Thuốc chống say xe là gì? Các loại thuốc chống say xe phổ biến

Thuốc chống say xe là gì? Các loại thuốc chống say xe phổ biến

Say xe là triệu chứng thường gặp ở một số người, việc dùng thuốc say xe là cách đơn giản để giảm say xe. Vậy thuốc chống say xe là gì, có an toàn không? Cùng tìm hiểu nhé!

Say xe là tên gọi chung của tình trạng mà nhiều người gặp phải như mệt mỏi, nôn ói, đổ mồ hôi lạnh,…mỗi khi đi xe, đi tàu, máy bay hay các phương tiện di chuyển khác.

Cách giảm say tàu xe hiệu quả được mọi người sử dụng là dùng thuốc chống say xe. Tuy nhiên bạn có hiểu rõ thuốc chống say xe là gì và nên uống khi nào không? Nếu không thì hãy cùng tìm hiểu với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!

Thuốc chống say xe là gì?

Thuốc chống say xe là loại thuốc có chứa các thành phần đặc hiệu giúp người thường xuyên bị say xe giảm được các biểu hiện như nôn ói, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ,…Tuy nhiên, cách sử dụng và liều lượng dùng thuốc chống say xe sẽ tùy thuộc vào đối tượng cũng như khả năng đáp ứng thuốc.

Thuốc chống say xe là gì? Các loại thuốc chống say xe phổ biếnThuốc chống say xe

Nguyên nhân say tàu xe

Khi bạn di chuyển trên các phương tiện giao thông, não của bạn vẫn sẽ nhận được các tín hiệu di chuyển bởi các bộ phận trên cơ thể truyền đến như mắt, khớp, cơ, vùng tai trong,…tuy nhiên chúng lại trái ngược nhau, không nhất quán, dẫn đến não không thể phân biệt được rằng bạn đứng yên hay đang di chuyển. Chính vì vậy mà khiến bạn bị buồn nôn, chóng mặt khi đi tàu xe.

Để dễ hiểu hơn thì bạn có thể hình dung khi mình đang đi tàu, 2 bộ phận là mắt và tai trong sẽ thông báo đến não rằng bạn di chuyển, nhưng cơ xương khớp lại không như vậy, chúng sẽ cảm nhận cơ thể đang đứng yên. Chính vì sự tiếp nhận lẫn lộn này của não sẽ khiến bạn bị say xe.

Nguyên nhân say tàu xeNguyên nhân say tàu xe

Bên cạnh đó, nguyên nhân say xe có thể do hệ thống tiền đình, một hệ thống liên quan đến sự phối hợp của các bộ phận trên cơ thể và sự thăng bằng. Khi hệ thống tiền đình bị ảnh hưởng thì cũng khiến não bị lẫn lộn thông tin và khiến bạn có cảm giác say xe.

Các loại thuốc chống say xe phổ biến

Thuốc kháng histamin

Bên cạnh việc dùng để điều trị dị ứng, thuốc kháng histamin cũng có tác dụng giảm các triệu chứng say xe. Thuốc này chủ yếu sẽ khiến bạn buồn ngủ để tạm quên đi cảm giác khó chịu do say xe. Tuy nhiên, điểm lưu ý là loại thuốc này không nên dùng cho trẻ em hay dùng tùy tiện.

Thuốc kháng đối giao cảm

Thuốc kháng đối giao cảm chứa hoạt chất scopolamine có khả năng chống say tàu xe khá tốt. Thuốc này sản xuất dưới dạng miếng dán da nên có thể kéo dài thời gian sử dụng lên đến 72 tiếng. Tuy nhiên thuốc này không nên dùng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc chống say xe phổ biếnCác loại thuốc chống say xe phổ biến

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic sản xuất dưới dạng miếng dán ở sau tai, loại thuốc này khi thấm vào cơ thể sẽ cản trở acetylcholine là một chất kích thích tuyến nước bọt hoạt động. Nhờ vậy mà bạn sẽ bớt buồn nôn, nôn ói hay các biểu hiện say xe khác.

Thuốc chống nôn tác động trên hệ tiêu hóa

Đây thực chất là một loại thuốc chống nôn mỗi khi bạn bị rối loạn về tiêu hóa, do hóa trị ung thư hay sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến cáo để dùng giảm say xe.

Nên uống thuốc chống say xe khi nào?

Hầu hết các loại thuốc chống say xe nên được uống trước khi bạn lên tàu, xe hay máy bay. Tùy từng loại thuốc mà thời gian uống trước bao lâu sẽ khác nhau.

Đối với các loại thuốc kháng histamin sẽ cần uống trước khi lên xe 30 phút, miếng dán sau tai dùng trước khi khởi hành tối thiểu 4 tiếng.

Nên uống thuốc chống say xe khi nàoNên uống thuốc chống say xe khi nào

Lưu ý khi dùng thuốc chống say xe

  • Bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ, các hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi uống để đảm bảo an toàn.
  • Bạn không nên dùng nhiều loại thuốc chống say xe cùng lúc hoặc dùng thuốc khi đã uống rượu, bia.
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú cần hạn chế dùng thuốc chống say xe.
  • Thuốc có thể đem đến các tác dụng phụ như hoa mắt, nhìn mờ, khô miệng,…
  • Người bệnh cườm nước không nên dùng thuốc kháng histamin vì sẽ khiến bạn có nguy cơ tăng nhãn áp.
  • Nếu có tiền sử dị ứng với thuốc chống say tàu xe thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể tìm ra phương pháo chống say xe phù hợp.

Lưu ý khi dùng thuốc chống say xeLưu ý khi dùng thuốc chống say xe

Mẹo giảm say tàu xe không dùng thuốc

Để giảm say tàu xe, ngoài việc dùng thuốc thì bạn có thể áp dụng một số cách sau:

  • Nghỉ ngơi đủ giấc trước khi khởi hành.
  • Tập trung nhìn vào 1 đối tượng nhất định.
  • Ưu tiên ngồi ghế trước trên xe, ngồi gần cánh máy hay cửa sổ.
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc.
  • Nên uống thêm nước, ăn nhiều bữa nhỏ.
  • Không ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng.
  • Không đọc sách, xem điện thoại.
  • Nằm ngả đầuvà nhắm mắt khi di chuyển.

Mẹo giảm say tàu xe không dùng thuốcMẹo giảm say tàu xe không dùng thuốc

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tự nhiên bằng cách sử dụng gừng, bạc hà, dầu gió, bấm huyệt,…để giảm say tàu xe.

Trên đây là một số nội dung cơ bản về thuốc chống say tàu xe cũng như mẹo giảm say tàu xe dành cho bạn tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn!

Nguồn: Tâm Anh Hospital

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *