Thuyết minh đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du hay nhất

Thuyết minh đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du hay nhất
Bạn đang xem: Thuyết minh đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du hay nhất tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Dàn ý thuyết minh đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du:

Mở bài

– Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du

– Giới thiệu về tác phẩm Truyện Kiều và vị trí, nội dung đoạn trích “Trao duyên”

Tham khảo các mẫu: Mở bài Trao duyên trích Truyện Kiều

Thân bài 

– Đoạn trích “Trao duyên” chính là sự trao gửi duyên phận, tình yêu của người này đến cho một người khác.

– 12 câu đầu: Lý lẽ của Thúy Kiều khi nhờ cậy em: 

+ “Cậy”: ở đây là sự nhờ vả mang tính nặng nề, diễn tả sự đớn đau, khó nói của nàng Kiều khi mở lời với em.

+ Thúy Kiều đã sử dụng hai từ “lạy, thưa” đó là lời lẽ, hành động thể hiện cung kính đối với bề trên mình chứ không phải là đối với một người em gái. => Qua đó, cho thấy mức độ việc mà Thúy Kiều muốn nhờ em vô cùng quan trọng.

+ Với lời lẽ đầy nỗi đau đớn, Kiều đã kể về mối tình với chàng Kim.

+ Cụm từ “Đứt gánh tương tư”: thể hiện sự ra đi của Kiều trong bởi chữ hiếu của mình mà mối duyên đẹp đẽ của nàng đã tan vỡ.

+ Để thuyết phục người em gái, Kiều đã dùng đến “tình máu mủ” của mình giữa em.

=> 12 câu thơ đầu đó là diễn biến về tâm trạng của Thúy Kiều đầy sự phức tạp, qua đó thể hiện nàng là một người thông minh và khéo léo. Mỗi lời nói của Thúy Kiều đều đạt đến sự thấu tình đạt lý, đồng thời thấy được sự hy sinh lớn lao với tấm lòng vô cùng hiếu thảo với cha mẹ.

– 14 câu thơ tiếp theo: Thúy Kiều đã dặn dò Thúy Vân và trao lại cho em kỷ vật tình yêu mình: 

+ Các kỷ vật tình yêu của nàng và chàng Kim đã được trao gửi. Tuy đó là kỷ vật đơn sơ nhưng nó đã chất chứa biết tình yêu của nàng.

+ Nàng cũng mong rằng em và Kim Trọng sẽ không quên nàng trao tín vật xong, nàng dự cảm về tương lai của mình, đó là một tương lai chẳng lành khi mà nàng đã dự cảm về cái chết.

– 8 câu thơ cuối: Nỗi lòng đớn đau của Thúy Kiều khi nhớ về mối tình của mình với chàng Kim:

+ Đoạn thơ đã được tác giả chuyển sang lối độc thoại nội tâm.

+ Kiều nhận thức được rõ về bi kịch của bản thân.

+ Thúy Kiều tự nhận bản thân mình đã phụ bạc Kim Trọng. Nàng đã gọi tên chàng Kim trong đau đớn, tâm can nghẹn ngào.

– Kết luận: 

+ Đoạn trích “Trao duyên” đã thể hiện tâm trạng vô cùng đau đớn của nàng Kiều khi phải trao gửi lại mối tình của mình cho Thúy Vân.

+ Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật thông qua biện pháp độc thoại nội tâm và đối thoại ấn tượng, sâu sắc.

Kết bài

– Kết luận lại vấn đề.

– Nêu cảm nhận của bản thân.

Xem thêm các mẫu: Kết bài Trao duyên trích Truyện Kiều

2. Thuyết minh Trao duyên (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du:

Trong nền văn học trung đại nói chung và nền văn học Việt Nam nói chung thì đại thi hào Nguyễn Du là một trong những nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu nhất. “Truyện Kiều” là tác phẩm đã khẳng định và làm nên tên tuổi của ông trong nước và cả quốc tế. Đoạn trích “Trao duyên” được trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”, là một đoạn trích đặc sắc nói về tình yêu và số phận cuộc đời đầy bi kịch của Kiều.

Đoạn trích kể về gia đình Kiều với hoàn cảnh khó khăn, để dẫn đến sự việc Kiều phải trao duyên, phải bán mình để chuộc cha. Nàng đành phải hy sinh mối tình đầu, đành phụ Kim Trọng bởi nàng đã mất đi quyền lựa chọn cuộc đời mình. Nhưng nàng đã tra duyên cho em gái mình là Thúy Vân để thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng. Qua đó cho thấy Thúy Kiều là người trọng tình nghĩa. Kiều đã cố gắng để thuyết phục em gái mình bằng những lời lẽ cùng hành động tháo đáo của mình:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

  Giữa đường đứt gánh tương tư

 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”

“Cậy” là từ ngữ diễn tả sự trông cậy và niềm mong mỏi một cách thiết tha chứ không phải là sự nhờ vả hay nhờ cậy. Cùng với đó nhà thơ cho kết hợp với từ “chịu” khiến người đọc cảm nhận được người nghe được đặt vào hoàn cảnh bắt buộc phải đồng ý. Và Thúy Kiều chính là người đã đặt Thúy Vân vào hoàn cảnh phải chịu đó. Không những thế mà Kiều còn có hành động là mời Vân ngồi lên để mình quỳ lạy và thưa gửi. Hành động đó nhằm thể hiện tấm lòng kính trọng cũng như sự biết ơn đối với ân nhân của mình. Kiều biết rằng đối với em mình thì mối tình của mình và Kim Trọng chỉ là thừa nhưng vì hoàn cảnh nên nàng đành gửi gắm, mặc cho Vân phải gánh nặng ân tình đó do đó mà nàng mới mới có hành động quỳ lạy như để phần nào bù đắp lại cho Vân.

 “Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

  Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Lí do phải trao duyên cho em được Thúy Kiều lí giải rằng do sóng gió đã ập xuống gia đình và để giữ lấy chữ hiếu nên nàng đành phải hy sinh chữ tình cũng như bản thân mình, đồng thời Kiều cũng lấy tình cảm chị em máu mủ ruột thịt để thuyết phục Vân. Và nếu được em đồng ý thì dù có phải bán thân mình hay sống chết oan uổng thì Kiều cũng cam lòng và Vân giống như một ân nhân, ân nghĩa sâu đối với nàng.

“Chiếc vành với bức tờ mây…

   Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

Vân khó có thể từ chối được sau khi Kiều thuyết phục một cách đầy lí lẽ của mình. Vì biết em sẽ khó lòng mà từ chối nên Kiều đang đem hết những kỉ vật của mình và chàng Kim trao cho Vân mặc dù khi đó lòng nàng nặng trĩu và rất đau xót bởi những kỉ vật đó giờ là của người thứ ba. Nàng cũng dặn dò em rằng dẫu mai này có nên vợ chồng với Kim Trọng thì hãy nhớ đến nàng, một người có số phận bạc bẽo và đầy sóng gió. Những từ ngữ “hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài” được Kiều nhắc đến giống như nàng đã dự cảm về số phận của mình đầy gióng gió và thậm chí là cái chết. Lời thề với Kim Trọng dù nàng có chết cũng không bao giờ quên và chỉ mong sau này Kim Trọng sẽ thấu hiển và cảm thông cho nàng.

“Bây giờ trâm gãy gương

 Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân

 Trăm nghìn gửi lạy tình quân

  Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

“Trâm gãy”, “gương tan” là những lời độc thoại của Kiều nhằm ám chỉ mối tình duyên bị tan vỡ và đứt gánh giữa đường. Dù tình yêu có đậm sâu và chung thủy nhưng vì hoàn cảnh số phận éo le nên nàng đành phải phụ tình và không còn cách nào khác cho Kiều.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim Lang!

  Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Câu thơ như tiếng gọi tha thiết cũng như lời xin xin từ tận đáy lòng chả Thúy Kiều với Kim Trọng. Từ “ôi” và “hỡi” mang hai ý nghĩa vừa là tiếng gọi tha thiết đầy yêu thương và cũng vừa là lời than thân trách phận của nàng Kiều, bởi vì Kiều cảm thấy có lỗi với Kim Trọng. Người đọc có thể cảm nhận được tình yêu mà nàng dành cho chàng Kim là rất tha thiết và đậm sâu. Người đọc có thể cảm nhận được một tấn bi kịch của tình yêu cũng như một số phận bất hạnh của Thúy Kiều một cách cực kỳ sâu sắc sau khi phân tích đoạn trích “Trao duyên”. Và đây cũng là một trong những trích đoạn thể hiện cho tài năng miêu tả nội tâm nhân vật rất xuất sắc của nhà thơ Nguyễn Du.

Xem thêm bài: Phân tích đoạn trích Trao duyên của Nguyễn Du

3. Thuyết minh đoạn trích Trao duyên trong Truyện Kiều:

“Truyện Kiều” là một kiệt tác vĩ đại của trong nền văn học Việt Nam. Trong đó, cái nhìn về nhân đạo và hiện thực của Nguyễn Du về số phận con người nhất là số phận hồng nhan bạc phận của nàng Kiều đã được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích “Trao duyên”. Đồng thời đoạn trích còn là tiếng khóc xót thương, đớn đau được gợi ra từ một hoàn cảnh vô cùng bất hạnh, éo le về “tình chị duyên em”.

Kim Trọng đã phải về hộ tang người chú tại Liêu Dương sau đêm đã thề nguyền với Thúy Kiều. Lúc ấy, thằng bán tơ đã vu oan cho gia đình của Kiều, tất cả gia sản bị cướp hết, Vương Ông và Vương Quan thì bị hành hạ. Đứng trước hoàn cảnh gia biến, Kiều đã buộc phải bán mình để chuộc lại cha. Trước ngày Kiều phải đi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ cậy em thay mình tiếp nối mối tình với Kim Trọng đang dang dở. Mở đầu đoạn trích đó là những lời lẽ của Thúy Kiều nhờ cậy em thay mình trả lại tình nghĩa cho chàng Kim:

“Cậy em em có chịu lời

  Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Người đọc có thể thấy cách sử dụng ngôn ngữ đã đạt đến sự thành công Nguyễn Du. “Cậy” với âm điệu của thanh trắc gợi ra sự quằn quại, giằng xé đến nặng nề trái hẳn với việc “nhờ”. Từ “cậy” mang một hàm nghĩa sâu sắc, tha thiết, có sự hi vọng gửi gắm, nương tựa, tin tưởng mối quan hệ máu mủ ruột thịt của tình chị em. Từ “chịu” đã diễn tả sự ép buộc, không nhận lời thì cũng không được. Trong câu thơ thứ hai với động từ “lạy” và “thưa” đã thể hiện một thái độ kính trọng của Kiều đối với người ở bề trên mình. Thúy Kiều là chị của Thúy Văn nhưng trong cuộc “trao duyên” mối quan hệ đó đã hoàn toàn bị đảo ngược, Kiều tự nhận sự thua thiệt đến xót xa. Lúc này, chữ hiếu đã đè nặng lên vai của nàng Kiều và đó đã là một niềm lo lắng đến khôn nguôi của nàng với bổn phận làm con phải phải làm tròn chữ hiếu đền ơn sinh thành nuôi dưỡng. Những câu thơ kế tiếp là những lời lẽ vô cùng thuyết phục:

           “Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non”

Tình yêu của Kiều với chàng Kim vừa chớm nở đã phải rơi vào tình cảnh éo le, chịu cảnh ngộ đứt quãng, dang dở bởi gia đình Kiều đã gặp phải “sóng gió bất kì”. Tâm trạng qua từng lời oán thương, đau đớn, giằng xé tâm can. Một bên là bên tình còn một bên là bên hiếu đang chờ sự chọn lựa chọn của Kiều. Nàng không thể bỏ cha mà chỉ còn cách bán lấy mình để cứu lấy gia đình thoát khỏi cơn sóng gió. Kiều hiểu rõ em phải chịu sự thiệt thòi nên nàng đã tha thiết van nài em, hi vọng dùng mối quan hệ ruột thịt để trả nghĩa Kim Trọng. Niềm thề nguyện xưa kia giờ đây chỉ còn biết tin tưởng cậy nhờ vào tình máu mủ ruootk già để thay thế. Để rồi đằng sau lời lẽ đầy lí trí của một người con hiếu thảo kia là dự cảm không lành ở tương lai:

“Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suốt hãy còn thơm lây”

Mối duyên với chàng Kim phải từ bỏ chẳng khác nào Kiều phải từ bỏ cuộc sống của bản thân. Kiều đã nghĩ đến cái chết, nàng nhận thức được bi kịch tình yêu của chính mình. Những câu thơ tiếp theo Kiều trao lại những kỷ vật tình yêu ấm áp cho nơi em:

“Chiếc vành với bức tờ mây,

Duyên này thì giữ vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

Có thể thấy rằng dường như trong tâm can Kiều có gì đó vẫn còn lưu luyến, không nỡ xa cách. Nàng đã nhờ em thay mình nối tiếp mối tình với Kim Trọng nhưng những kỉ vật ngày xưa hiện đang là của chung nhau. Kiều không thể từ bỏ được kỷ niệm ấm áp ấy cũng như việc không thể nào từ bỏ được tình yêu sâu sắc của mình. Kiều đã để bản thận nhận hết tất cả sự đau đớn, xót xa của một đời người hồng nhan bạc mệnh bởi đó là số phận mà nàng phải mang. Những câu thơ tiếp theo diễn ra với mạch tự sự thể hiện một bi kịch trong tình yêu:

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này.

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề,

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời

Dưới xin giọt nước cho người thác oan”

Thúy Kiều đã tưởng tượng tình cảnh của bản thân ở trong tương lai. Hình ảnh của “lò hương”, “ngọn cỏ lá cây”,…… gợi ra một cuộc sống ở thế giới bên kia vô cùng lạnh lẽo. Nhịp thơ nghẹn ngào, chậm rãi tựa như tiếng than khóc cố nén lại trong lòng để không bật thành tiếng. Sau khoảng thời gian trao gửi tình duyên của mình thì giờ là lúc Kiều đối diện với hiện thực:

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể sao cho xiết muôn vàn ái ân!

Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi!

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Thúy Kiều chuyển sang độc thoại nội tâm với nhận thức thực tại đầy đau đớn thể hiện qua hai tiếng “bây giờ”. Còn điều gì có thể xót xa, đau đớn hơn, số phận Kiều. Nàng nhận hết về bản thân tất cả thiệt thòi để gửi gắm sự tạ tình thiết tha và “Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Dường như lúc này nàng muốn buông xuôi hết tất cả, muốn mặc kệ số phận, sự dày vò ấy tạo ra tiếng than khóc nghẹn ngào:

“Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Tiếng gọi Kim Trọng được lặp lại đến hai lần thể hiện sự thiết tha nhưng cũng đầy tuyệt vọng. Câu thơ ngắt nhịp 3/3 tựa như tiếng nấc của nàng Kiều để rồi nàng oán trách mình ở câu sau. Kiều nghĩ đến những người khác và quên đi nỗi đau của chính bản thân mình, Nguyễn Du đã ban tặng cho Thúy Kiều một đức hy sinh cao quý.

Đoạn trích đã sử dụng nghệ thuật miêu tả một cách tinh tế khi miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Thúy Kiều. Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được sự hy sinh, tình yêu cũng như số phận bạc mệnh của nàng Kiều. Đồng thời cho thấy Thúy Kiều vừa là một con người thủy chung sâu sắc vừa là một người con vô cùng hiếu thảo. Nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm đã lấy đi biết bao nhiêu nước mắt cũng như sự thương cảm của độc giả. Qua đó, càng khẳng định tài năng bậc thầy của Nguyễn Du, có thể hiểu tại sao người đời gọi kiệt tác “Truyện Kiều” là một hòn ngọc quý hiếm không thể nào đổi một chi tiết nào.

4. Sơ đồ tư duy thuyết minh đoạn trích Trao duyên chuẩn nhất:

Mẫu số 1:

Sơ Đồ Tư Duy Truyện Kiều Trao Duyên

Mẫu số 2:

Trao Duyên Sơ Đồ Tư Duy Ngắn Gọn