Bạn đang xem bài viết: Tìm hiểu 11 tác dụng của dầu tràm với sức khỏe của trẻ sơ sinh tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Dầu tràm là loại tinh dầu lành tính với độ tự nhiên lên tới 100%, nhiều gia đình có em bé đều đang sử dụng. Vậy dầu tràm có những công dụng gì? Bài viết này truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ mách bạn những tác dụng thần kì của dầu tràm với trẻ sơ sinh nhé!
1Kháng khuẩn
Dầu tràm là loại tinh dầu tự nhiên, được chiết xuất từ lá và cành của cây Melaleuca Alternifolia, nguồn gốc từ miền Bắc New South Wales, Úc. Thành phần chủ yếu trong dầu tràm là terpinen-4-ol có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm rất tốt. Với trẻ sơ sinh, da còn khá nhạy cảm nên cần được bảo vệ và chăm dưỡng kỹ càng.
Thường ngày, hãy thoa dầu tràm cho bé đều đặn để hạn chế tình trạng xâm nhập của nấm, vi khuẩn gây hại trong môi trường sống vào bé. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thoa dầu tràm khi bé bị thương nhẹ để làm dịu vết thương, kháng khuẩn, giảm ngứa cho bé.
2Tăng cường sức khỏe
Ngoài công dụng kháng khuẩn, tinh dầu tràm còn nâng cao sức khỏe cho bé cũng như khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Nhờ đó, giúp bé tăng khả năng chống chịu và phục hồi bệnh nhanh hơn. Đồng thời, tránh được nhiều bệnh vặt thường gặp ở trẻ.
3Thúc đẩy vết thương hồi phục nhanh hơn
Không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe, chữa lành những vết thương, mà tinh dầu tràm trà còn giúp cho quá trình phục hồi, khỏi bệnh ở trẻ diễn ra nhanh hơn.
Hơn thế nữa, sử dụng dầu tràm cho bé thường xuyên giúp bảo vệ bé khỏi sự nhiễm trùng da do kích ứng, da nhạy cảm,…và làm mờ sẹo sau khi khỏi bệnh.
4Long đờm, giảm ho cho bé
Ở trẻ nhỏ, khi giao mùa các bé dễ mắc các bệnh viêm về xoang, mũi, cảm nhẹ và ho. Để giảm và hạn chế, các mẹ có thể dùng tinh dầu tràm xông cho bé hoặc thoa trực tiếp lên cổ, lưng và ngực bé.
Ngoài ra, việc thoa trực tiếp dầu tràm lên cơ thể giúp bé giữ nhiệt và giữ ấm cơ thể, tránh được các loại gió độc tránh cảm lạnh và các bệnh về mũi, họng. Kết hợp mát xa nhẹ cho bé dễ ngủ hơn, có giấc ngủ sâu hơn và ngoan hơn.
Nếu không thể thoa tinh dầu lên da bé, ba mẹ cũng có thể pha loãng rồi nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn để lên cổ bé. Điều này vừa giúp giữ ấm cho cổ, vừa tránh gió và giảm tình trạng ho, nghẹt mũi ở bé.
5Giải độc cơ thể
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu, sức khỏe luôn ở trạng thái cần được cân bằng. Vậy nên, bé rất dễ ốm và mắc bệnh vì cơ thể chưa đề kháng được hết tất cả các chất độc. Các mẹ có thể thường xuyên thoa tinh dầu cho bé sau khi bé tắm xong để tránh nhiễm lạnh hoặc thêm vài giọt tinh dầu vào nước tắm cho bé.
Điều này vừa giúp bé tăng sức đề kháng, vừa giúp bé tránh được các chất độc trong cơ thể và trong môi trường. Tắm hoặc xông dầu tràm để loại bỏ chất độc, làm sạch bề mặt da, lỗ chân lông,… do cơ thể tiết ra, kích thích đổ mồ hôi cho bé.
Kết hợp đeo cho bé các loại lắc tay, lắc chân nhỏ nhẹ để giảm phong hàn. Các mẹ cần chú ý khi sử dụng tránh để tinh dầu tiếp xúc tới các bộ phận nhạy cảm của bé như mắt, mũi, miệng,…
6Giảm ngứa, xoa dịu vết tấy do côn trùng đốt
Nếu cao Sao Vàng và cao con hổ luôn được nhắc đến khi bị ngứa hay côn trùng đốt của các gia đình ngày xưa thì dầu tràm cũng không ngoại lệ. Tác dụng này của dầu tràm không phải ai cũng biết, tinh dầu tràm ít cay hơn và nồng độ nhẹ hơn khi tiếp xúc trực tiếp với da nhạy cảm.
Có chứa chất kích thích giảm đau, khi trẻ bị mẩn ngứa do thời tiết, dị ứng hay do côn trùng đốt, mẹ bé có thể thoa nhẹ tinh dầu tràm pha loãng lên vết thương để làm dịu vết thương, mau lành và kháng khuẩn, giảm ngứa.
Ngoài ra, cũng không được vì thế mà lạm dụng dầu tràm quá mức vì có thể gây nên nóng rát, bỏng nhẹ, biến đổi sắc tốc da bé do da bé còn mỏng, nhạy cảm. Thậm chí, có thể làm bé bị kích ứng thêm và ảnh hưởng tới các vấn đề sau này. Vậy nên, các bậc ba mẹ cần lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho bé, sử dụng với liều lượng vừa phải, không quá lạm dụng sử dụng quá nhiều hay nhiều lần một lúc .
7Kích thích tuần hoàn máu
Công dụng này ở tinh dầu tràm không được nhiều người biết và để ý tới. Thỉnh thoảng mẹ có thể mát xa nhẹ cho bé tiêu hoá tốt, giúp tăng tuần hoàn máu, tăng sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể.
Ngoài ra, nhờ khả năng kích thích tuần hoàn máu mà tinh dầu tràm trà còn giúp lưu thông máu của bé ở các vùng bị thương, bị cảm do làm tăng tốc độ phát triển của các mô, tế bào mới giúp vết thương mau chóng phục hồi, lành.
8Giảm đau cho bé
Tinh dầu tràm có chứa Terpinen-4-ol và Gamma-terpinene ngoài đặc tính kháng khuẩn, chống viêm còn giúp làm dịu nhẹ các vết thương bên trong như bong gân, đau bắp, tím bầm ở bé.
Đồng thời, đặc tính kháng khuẩn có khả năng làm dịu đi các cơn đau nhức cho bé một cách nhanh chóng, hỗ trợ giảm đau bụng do rối loạn tiêu hoá, co thắt dạ dày.
9Trị nghẹt mũi
Tương tự với công dụng giảm đờm và ho ở bé thì tinh dầu tràm còn giúp bé giảm nghẹt mũi, sổ mũi khi bị cảm khi thời tiết chuyển mùa. Nếu bé bị nghẹt mũi, ba mẹ có thể pha loãng tinh dầu tràm và xông trực tiếp cho bé.
Ngoài ra, nếu không có máy xông chuyên dụng cho bé, ba mẹ có thể thoa tinh dầu loãng lên vùng cổ hoặc khăn sữa của bé giúp giữ ấm và giảm tình trạng nghẹt mũi ở bé hiệu quả. Nếu bé lớn hơn một chút thì thoa trực tiếp sẽ đem lại hiệu quả nhanh hơn.
10Giảm chứng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa
Cùng một công dụng nữa, đó là khả năng làm giảm chứng đầy hơi, rối loạn tiêu hoá ở bé. Nhờ thành phần Cineol trong dầu tràm làm nóng và giảm bớt những cơn đau bụng ở trẻ cho đầy hơi, đầy bụng hay hơn là rối loạn tiêu hoá.
Đây đều là những trường hợp bé dễ mắc phải. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng hay đưa trẻ tới phòng khám, ba mẹ có thể thoa dầu tràm lên vùng bụng dưới và vùng rốn của bé để kích thích tiêu hoá kết hợp mát xa bụng và vỗ nhẹ lưng đều.
Cách làm này sẽ giúp kích thích tăng tuần hoàn máu ở khu vực bụng bé, hỗ trợ tiêu hoá đường ruột đẩy khí hơi ra ngoài, vừa giúp bé cảm thấy dễ chịu, vừa giảm những tác hại từ việc đầy hơi như chán ăn, khó ngủ, quấy khóc…
11Giữ ấm cho cơ thể bé
Theo các bài thuốc cổ truyền xa xưa trong Đông y, tinh dầu tràm và các loại tinh dầu khác đều có tính ấm. Vì vậy, có thể dùng dầu tràm để giữ ấm và làm ấm cơ thể kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Chỉ cần thoa một ít tinh dầu lên lòng bàn chân rồi mát xa nhẹ.
12Một số lưu ý khi sử dụng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Tinh dầu tràm như một bài thuốc bách bệnh đối với trẻ sơ sinh nhưng vẫn không thể tránh khỏi những tác dụng phụ cho bé. Cần chú ý và quan tâm hơn khi sử dụng dầu tràm cho bé.
- Liều lượng sử dụng: Tuỳ vào từng tình huống và độ tuổi của trẻ mà ba mẹ luôn cân nhắc kỹ lưỡng liều lượng dầu tràm khi sử dụng cho bé. Do dầu tràm có tính ấm và kháng khuẩn mạnh nên rất dễ gây bỏng nhẹ, và không sử dụng với bé có da dễ kích ứng, bé dưới 6 tháng tuổi.
- Kiểm tra, dùng thử dầu trước khi thoa lên người bé.
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng lên bé, không lạm dụng và thoa lên các vùng da nhạy cảm như vết thương trực tiếp, vùng da mặt, tay … Mà chỉ thoa lên các vùng có da như lòng bàn chân, bụng, lưng…
- Không cho bé uống tinh dầu tràm hay thoa lên mũi, mắt bé.
- 8 cách sử dụng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
- Dầu tràm cho bé loại nào tốt? Top 5 loại dầu tràm tốt, an toàn cho trẻ nhỏ
- Dầu mù u là gì? 7 công dụng của dầu mù u bạn nên biết
Tinh dầu tràm như vị anh hùng cho trẻ sơ sinh vậy, bé cần thì dầu tràm sẽ giúp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập website avakids.com để được hỗ trợ hướng dẫn và tư vấn miễn phí nhé!
1. https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-457/cajeput-oil
2. https://www.healthline.com/health/cajeput-oil
3. https://suckhoedoisong.vn/tam-dau-tram-cho-tre-so-sinh-tot-khong-169211110111302678.htm
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Tìm hiểu 11 tác dụng của dầu tràm với sức khỏe của trẻ sơ sinh của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.