Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Tình trạng dư thừa estrogen diễn ra ở cả nam và nữ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại về sinh lý lẫn tâm lý và đời sống cá nhân của người bệnh.

Thừa estrogen xuất hiện khá phổ biến nhưng rất ít người hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa căn bệnh này. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu sâu hơn về tình trạng thừa estrogen qua những tư vấn chuyên môn từ Tiến sĩ, Bác sĩ Từ Thành Trí Dũng – Trưởng khoa Khoa Nam học – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh nhé!

Thừa estrogen là gì?

Khi cơ thể hấp thụ quá nhiều estrogen khiến nồng độ hormone này trong cơ thể tăng cao hoặc khi nồng độ các hormone progesterone, testosterone giảm xuống, tình trạng này được gọi là thừa estrogen.

Estrogen là hormone sinh dục nữ nhưng vẫn xuất hiện trong cơ thể nam giới, tuy nhiên lượng estrogen ở nữ giới sẽ luôn cao hơn. Đây là loại hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt, ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản đối với phái nữ. Ở phái nam, estrogen cũng không kém phần quan trọng đối với chức năng sinh dục.

Thừa estrogen là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừaThừa estrogen

Vậy nên tình trạng dư thừa estrogen ở cả nữ lẫn nam giới đều sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên tâm sinh lý, tiền đề làm tăng nguy cơ xuất hiện các bệnh lý nghiêm trọng như đột quỵ, đau tim, ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tuyến giáp,..

Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa estrogen

Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa estrogenNguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa estrogen

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa estrogen xảy ra ở nam lẫn nữ giới, song có 4 nguyên nhân chính thường gặp:

  • Sự tăng cường sản sinh estrogen hoặc sụt giảm sản sinh các loại hormone khác như testosterone, progesterone, dẫn đến tỉ lệ các hormone sinh dục trong cơ thể bị mất căn bằng.
  • Ảnh hưởng bởi tác dụng của thuốc. Một trong những phương pháp chữa trị triệu chứng mãn kinh là liệu pháp thay thế estrogen, tác dụng phụ của liệu pháp này có khả năng làm tăng lượng estrogen. Một số thuốc khác như kháng sinh, thảo dược, phenothiazin hoặc biện pháp tránh thai nội tiết cũng có thể khiến nồng độ estrogen tăng cao.
  • Gia đình bệnh nhân có tiền sử gặp phải tình trạng estrogen cao.
  • Béo phì, khối u buồng trứng, bệnh lý về gan cũng là một trong nhiều nguyên nhân khiến nồng độ estrogen tăng cao.

Dấu hiệu dư thừa estrogen

Dấu hiệu ở nữ giới

Dấu hiệu dư thừa estrogen ở nữ giớiDấu hiệu dư thừa estrogen ở nữ giới

  • Cảm giác đau, sưng, có khối u xơ trong ngực
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều, những triệu chứng tiền kinh nguyệt gia tăng
  • Tâm trạng không ổn định, dễ bất an, hoảng loạn
  • Rụng nhiều tóc
  • Trí nhớ suy giảm
  • Xuất hiện tình trạng đầy hơi
  • Tăng cân, nhiều nhất ở vùng hông, eo
  • U xơ tử cung
  • Khó ngủ hoặc thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ, rũ rượi
  • Bàn tay, bàn chân lạnh

Dấu hiệu ở nam giới

Dấu hiệu dư thừa estrogen ở nam giớiDấu hiệu dư thừa estrogen ở nam giới

  • Vô sinh: Estrogen là hormone chịu trách nhiệm một phần vai trò sản xuất tinh trùng khỏe mạnh giúp tăng khả năng thụ thai. Nếu nồng độ estrogen tăng cao, chất lượng tinh trùng có nguy cơ giảm và sẽ dẫn đến vấn đề về năng lực sinh sản, đặc biệt là vô sinh.
  • Kích thước vú tăng: Estrogen có khả năng kích thích sự phát triển các mô ở vú, khiến ngực của nam giới bị thừa estrogen sẽ to lớn hơn.
  • Rối loạn cương dương: Lượng estrogen trong cơ thể cao có nguy cơ gây ra nhiều khó khăn cho nam giới trong việc cương cứng dương vật.

Những biến chứng nguy hiểm

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, thừa estrogen còn khiến nguy cơ phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

  • Bệnh về tuyến giáp
  • U vú lành tính, ung thư vú
  • Ung thư buồng trứng
  • Xuất hiện những cục máu đông
  • Đau tim, đột quỵ
  • Bệnh tâm lý, trầm cảm

Cách điều trị tình trạng thừa estrogen

Cách điều trị tình trạng thừa estrogenCách điều trị tình trạng thừa estrogen

Một số cách thức thường được dùng để điều trị thừa estrogen:

  • Dùng thuốc có khả năng làm giảm nồng độ estrogen
  • Thay đổi chế độ ăn uống: Kiểm soát nồng độ estrogen thông qua việc cải thiện chế độ ăn uống như giảm các món nhiều chất béo, ăn thực phẩm giàu chất xơ.
  • Giảm cân đối với người bệnh có dấu hiệu thừa cân, béo phì.
  • Thay đổi đơn thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị thay thế, nếu bác sĩ nhận thấy loại thuốc đang dùng khiến nồng độ estrogen của bệnh nhân tăng cao.
  • Trong trường hợp bệnh nhân mắc phải ung thư buồng trứng, bác sĩ có thể đề xuất cắt bỏ buồng trứng để loại bỏ cơ quan sản xuất lượng lớn estrogen trong cơ thể. Điều này cũng có thể áp dụng với bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng.

Cách phòng ngừa tình trạng thừa estrogen

Ăn nhiều rau củ, trái cây

Ăn nhiều rau xanh, trái câyĂn nhiều rau xanh, trái cây

Rau củ, hoa quả tươi là nguồn cung giúp cân bằng lượng estrogen tự nhiên trong cơ thể, cải thiện tình trạng thừa estrogen. Một số loại rau quả như xoài, nho, táo, dâu tây, việt quốc, cam, chuối, kiwi, bưởi, khoai lang, mướp, khoai tây, hành tây, cà rốt, dầu olive,.. là những loại bạn nên bổ sung để cân bằng lượng estrogen trong cơ thể.

Hạn chế thịt đỏ

Những loại thịt đỏ chứa nhiều protein có nguy cơ khiến estrogen tăng cao, cụ thể:

  • Thịt đỏ tươi sống: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu,..
  • Thực phẩm đóng gói: Xúc xích, thịt xông khói, thịt đông lạnh,..
  • Một số loại thực phẩm tinh chế và nhân tạo: Bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh gato, nước có gas, bánh ngọt,..

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Sử dụng ngũ cốc nguyên hạtSử dụng ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào giúp tăng khả năng hấp thụ cholesterol (tiền thân estrogen) giúp hạn chế những tác động chuyển hóa từ mô mỡ thừa, từ đó cân bằng lượng estrogen đồng thời ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như ung thư.

Kiểm soát cân nặng

Thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày một cách khoa học, hợp lý giúp bạn cân bằng nội tiết tố, bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng thừa estrogen, cụ thể:

  • Ngủ đủ 6 – 8 giờ mỗi ngày, thiết lập đồng hồ sinh học cho cơ thể
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Vận động ít nhất 30 phút/ngày với những bài đơn giản như đi bộ, thiền, yoga, đạp xe, chạy bộ,..

Loại bỏ chất kích thích khỏi cuộc sống hằng ngày

Loại bỏ chất kích thích khỏi cuộc sống hằng ngàyLoại bỏ chất kích thích khỏi cuộc sống hằng ngày

Thức uống có cồn như rượu, bia,..và thuốc lá là những nguyên nhân gây trầm trọng thêm tình trạng mất cân bằng lượng estrogen trong cơ thể. Để giữ nồng độ estrogen luôn ở mức phù hợp, việc tránh xa những chất gây nghiện, chất kích thích có hại là vô cùng cần thiết.

Bên cạnh đó, bổ sung dưỡng chất từ sữa chua, sữa tươi, nước ép, sinh tố là điều thiết yếu để có được cơ thể khỏe mạnh.

Hy vọng những thông tin trên có thể giải đáp cho bạn những thắc mắc về tình trạng thừa estrogen. Đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để đón nhận nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Chọn mua khẩu trang tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bảo vệ sức khỏe bản thân nhé:

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *