Các nhà dinh dưỡng thường khuyên nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hơn ngũ cốc tinh chế. Vậy đâu là sự khác biệt giữa hai loại ngũ cốc này?
Ngũ cốc là tên gọi của một loại thực phẩm được làm từ 5 loại hạt khác nhau đã được dân gian và các nghiên cứu y học hiện đại chứng minh có nhiều lợi ích dinh dưỡng cho người già và trẻ nhỏ.
Có bao nhiêu loại ngũ cốc?
Ngũ cốc nguyên hạt
Đây là những loại ngũ cốc chưa qua tinh chế, nghĩa là chúng chỉ được loại bỏ các lớp vỏ trấu bên ngoài, mà chưa xay xát loại bỏ cám lẫn mầm. Do đó, ngũ cốc nguyên hạt giữ lại toàn bộ lượng chất dinh dưỡng có trong mỗi hạt ngũ cốc.
Đây là nguồn cung cấp chất xơ tốt và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, ví dụ như vitamin B, sắt, axit folic, selen, kali, và magie.
Ngũ cốc nguyên hạt có thể kể đến như gạo lứt và bỏng ngô, hoặc thành phần trong các sản phẩm như kiều mạch trong bánh kếp hoặc lúa mì nguyên cám trong bánh mì.
Ngũ cốc tinh chế
Ngũ cốc tinh chế là ngũ cốc đã được xay xát, nghĩa là đã loại bỏ cám và mầm, giúp chúng có kết cấu mịn hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Quá trình chế biến cũng loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có cả chất xơ.
Các loại ngũ cốc tinh chế bao gồm bột mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng và hoa ngô chiên giòn. Nhiều loại bánh mì, ngũ cốc, bánh quy giòn, món tráng miệng và bánh ngọt cũng được làm bằng ngũ cốc tinh chế.
Loại hạt này được chế biến và thêm nhiều chất phụ gia, hương liệu để làm đa dạng và phong phú hương vị hơn. Nhưng những thực phẩm chế biến sẵn này sẽ khiến cho lượng đường trong máu của bạn không ổn định, đó là lý do tại sao bạn sẽ đói trở lại ngay sau khi ăn.
Ngũ cốc bổ sung
Một số chất dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến sẽ được bổ sung lại sau đó. Hầu hết các loại ngũ cốc tinh chế đều được bổ sung tăng cường, các chất dinh dưỡng không có trong thực phẩm tự nhiên sẽ được bổ sung cùng với các vitamin và khoáng chất khác, chẳng hạn như axit folic và sắt.
Nhờ có sự bổ sung này, ngũ cốc tốt hơn cho sức khỏe con người. Ngũ cốc thường sử dụng ở dạng nguyên hạt hoặc dạng bột.
Các bộ phận của hạt ngũ cốc
Ngũ cốc bao gồm các sản phẩm có thành phần chính làm từ lúa mì, ngô, gạo, lúa mạch, kê, lúa mạch đen, yến mạch hoặc bất kỳ loại ngũ cốc nào thuộc nhóm ngũ cốc.
Hạt của cây ngũ cốc còn được gọi là nhân. Tất cả các loại ngũ cốc nguyên hạt đều chứa 3 phần: cám, mầm và nội nhũ. Mỗi khẩu phần chứa các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe.
- Cám: Lớp vỏ xơ cứng bao phủ toàn bộ nhân. Nó chứa nhiều loại vitamin, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu.
- Nội nhũ: Phần tinh bột của hạt nằm bên dưới lớp cám. Nội nhũ là nguồn năng lượng của hạt. Nó chủ yếu chứa tinh bột, một lượng nhỏ protein, vitamin và rất ít chất xơ.
- Mầm: Phần của cây nảy mầm trở thành một loại ngũ cốc mới. Nó chứa nhiều vitamin, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng thực vật tự nhiên khác.
Sự khác nhau giữa ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa bột ngũ cốc nguyên hạt và bột mì tinh chế:
- Ngũ cốc nguyên hạt có đầy đủ ba phần của nhân: cám, nội nhũ và mầm. Ngũ cốc nguyên hạt có kết cấu dày hơn một ít và có nhiều chất dinh dưỡng hơn, nhưng chúng lại có thời hạn sử dụng ngắn hơn.
- Ngũ cốc tinh chế chỉ chứa nội nhũ vì quá trình tinh chế đã loại bỏ cám và mầm. Có kết cấu mịn hơn và có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp hơn. Ngoài ra, ngũ cốc tinh chế thường có lượng đường tinh luyện cao và chất bảo quản được thêm vào sản phẩm. Vì vậy, ngũ cốc tinh chế có thời hạn sử dụng lâu hơn ngũ cốc nguyên hạt.
Trên đây là những thông tin về sự khác nhau giữa ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc tinh chế mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Hãy chia sẻ bài viết đến mọi người xung quanh nhé!
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn