1. Dàn bài thuyết minh về chiếc xe đạp kèm dàn ý chọn lọc hay nhất:
1.1. Mở bài:
Giới thiệu về chiếc xe đạp: Xe đạp là vật dụng rất cần thiết và hữu ích đối với mọi người trong cuộc sống của chúng ta.
1.2. Thân bài:
Lịch sử, nguồn gốc về chiếc xe đạp:
– Năm 1790, Chiếc xe đạp đầu tiên xuất hiện ở Châu Âu, được làm bằng gỗ, tuy nhiên, không thể chuyển hướng được.
– Năm 1813, một người Đức làm cho xe có thể đổi hướng được.
– Năm 1869, chiếc xe đạp được khung gỗ được thay bằng khung thép.
– Năm 1880, một học sinh người Anh đã chế tạo ra chiếc bánh xe bằng cao su.
– Năm 1920, người ta có thể dùng hợp kim để chế tạo khung xe.
– Năm 1973, chiếc xe đạp địa hình được chế tạo ở Mĩ.
Cấu tạo chính của chiếc xe đạp:
Gồm 6 bộ phận chính:
– Hệ thống truyền lực
– Hệ thống chuyển động
– Hệ thống lái
– Hệ thống phanh
– Khung chịu lực
– Yên xe
Công dụng của chiếc xe đạp:
Xe đạp là một phương tiện rất thuận tiện để sử dụng trên một đoạn đường ngắn hay tập thể dục.
Sử dụng xe đạp thân thiện với môi trường môi trường, bởi động cơ được chuyển động bằng sức người.
Ngày xưa, trước khi các phương tiện giao thông hiện đại ra đời, chiếc xe đạp được dùng để vận chuyển lương thực, thực phẩm trong chiến tranh.
1.3. Kết bài:
Nêu cảm nghĩ của em về chiếc xe đạp:
– Xe đạp là phát sinh vĩ đại của cuộc sống, rất hữu ích cho cuộc sống và môi trường
– Xe đạp giúp chúng ta bảo vệ môi trường.
2. Dàn bài thuyết minh về chiếc xe đạp kèm dàn ý chọn lọc ấn tượng nhất:
2.1. Mở bài:
– Xe đạp là phương tiện giao thông tiện lợi, vừa tiết kiệm, vừa giúp bảo vệ môi trường.
– Xe đạp xuất hiện nhiều nơi trên thế giới.
2.2. Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ:
Năm 1790, phát minh về chiếc xe đạp đầu tiên xuất hiện châu Âu được chế tạo bằng gỗ.
Năm 1973, đã có sự cải tiến vượt bậc, ở Mỹ chiếc xe đạp địa hình đầu tiên đã được chế tạo.
Cấu tạo:
Xe đạp gồm có các bộ phận chính:
– Hệ thống truyền động: khung xe, bàn đạp, trục giữa, ổ bi giữa, xích, đĩa, bánh trước, bánh sau,… được thiết kế tạo thành một vòng liên tiếp chuyển động, tạo ra sự di chuyển của bánh xe.
– Hệ thống điều khiển: ghi đông và bộ phanh.
+ Ghi đông giúp xe có thể di chuyển theo hướng trái phải.
+ Bộ phanh: tay phanh, dây phanh và má phanh với mục đích giúp chiếc xe dừng lại,
– Hệ thống chuyên chở: yên xe, giỏ đựng đồ, giá chở hàng,…
– Các bộ phận phụ: chuông, chắn bùn, chân chống,… giúp chiếc xe hoàn thiện hơn
2.3. Kết bài:
– Xe đạp sử dụng như là phương tiện đi lại với giá thành rẻ.
– Xe đạp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, được xem là phương tiện thân thuộc với con người trong hoạt động thể chất.
3. Dàn bài thuyết minh về chiếc xe đạp kèm dàn ý chọn lọc ý nghĩa nhất:
3.1. Mở bài:
Giới thiệu về chiếc xe đạp
3.2. Thân bài
Lịch sử ra đời:
Xe đạp đầu tiên xuất hiện tại Đức, do Baron Karl von Drais phát minh vào năm 1817.
Qua bao thời gian, chiếc xe đạp ngày càng được cải tiến một cách gọn nhẹ hơn, thuận tiện hơn rất nhiều.
Cấu tạo:
Xe đạp được cấu thành từ nhiều bộ phận: Khung xe, hai bánh xe, bàn, trục quay, đạp, xích, dĩa, tay lái, phanh, tay lái, yên xe…
Chất liệu: kim loại như thép, sắt, nhôm, … tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.
Phân loại:
Theo công dụng: xe đạp thể thao, xe đạp địa hình,….
Dựa nguyên lý hoạt động có xe đạp thường và xe đạp điện. Ngoài ra, xe còn được phân loại theo các hãng xe của các nhà sản xuất cho ra đời.
Ưu điểm và hạn chế:
– Ưu điểm: Xe đạp được sản xuấ với giá thành không quá cao, người dùng có mức thu nhập thấp cũng có thể sở hữu cho mình một chiếc mà không cần phải quá phân vân hay chần chừ khi mua.
Đây là phương tiện giúp bảo vệ môi trường tốt nhất. Xe đạp giúp tiện lợi trong việc di chuyển ở những con đường nhỏ, ngõ ngách hay các cung đường ngắn.
– Hạn chế: Do cơ chế di chuyển, xe đạp cần dùng sức người do vậy, nếu đi đường xa bằng xe đạp thì rất mệt và tốn nhiều thời gian hơn rất nhiều. Thêm nữa, khả năng chuyên chở bị giới hạn.
3.3. Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa và vai trò của xe đạp.
4. Bài thuyết minh về chiếc xe đạp kèm dàn ý chọn lọc hay nhất:
Xe đạp gần gũi quen thuộc và là phương tiện giao thông phổ biến trong đời sống. Đây được xem là phương tiện mang lại sự thuận tiện cho việc di chuyển trong quãng đường ngắn.
Xe đạp được cấu tạo bởi một hệ thống cấu trúc khá đơn giản. Cấu tạo của xe đạp gồm ba hệ thống chính: hệ thống truyền động, hệ thống điều khiển và hệ thống chuyên chở. Hệ thống truyền động gồm khung xe, bàn đạp, trục giữa, đĩa ổ líp,…. Khi đi, người điều khiển xe cần ngồi lên yên xe, tay cầm ghi đông, chân đạp đặt vào bàn đạp và dùng sức để đạp nó chuyển động theo trục tròn, bàn đạp làm cho trục xe chuyển động, đĩa chuyển động kéo theo dây xích, làm quay ổlíp và bánh sau, tạo lực đẩy cho xe tiến về phía trước. Đĩa răng cưa có đường kính lớn hơn đường kính ổ líp, số răng cưa của nó nhiều gấp hơn hai lần số răng cưa của ổ líp, khi ổ líp chuyển động làm bánh xe chuyển động theo.
Hệ thống điều khiển gồm ghi đông với hai tay cầm, giúp xe có thể xoay chuyển dễ dàng. Ghi đông vừa là tay lái, vừa giúp ta giữ thăng bằng. Bộ phanh gồm tay phanh, dây phanh truyền sức ép xuống càng phanh. Chúng chuyển động theo cơ chế, khi bóp tay phanh, má phanh ép vào hai bên vành xe, tạo thành lực ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe và xe sẽ chạy chậm hoặc đứng lại. Nhờ bộ phanh, người điều khiển xe đạp có thể điều chỉnh được tốc độ của nó.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, bộ phận đèo hàng hoặc giỏ đựng hàng (nếu có). Yên xe được gắn trên khung xe, là chỗ ngồi của người đi xe. Giỏ đựng hàng gắn ở phía đầu xe, hoặc bộ phận đèo được gắn ở ngay phía bên của bánh sau xe.
Xe đạp phương tiện giao thông tiện lợi trên quãng đường ngắn như di chuyển trên những khung đường hẹp ở trong làng hay trong thành phố nhỏ. Xe đạp chuyển động bằng sức người hầu như không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cơ chế di chuyển của xe được được thực hiện bằng sức người, tác động trực tiếp lên hệ thống chuyển động, do vậy, xe đạp cũng giúp vận động cơ thể tốt cho sức khỏe.
Trong kháng chiến chống Mĩ, chiếc xe đạp cùng lực lượng thanh niên xung phong đã anh dũng trên những cung đường vận chuyển lương thực, vũ khí trên tuyến đường Trường Sơn, góp phần quét sạch quân xâm lược Mĩ ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Dù cuộc sống hiện đại chiếc xe đạp đang dần bị thay thế, nhưng chúng ta vẫn không thể phủ nhận được những công dụng của nó, trong tương lai người dân sẽ sử dụng xe đạp lại nhiều để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm, xe đạp vẫn mãi là phương tiện di chuyển an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng nhất.
5. Bài thuyết minh về chiếc xe đạp kèm dàn ý chọn lọc ý nghĩa nhất:
Chắc hẳn, xe đạp đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong đời sống con người, xe đạp đã có từ rất lâu, được sử dụng phổ biến trước đây. Ngày nay, khi khoa học công nghệ hiện đại hơn, những chiếc xe với nhiều kích cỡ ra đời với những thiết gọn nhẹ, dễ di chuyển, có thể sử dụng để rèn luyện thể dục, thể thao.
Xe đạp có nguồn gốc từ châu Âu. Nó được phát minh lần đầu tiên tại Đức, tuy nhiên, ban đầu, phát minh này có hình dạng khá lớn được làm bằng khung gỗ khá kỳ công và di chuyển thường mất nhiều sức. Đến năm 1973, người Mỹ đã cho ra đời một thiết kế đầu tiên – chiếc xe địa hình với những ưu điểm và đặc tính của thiết kết hiện nay. Đây là dòng xe nhẹ nhàng, có thể di chuyển được trên nhiều cung địa hình. Cho đến nay, mặc dù chiếc xe đạp đã trải qua nhiều lần cải tiến, thay đổi về cấu tạo và tính năng của nó với nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp cho mọi độ tuổi và giới tính, màu sắc cũng đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Một chiếc xe đạp hoàn thiện bao gồm ba bộ phận chính là bộ phận truyền động, hệ thống điều khiển và bộ phận chuyên chở. Hệ thống truyền động sẽ có khung xe, trục giữa, dây xích, đĩa ổ líp,.. tạo thành một hệ thống chuyển động. Khi di chuyển, tác động của sức người trực tiếp lên bàn đạp giúp trục xe chuyển động, đĩa và dây xích chuyển động làm ổ líp và bánh xe sau cũng di chuyển giúp xe di chuyển về phía trước.
Hệ thống điều khiển gồm có ghi đông và phanh. Ghi đông đảm nhận nhiệm vụ xác định phương hướng và giúp người lái điều khiển theo hướng mong muốn. Bộ phanh gồm có tay phanh, dây phanh và má phanh có tác dụng giúp xe dừng khi cần thiết. Chúng hoạt động theo cơ chế, khi có một lực tác động bóp chặt phanh, dây phanh sẽ kéo má phanh, bánh xe dừng quay.
Hệ thống chuyên chở gồm yên xe, giỏ xe và yên sau xe, có tác dụng vận chuyển đồ. Giỏ xe được gắn vào phần trước, phần yên xe được gắn trên phần bộ phận đạp, giúp người điều khiển có tư thế thoải mái khi đạp xe.
Ngày nay, xe đạp là một trong những phương tiện được khuyến khích sử dụng, bởi đây là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay. Dù cuộc sống mới đã có nhiều phương tiện di chuyển mới thay thế, mang lại hiệu quả chuyên chở cao hơn, nhưng xe đạp vẫn vẹn nguyên giá trị của mình.