói quen này thì bỏ ngay đi nhé! Việc sử dụng nước lạnh để nấu cơm sẽ khiến hạt gạo bị trương nở, các chất dinh dưỡng từ đó mà đi ra. Bạn nên thay bằng nước ấm hoặc nước sôi sau khi vo gạo để giữ nguyên các dưỡng chất bên trong hạt gạo và giúp cơm dẻo hơn nữa đấy.
Để cơm chín quá lâu mới sử dụng
Vì bận rộn mà nhiều người có thói quen cắm nồi cơm từ sáng để dùng cho bữa trưa. Tuy nhiên, bạn có biết điều này làm “chất lượng” nồi cơm giảm đi trông thấy không? Cơm sẽ không còn tơi xốp và ngọt như mới chín. Theo chuyên gia cơm nấu chín khoảng 10-15 phút là có thể sử dụng rồi đấy!
Mở nắp nồi ngay khi nồi vừa chuyển sang chế độ giữ ấm
Khi nồi cơm điện mới chuyển sang chế độ giữ ấm, bạn không nên mở nắp nồi ra ngay, bởi cơm sẽ bị nhão. Nếu bạn muốn mở nắp nồi, xới cơm, hãy đợi tầm 10 phút sau khi nồi chuyển qua chế độ giữ ấm, đảm bảo cơm lúc này sẽ thơm ngon, hấp dẫn như bạn mong muốn đấy.
Không xới tơi cơm trước khi ăn
Trước khi ăn cơm, chị em nên xới cơm, không phải xới một góc của nồi cơm mà xới nguyên nồi, lúc cơm mới chín, hạt cơm khi xới sẽ tơi nhanh, khi ăn sẽ ngon hơn. Còn nếu xới cơm khi cơm đã nguội thì rất khó xới mà xới lúc này, cơm cũng không tơi, ăn mất ngon.
Nấu cơm không khó nhưng nấu cơm ngon không phải là một chuyện dễ dàng với những người thiếu kinh nghiệm. Bạn nếu đang buồn bực vì nấu cơm mãi không ngon, bổ, hãy tham khảo mẹo này và tránh xa các sai lầm này nhé.
Có thể bạn quan tâm:
>> Những sai lầm cần tránh khi nấu cơm
>> Mẹo nấu cơm ngon bằng bếp ga
>> Bí quyết nấu cơm tấm thơm ngon bằng nồi cơm điện
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH