Liệu bạn có biết một số lá cây có thể giúp chữa bệnh tiểu đường hay không? Hãy cùng tìm hiểu với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Tiểu đường là một căn bệnh khá thường gặp trong cuộc sống xã hội ngày nay. Ngoại trừ các cách chữa bệnh thông thường theo ý kiến của bác sĩ thì các phương thuốc dân gian bằng lá cây có khả năng hỗ trợ cũng được các chuyên gia khuyên dùng. Cùng đi tìm hiểu với truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nào.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tiểu đường nên uống lá gì?
Lá dứa
Lá dứa là một loại lá quen thuộc đối với người dân Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á, thường được dùng để tạo mùi thơm và màu sắc cho món ăn thêm thơm ngon. Ngoài ra, nó còn được chỉ ra là có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh tiểu đường.
Theo nghiên cứu được thực hiện trên 30 người lớn khỏe mạnh đã chỉ ra những người sử dụng lá dứa trong thời gian dài có lượng đường huyết ổn định hơn so với người không sử dụng.
Cách sử dụng:
Bước 1 Lấy một nắm lá dứa và rửa sạch, để ráo
Bước 2 Cắt nhỏ lá dứa và đun với 2,5 lít nước. Đun đến khi còn 2 lít nước thì tắt bếp
Bước 3 Chia thành nhiều lần uống trong ngày và uống trước khi ăn khoảng 20 phút
Dây thìa canh
Dây thìa canh giúp ngăn chặn quá trình hấp thu đường và thúc đẩy khả năng sinh sản insulin tự nhiên trong cơ thể, hỗ trợ ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng khả năng kháng viêm và kháng khuẩn.
Cách thực hiện
Bước 1 Đem dây thìa canh đi rửa sạch và để ráo nước
Bước 2 Mang đi sấy khô hoặc xay thành bột mịn, sử dụng khoảng 10g và nấu với 2 lít nước
Bước 3 Chia thành nhiều lần uống trong ngày và nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút
Tuy nhiên, việc thường xuyên sử dụng dây thìa canh cũng có thể khiến cơ thể bị hạ đường huyết và buồn nôn, chóng mặt,…Vì vậy, cần sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Lá ổi
Theo nhiều nghiên cứu, chiết xuất từ lá của cây ổi có khả năng ức chế enzyme alpha-glucosidase giúp chuyển hóa tinh bột thành đường đơn, kiểm soát lượng đường huyết. Hơn hết, trà lá ổi còn được Nhật Bản xem xét là một loại Thực phẩm Chăm sóc sức khỏe được chỉ định và sử dụng.
Cách thực hiện
Bước 1 Chuẩn bị khoảng 100g lá ổi non và rửa sạch, để ráo
Bước 2 Mang đi sắc và nấu với 2 lít nước
Bước 3 Chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Lá sầu đâu
Lá sầu đâu hay còn được gọi là lá neem, được biết nhiều trong y học khi có khả năng kháng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, lá còn chứa nhiều hợp chất giúp ngăn chặn quá trình hấp thu đường của cơ thể, giảm nguy cơ gây xơ vữa động mạch từ bệnh tiểu đường.
Cách thực hiện
Bước 1 Đem 5-10g lá sầu đâu tươi đi rửa sạch và mang lá đi phơi cho đến khi héo
Bước 2 Mang lá đi nấu với khoảng 2 lít nước lọc
Bước 3 Chia thành nhiều lần uống trong ngày
Lá cây mật gấu
Lá cây mật gấu là loại lá thường được Đông y sử dụng do chúng giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Theo các nghiên cứu từ dược lý, đây là loại lá có khả năng kiểm soát tiểu đường type 2 tốt. Bên cạnh đó, lá cây mật gấu còn công hiệu trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, chống viêm và giảm cholesterol.
Cách thực hiện
Bước 1 Lấy khoảng 5g lá mật gấu rửa sạch và ngâm với nước muối loãng
Bước 2 Đem lá đi nấu chung với nước ấm và hãm trong bình giữ nhiệt
Bước 3 Chia nước thành 2 lần uống vào buổi sáng và tối trong ngày
Một số lưu ý khi dùng lá cây chữa bệnh tiểu đường
- Cần phải sử dụng trong thời gian dài để thấy hiệu quả
- Cần có sự tư vấn từ bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn
- Các loại thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ, không được tự ý từ bỏ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
- Khi muốn sử dụng kết hợp cả 2 loại, cần có sự đồng ý từ chuyên gia
Bài viết trên là những thông tin về cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây và các lưu ý. Mong bài viết sẽ hữu ích và đừng quên theo dõi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để có thêm nhiều kiến thức nữa nhé!
Nguồn: Hellobacsi.com
Chọn mua trái cây tươi ngon tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn