Boxing là bộ môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu 9 lỗi phổ biến trước khi tập boxing mà nhiều người mắc phải để tập luyện an toàn nhé!
Boxing là một môn thể thao có tính đối kháng cao, do đó bạn sẽ dễ gặp phải chấn thương khi tập luyện, thi đấu nếu mắc phải sai lầm. Cùng tìm hiểu chi tiết về 9 lỗi phổ biến trước khi bắt đầu tập boxing để quá trình tập luyện an toàn, hiệu quả nhất nhé!
Lơ là việc phòng thủ
Việc phòng thủ trong khi thi đấu boxing cũng rất quan trọng, bởi phòng thủ càng kín kẽ càng tốt cho bản thân. Nhiều người mới bắt đầu tập luyện sẽ có xu hướng đấm nhiều hơn 2 cú trong 1 lần rồi buông thõng tay xuống, không chắn tay lên hay trở về thế phòng thủ.
Do đó, bạn nên tập làm quen với tư thế phòng thủ, những lần sau đó có lỡ quên thì bạn sẽ cảm nhận được sai lầm và khắc phục.
Không thư giãn
Việc căng cứng phần vai, căng thẳng khi tập luyện không tốt cho người tập, bởi sẽ khiến cho bạn mất đi sự linh hoạt, phản xạ chậm chạp hơn và khó di chuyển theo ý muốn. Do đó, bạn nên cố gắng thư giãn để quá trình tập luyện thoải mái, đạt hiệu quả hơn.
Quá tập trung vào sức mạnh
Bạn không nên tập trung quá nhiều vào sức mạnh, dồn hết sức cho những cú đấm không hẳn là ý tưởng tốt nhất, bởi nếu bạn tập luyện quá khắc nghiệt mà chỉ lo tập trung vào sức mạnh thì sẽ nhanh chóng đuối sức.
Chỉ tập luyện với đệm đấm
Đệm đấm là thiết bị thường thấy nhất khi tập luyện boxing, bạn sẽ di chuyển xung quanh và đấm lên đệm đấm cho đến khi mệt. Tuy nhiên, việc tập luyện với đệm đấm sẽ không thể phát huy hết kỹ năng của bạn, tốt nhất bạn nên có thêm 1 người tập luyện cùng, cầm đệm đấm giúp bạn hay 2 tập luyện cùng với nhau sẽ có hứng thú hơn.
Đấm bốc theo bản năng
Thay vì đấm bốc loạn xạ theo bản năng, bạn nên tập tính toán suy nghĩ một cách thông minh, nhanh chóng và chính xác để quyết định xem thời điểm nào nên phòng thủ, thời điểm nào nên tung đòn, nhằm tăng hiệu suất tập luyện cũng như đạt hiệu quả hơn.
Không đeo đồ bảo hộ
Dù là tập luyện hay thi đấu thì bạn cũng phải đeo đồ bảo hộ đầy đủ để tránh chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện. Nhất là đối với găng tay bảo hộ cần đảm bảo chất lượng, đệm trên găng tay sẽ giúp đối phương được bảo vệ và còn giữ cho khuỷu tay, khớp tay của bạn mỗi khi đấm boxing sẽ được an toàn hơn.
Chọn sai găng tay bảo hộ
Nhiều người thường chọn loại găng tay nhẹ để cảm thấy thoải mái cho việc di chuyển nhanh hơn, tuy nhiên loại găng tay này lại không bảo vệ tốt nhất cho bạn.
Những loại găng tay tốt sẽ có khối lượng khoảng 360g, khi tập với đối thủ thì nên trang bị găng tay có đệm nhiều để đảm bảo an toàn.
Đặt chân không chính xác
Khi tập boxing, nếu muốn phòng thủ thì bạn nên đặt chân không thuận lên trước, chân thuận ra sau làm trụ. Do đó, đối với người thuận tay phải sẽ hay đặt chân trái lên trên, tay và vai đồng thời nghiêng về bên phải.
Bên cạnh đó, bạn nên dang 2 chân rộng hơn vai, khi đặt chân lên phía trước thì nên nằm ở vị trí hướng về kim đồng hồ 10 giờ, còn chân sau sẽ nằm ở hướng 4 giờ. Không nên đứng chân quá rộng hay quá hẹp sẽ ảnh hưởng đến thăng bằng và khả năng di chuyển linh hoạt.
Không hiểu được bản chất động tác đấm bốc
Việc tập luyện đúng cách ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn hình thành nên những tư thế và động tác đấm bốc chuẩn xác hơn. Nếu người hướng dẫn của bạn không có kĩ năng hay kĩ thuật yếu sẽ ảnh hưởng đến quá trình tập luyện và khó uốn nắn lại sau này do bạn đã quen với tư thế sai.
Vừa rồi truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã điểm qua 9 lỗi thường gặp khi tập boxing mà nhiều người mắc phải. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích, giúp bạn bỏ túi phương pháp tập luyện phù hợp với bản thân!
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn