Đặc sản Nam Định – Nam Định là một vùng đất yên bình, giàu bản sắc văn hóa dân tộc với nhiều lễ hội truyền thống và các địa điểm du lịch nổi tiếng gắn liền với tích lịch sử.
Nam Định hiện đang có gần 4000 di tích lịch sử văn hóa như: Vườn quốc gia Xuân Thủy, chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa Lương, cột cờ Nam Định, đền Trần, tháp Phổ Minh.
Nơi đây còn nổi vô cùng tiếng với kho ẩm thực dân giã của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã thay bạn tổng hợp lại các đặc sản Nam Định làm quà khiến người nhận vừa nghe tên đã biết là đặc sản vùng nào ngay.
Bảng giá các Đặc sản Nam Định tìm hiểu ngay
Liệu bạn có thắc mắc ở Nam Định có những món ngon gì đặc sắc không? Nếu không biết thì đừng bỏ qua bài viết này nhé vì Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ gửi đến bạn một số thông tin cực kỳ hữu ích. Ngày hôm nay, chủ đề bài viết sẽ liên quan đến Top món đặc sản Nam Định mà bạn nhất định phải thử. Cùng khám phá nhé!
Món ăn | Mức giá (VNĐ) |
Gạo tám Hải Hậu | 40.000 VNĐ/kg |
Bánh gai bà Thi | 15.000 VNĐ/bánh |
Bánh nhãn | 50.000 VNĐ/gói |
Kẹo dồi | 35.000 VNĐ/hộp 500gr |
1. Gạo tám Hải Hậu – nổi tiếng ngon nhất nhì cả nước
Gạo tám có lẽ được biết đến ở nhiều nơi trên nước ta. Có rất nhiều nơi có loại gạo này nhưng gạo tám Hải Hậu của Nam Định lại là loại gạo ngon nổi tiếng nhất nhì trên cả nước. Sở dĩ loại gạo này được nhiều người yêu thích là bởi gạo có hạt nhỏ, thon dài. Gạo khi được nấu chín có hương vị tự nhiên, có độ dẻo mềm cao, hạt săn lại, còn có vị ngọt đậm, ngon cơm. Đặc biệt, khi cơm nguội bớt đi, những hạt cơm vẫn rất giữ được độ mềm dẻo nhất định, không bị khô cong, khó ăn.
Hương thơm gạo tám Hải Hậu:
Đặc biệt nhất vẫn là hương thơm ngào ngạt mà loại gạo này tỏa ra. Nồi cơm vừa bật nút chín tới, hé mở nhẹ nắp vung là đã ngửi thấy mùi thơm lừng dễ chịu. Khiến bạn không ngừng chờ đợi tới bửa cơm để thưởng thức. Cơm tám hợp nhất là ăn cùng giò lụa, chả quế, rưới thêm một ít nước mắm nhĩ thơm lừng, cùng rắc chút hạt tiêu thì ngon hết sảy. Vì lúc này cơm vẫn giữ được độ mềm dẻo, thơm ngon nhất định.
Gạo tám Hải Hậu chứa lượng nhiều tinh bột, cung cấp nhiều năng lượng cho một ngày dài sinh hoạt và làm việc.
Ngoài ra bổ sung một lượng protein, nước, vitamin và các chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Người mua có thể yên tâm vì gạo tám Hải Hậu không dùng thuốc chống mối mọt.
Gạo được đóng gói dày dặn, kín hơi, đảm bảo không ẩm mốc làm ảnh hưởng đến chất lượng của gạo. Rất tiện lợi để du khách mang về, hoặc đem biếu người thân.
Địa chỉ tham khảo:
- Gạo Tám Thơm Hải Hậu Nam Định – Địa chỉ: 77 Nguyễn Bính, P, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 08:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 40.000 VNĐ/kg
- Gạo Tám Hải Hậu ( Hoàng Văn Hà ) – Địa chỉ: Xóm 7, Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 8:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 40.000 VNĐ/kg
GỢI Ý: Top 20 nhà hàng Nam Định ngon với thực đơn đa dạng, độc đáo
2. Nem nắm Giao Thủy – Đặc sản Nam Định dành cho dân nhậu
Nếu đi Nam Định nhất định đừng quên mua nem nắm Giao Thủy về làm quà. Đây là món ăn tuyệt vời đã vươn ra khắp mọi miền đất nước. Và được cả khách quốc tế tấm tắc khen ngon, vô cùng yêu thích.
Vì thế bạn thường có thể dễ dàng tìm thấy trong các buổi tiệc đám cưới, liên hoan,… Nem nắm được các đầu bếp làm từ bì, thịt lợn trộn thính và gia vị. Sau đó nem sẽ được nắm chặt lại vào trong lá sung.
Nghe cách làm có vẻ đơn giản nhưng để làm ra được hương vị này thì không phải là chuyện dễ. Đâu dễ để trở thành đặc sản của Nam Định đúng không nào.
Điều đặc biệt để làm nên mùi thơm của nem chính là ở thành phần thính. Thính phải được làm từ gạo tám thơm của Nam Định.
Gạo phải được đem ngâm trong nước qua một đêm, sau đó người ta đem rang lên rồi xay thành bột. Lúc này bột có màu vàng ngà ngà, mùi thơm phức, vị ngậy ngậy là đạt chuẩn. Khi thưởng thức sẽ cảm thấy được vị hơi chua chua của thịt lên men. Vị ngọt nhẹ của thịt kèm vị thơm đặc trưng của thính rang.
Tất cả cùng hòa quyện để tạo ra một hương vị đặc trưng của món ăn đặc sản này. Nem không những không hề bị hôi mà còn có vị thơm khá đặc trưng.
Vì trong thành phần có: tỏi, lá sung, lá đinh lăng. Để thưởng thức trọn vẹn món nem nắm Giao Thủy, phải có thêm bát nước mắm chắt Sa Châu. Loại mắm ngon nổi tiếng của làng Giao Thủy. Du khách đến Giao Thủy đừng quên thưởng thức nem nắm và mua về làm quà nhé.
Địa chỉ tham khảo:
- Nem nắm Giao Thuỷ – Địa chỉ: 373 Trần Nhân Tông, Phan Đình Phùng, thành phố Nam Định. Giờ mở cửa: 9:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 35.000 VNĐ/gói nem
- Nhà hàng nem nắm Phượng Chinh – Địa chỉ: chợ Đại Đồng, xóm 22, Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định. Giờ mở cửa: 7:00 – 18:00. Mức giá tham khảo: 35.000 VNĐ/gói nem
3. Bánh gai bà Thi – Hương vị quê hương Bắc Bộ
Bánh gai không chỉ nổi tiếng lâu đời ở làng quê Bắc Bộ mà ngày nay nó còn được biết đến rộng rãi ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Khi xưa, loại bánh này được dùng để cúng kiếng trong dịp lễ tết, dùng thắp hương gia tiên. Một số nơi khác như ở Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng,… Bánh gai còn được dùng ở các lễ ăn hỏi nữa.
Bánh gai Nam Định nổi tiếng nhất vẫn phải nhắc đến chính là Bánh gai Bà Thi. Chiếc bánh được làm có dạng hình vuông, màu đen đặc trưng của bánh là màu của lá gai. Hương vị thơm, ngậy, dẻo mịn hoàn hảo được làm từ bột nếp.
Vị ngọt ngào nhè nhẹ của đậu xanh nhuyễn, thịt mỡ, lạc, sen, dừa,… Tất cả hòa quyện vào nhau và tôn lên một mùi vị đặc trưng khác biệt. Sau khi ăn vào sẽ khiến người dùng không ngừng mê đắm.
Người lớn tuổi thường sẽ thưởng thức bánh gai cùng ly trà mạn. Vì như vậy sẽ tạo cảm giác bánh vừa ngon lại không bị ngấy. Các bạn trẻ thì đặc biệt luôn mang bánh gai về làm quà với bạn bè và đồng nghiệp.
Chia sẻ cái thú sành ăn đặc trưng của vùng quê Nam Định dân dã này. Bởi thế, nếu có dịp ghé qua Nam Định bạn đừng quên mua chiếc bánh gai về làm quà cho bạn bè và người thân bạn nhé.
Địa chỉ tham khảo:
- Bánh gai bà Thi – Địa chỉ: 104 Trần Hưng Đạo – Tp Nam Định. Giờ mở cửa: 05:30 – 22:00. Mức giá tham khảo: 15.000 VNĐ/bánh. Số điện thoại: 0916861990
4. Bánh nhãn – thơm ngậy vị trứng
Bánh nhãn nhưng đặc biệt lại không phải được làm từ quả nhãn? Là sao nhỉ? Thực ra dân gian xưa nay thường đặt tên bánh theo hình dạng bên ngoài của nó.
Vì như bánh nhãn là vì bánh có màu vàng óng bắt mắt, tròn như long nhãn, hấp dẫn người nhìn từ cái nhìn đầu tiên. Đặc sản Nam Định nổi tiếng này vẫn khiến cho du khách vô cùng thích thú. Bởi sự ngọt ngào và cái vị ngậy béo đặc trưng của trứng.
Nguyên liệu bánh nhãn:
Bánh chỉ được làm từ những nguyên liệu vô cùng đơn giản. Người ta dùng bột nếp đánh quện lên cùng với trứng rồi đem đi vo tròn thành từng viên nhỏ.
Sau đó đem đi chiên lên, thế mới tạo ra được cái vị giòn tan, hơi ngòn ngọt và bùi bùi đặc trưng. Ngồi nhấm nháp một ít bánh cho vui miệng, hoặc thưởng thức cùng tách trà mạn để làm dịu đi cái vị ngọt của bánh thì tuyệt cú mèo. Bạn có thể nhìn ra sự tự hào của người Hải Hậu về món đặc sản quê hương này trong những tứ thơ xưa:
Quê tôi bánh Nhãn thơm giòn
Kém gì vật lạ của ngon quê người
Nõn nà chỉ nếp trắng thôi
Trứng gà đường kính tay người làm ra
Người quê chân chất thật thà
Bánh ngon đặc sản gần xa tiếng đồn
Ai qua mảnh đất Hải Hậu
Hẳn không quên vị thơm giòn quê hương.
Địa chỉ tham khảo:
- Bánh nhãn Vân Đích – Địa chỉ: 25 khu 6, thị trấn Yên Định, Hải Hậu Nam Định. Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày. Mức giá tham khảo: 50.000 VNĐ/gói
- Bánh Nhãn Quang Vinh – Địa chỉ: Số 68, Khu 6, Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00. Mức giá tham khảo: 40.000 VNĐ/gói
5. Kẹo sìu châu – Đặc sản Nam Định thương hiệu nổi tiếng
Suốt gần 200 năm qua, tiếng thơm của thương hiệu Sìu Châu – đặc sản Nam Định đã trở nên nổi tiếng và lan xa khắp mọi miền đất nước. Những người xa quê hương lâu ngày lập nghiệp, mỗi lần nhớ về Nam Định đều sẽ nhớ đến hương vị mộc mạc, dân dã của thức quà quê giản đơn này.
Nguyên liệu để làm món kẹo Sìu châu đơn giản chỉ gồm: lạc, vừng, đường, mạch nha. Thế nhưng bằng bàn tay khéo léo của những nghệ nhân lành nghề sau khi ra lò.
Kẹo sẽ có sắc nâu hồng và trong như hổ phách. Khi cho vào miệng có vị giòn tan, thơm vị bùi lạc, ngọt đậm để lại dư vị khó quên cho người ăn.
Đặc biệt, kẹo không hề có bất kỳ mùi hôi nào của dầu lạc, để lâu cũng không bị ỉu, mềm đi. Mỗi thanh kẹo xù xì được bao bởi vỏ bột nếp có tác dụng vừa chống ẩm, làm mềm bánh vừa để ủ cho kẹo có thể dậy lên hương thơm.
Kẹo Sìu Châu ngon nhất khi bạn thưởng thức cùng tách trà mạn nóng thơm. Vị ngọt ngòn giòn tan của kẹo, vị hơi đăng đắng, ấm nóng của trà sẽ khiến bạn không còn cảm thấy ngọt sắc ở cuống họng.
Mà sẽ có vị ngọt sẽ nhẹ nhàng thanh thanh hơn nhiều. Ở Nam Định, vào dịp Tết, món kẹo này vẫn thường xuyên xuất hiện dùng để tiếp đãi các vị khách.
Địa chỉ tham khảo:
- Kẹo Sìu Châu Kim Thành Hoa – Địa chỉ: 122 Minh Khai, TP Nam Định. Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00. Mức giá tham khảo: 35.000 VNĐ/hộp 500gr
- Kẹo Sìu Châu Nguyên Hương – Địa chỉ: 12 Hàng Sắt, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 09:00 – 17:00. Mức giá tham khảo: 30.000 VNĐ
6. Kẹo dồi – Đặc sản Nam Định hương vị tuổi thơ
Huyện Nam Trực là vùng quê nổi tiếng với món kẹo dồi quá đỗi ngọt ngào và ngon miệng. Sở dĩ, loại kẹo này có tên như vậy là bởi vì nó mang hình dạng giống như món dồi trường.
Kẹo dồi rất được yêu thích và ưa chuộng tại khu vực miền Bắc – Việt Nam. Từ bao đời nay, trong huyện đã xuất hiện nhiều gia đình sản xuất kẹo nhỏ lẻ rải rác khắp các con đường.
Món kẹo này trước đây được tiêu thụ ở các vùng chợ quê, các thị trấn. Sau đó dần dần lan rộng ra nhiều tỉnh, thành phố và toả đi nhiều nơi.
Quan sát kẹo dồi bạn sẽ thấy có một lớp vỏ màu trắng đục áo đều bên ngoài. Lớp vỏ đó được làm mía đường đun thành mạch nha.
Tạo nên độ giòn và ngọt nhất định cho món ăn, nhưng vị ngọt nhẹ không quá gắt. Bên trong lớp áo trắng sẽ là phần nhân kẹo bao gồm: lạc rang nên rất thơm ngon, bùi bùi hấp dẫn.
Kẹo sẽ ngon hơn, ít ngọt hơn khi uống cùng 1 tách trà nóng. Vị ngọt ngào của lớp mạch nha hòa quyện với vị béo béo, bùi bùi của đậu phộng.
Vị đăng đắng của trà nóng đều trở nên hoàn hảo hơn và rất hợp vị. Đây sẽ là món quà cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn dành cho gia đình, bạn bè của bạn. Để có thêm có hội gắn kết tình thân.
Địa chỉ tham khảo:
- Cửa hàng kẹo Kim Thành Hoa – Địa chỉ: 122 Minh Khai, TP Nam Định. Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 35.000 VNĐ/hộp 500gr
- Kẹo Sìu Châu Kẹo Dồi Bánh Nhãn Nam Hương – Địa chỉ: 728 Điện Biên, Lộc Hoà, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 07:30 – 22:00. Mức giá tham khảo: 40.000 VNĐ
7. Chè kho – đặc sản Nam Định
Chè kho món ăn đặc sản với cái tên khá đặc biệt. Bạn đã từng nghe đến cá kho, thịt kho nhưng đã từng nghe qua cái tên chè kho chưa?
Không cầu kỳ, phức tạp như món chè cung đình Huế, không đòi hỏi nhiều loại nguyên liệu kết hợp vào nhau như chè ở miền Nam. Mà món chè kho – đặc sản Nam Định lại khiến du khách ăn một lần sẽ vô cùng khó quên.
Đó là thứ chè có vị ngọt, nấu ở dạng khô dẻo, được làm từ đậu xanh. Món chè dân dã ấy đã được người dân Nam Định tiếp đãi các vị khách quý trong những dịp đặc biệt như lễ tết, hay cúng rằm.
Món ăn này đã dần dần trở nên phổ biến trên đất Bắc. Và mọi người cũng dễ dàng thưởng thức món ăn này ngay cả trong những ngày thường nhật. Ăn một miếng chè kho, nhấp thêm một ngụm trà sen, cảm nhận cái dư vị ngọt ngào.
Tiếp đó là sự thơm dẻo đan quyện trong vị thanh mát, hương thơm thoang thoảng của sen. Bạn mới thấy được sự tinh túy của đất trời giao thoa cùng tấm lòng người Nam Định mến khách. Món ăn dân dã làm ấm lòng những người con xa xứ chưa có dịp trở về thăm quê hương.
Chè kho được chế biến bởi những hạt đỗ xanh nhỏ, lòng vàng, tơi bở và lượng đường vừa đủ. Qua bàn tay khéo léo và chuyên nghiệp của người nấu, người ta đã cho ra những đĩa chè kho thơm ngon, hấp dẫn.
Ngay trong những ngày bình thường hàng ngày ta cũng có thể bắt gặp những đĩa chè kho thơm thảo, đặc sắc. Thế nhưng dư vị của đĩa chè ấy chỉ thực sự tuyệt vời trong không khí ấm áp của ngày lễ, tết.
Khi cả gia đình được dịp ngồi quây quần bên nhau, cùng nhâm nhi tách trà nóng, cùng sẻ chia những dự định tương lai.
Địa chỉ tham khảo:
- Cửa hàng đặc sản Nam Định – Địa chỉ: 20 Trường Chinh, Bà Triệu, TP. Nam Định, Nam Định. Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 20.000 VNĐ/đĩa
- Chè Ngọc Thạch Quán. Địa chỉ: 86 Nguyễn Văn Trỗi, Năng Tĩnh, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 9:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 10.000 VNĐ
8. Bánh dày Vị Dương dẻo thơm mùi nếp đậu
Bánh dày là một trong những loại bánh truyền thống của người Việt chúng ta. Chắc hẳn ai trong cũng sẽ nhớ đến sự tích “Bánh chưng bánh dày” đã quá nổi tiếng trong những sự tích dân gian Việt Nam.
Vùng đất cổ thôn Vị Dương, người ta vẫn truyền nhau về cách thức làm món bánh dày truyền thống đã làm nên thương hiệu của vùng này.
Bánh dày Vị Dương đã trở thành một vật phẩm không thể thiếu trong việc thờ cúng trong các lễ hội truyền thống, vào những ngày giỗ chạp, thờ cúng tổ tiên và trong việc họ, việc làng.
Khi thưởng thức bánh dày Vị Dương, thực khách sẽ cảm nhận cái độ dẻo dai của lớp vỏ bánh. Vỏ bánh dẻo là vì được các nghệ nhân làm từ bột nếp.
Về phần nhân ngọt bên trong được làm từ đậu xanh, đường và dừa bào. Đó là về bánh dày ngọt, nếu bạn thưởng thức bánh dày mặn sẽ cảm nhận được vị bùi bùi đặc trưng của đậu xanh. Hòa quyện cùng một ít mỡ phần, tiêu xay.
Bánh dày nhân chay thì chỉ có bột nếp xoa mỡ bên ngoài. Chỉ bánh dày thôi mà cũng đa dạng đủ loại để áp ứng nhu cầu của người dùng.
Bánh có màu trắng đặc trưng, được nắn khéo léo thành một hình tròn trịa, dẻo dai và mùi thơm ngon khó cưỡng. Chiếc bánh nằm gọn trong những chiếc lá chuối màu xanh mướt mát đã được cắt theo hình tròn vừa vặn với chiếc bánh.
Bánh dày Vị Dương còn được được các du khách xa gần đến để đặt mua với số lượng lớn. Nhằm phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở khắp các nơi như hội nghị, tiệc cưới.
Tết đến xuân về, những chiếc bánh dày được đặt trang trọng trên bàn thờ nghi ngút khói hương. Đây cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta được gìn giữ qua bao đời nay…
Địa chỉ tham khảo:
- Cửa hàng bánh cô Mỵ. Địa chỉ: Chợ Văn Miếu, TP. Nam Định. Giờ mở cửa: 9:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 5.000 VNĐ/chiếc
9. Chuối Ngự chợ Rồng
Nam Định một vùng quê mộc mạc có đến 17 khu chợ, trong đó chợ Rồng là khu chợ nhộn nhịp và lớn nhất tại Nam Định. Chợ Rồng khi xưa nổi tiếng với lụa tơ tằm và chuối ngự. Cho mãi đến tận hôm nay vẫn vậy, vẫn những món nổi tiếng đó.
Chuối ngự là loại quả nhỏ, dáng thon dài, có vỏ mỏng, ăn khá thơm, có vị ngon ngọt tự nhiên. Được đánh giá là thơm ngon hơn nhiều so với các loại chuối thông thường. Mùa chuối ngự ở Nam Định, khắp chợ Rồng ánh lên màu vàng sáng rực rỡ.
Chuối ngự thường được người dân bày bán theo buồng, buồng to có đến dăm bảy nải. Người mua muốn mang đi xa thì chọn phần quả còn xanh tốt. Người nhà gần thì rinh luôn buồng chuối chín để ăn liền cho “nóng”.
Nải chuối Ngự được đánh giá là ngon phải hội tụ đủ cả các yếu tố sau đây: về hình dáng, về hương, về màu sắc. Hình dáng quả nhỏ, thon đều, vỏ chuối thì mỏng, mỡ màng, sắc vàng ươm tự nhiên, hương thơm dịu nhẹ. Và đặc biệt nhất chính là mỗi đầu núm chuối vẫn giữ nguyên được cọng râu dài.
Người xưa thường mang chuối ngự để tiến cống cho vua, cháu. Còn ngày nay, du khách mua để thưởng thức, và bất kỳ ai đều có thể dễ dàng mua và thưởng thức được món ngon này.
Mỗi nải chuối đều trông như một bông hoa xòe cánh bày biện thật đẹp mắt và lộng lẫy trên mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày giỗ, Tết.
Địa chỉ tham khảo:
- Chợ Rồng – Địa chỉ: 301 Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 06:30 – 17:30. Mức giá tham khảo: 25.000 VNĐ/ nải
10. Bánh chưng bà Thìn – niềm tự hào của dân Hải Hậu
Câu ca dao dân gian đã gắn liền với tuổi thơ chúng ta:
“Ai qua Yên Định hãy dừng
Hương quê xin nếm bánh chưng bà Thìn”
Bánh chưng bà Thìn là một món đặc sản Nam Định trứ danh, đây còn được xem là niềm tự hào của người dân vùng quê Hải Hậu. Bánh chưng của bà Thìn đã có từ rất lâu trước đây, vào khoảng năm 1948. Hồi ấy, bánh chưng của bà Thìn vô cùng nổi tiếng ở phố huyện.
Bánh chỉ cần vớt ra đến đâu là hết vèo ngay đến đó. Bánh ngon là bởi cái tâm của bà gói gọn trong từng lớp bánh. Dù cho gạo, thịt đậu có tăng giá theo thời gian, bánh bà Thìn gói vẫn không hề lỏng tay, chắt bớt nhân hay rút bớt gạo.
Bánh chưng bà Thìn đã bao lần theo xe lên Hà Nội, theo ba lô anh bộ đội mang bánh ngược lên Lạng Sơn, xuôi con tàu rập rờn bánh ra tận những hòn đảo xa xôi.
Sau lớp lá dong xanh mướt là một lớp gạo sáng như ngọc bao bọc quanh lớp nhân đậu thịt thơm ngon, vừa miệng,… Từ xưa đến nay, bánh chưng bà Thìn vẫn luôn hiện hữu trên bàn thờ tổ tiên vào những dịp lễ Tết.
Ngày nay, du khách tìm mua bánh chưng bà Thìn còn là để thưởng thức vào những ngày bình thường hay mang về làm quà cho người thân và bạn bè.
Bánh chưng ngon hơn hẳn khi được kết hợp cùng một bát dưa hành, thịt nấu đông ăn kèm. Ôi hương vị ngày tết ngập tràn trong dạ dày.
Cụ Thìn nay đã thành người thiên cổ! Thế nhưng, nghề làm bánh chưng gia truyền vẫn luôn được nhiều lớp con cháu của cụ gìn giữ trọn vẹn, cố gắng phát huy thương hiệu lâu nay của tổ tiên mình. Thức quà đặc sản Nam Định này không cần phải quảng cáo mà ai cũng biết đến.
Địa chỉ tham khảo:
- Địa chỉ: 90 QL21A, TT. Yên Định, Hải Hậu, Nam Định, Việt Nam.
- Giờ mở cửa: Mở cửa cả ngày
- Mức giá tham khảo: 50.000 VNĐ
- Số điện thoại: 0986154152
- Đánh giá: 5/5
11. Bánh đậu xanh Hạnh Tụ
Bánh đậu xanh Hanh Tụ xuất phát từ gia đình bà Lê Thị Phúc ở số 249, Lê Hồng Phong, thành phố Nam Định. Sở dĩ được nhiều người yêu thích và trở thành món đặc sản Nam Định là vì vị bánh rất đặc trưng.
Bánh ở đây được làm từ đậu xanh, dầu bưởi, mỡ lợn và đường cát trắng. Và dưới bàn tay khéo léo của người làm ra chiếc bánh đã tạo nên hương vị thơm ngon rất riêng không lẫn vào đâu được.
Bánh đậu xanh Hanh Tụ ngon là do người làm luôn cẩn thận trong suốt khâu chọn lựa nguyên liệu. Không pha thêm các tạp phẩm, để tạo được hương vị tự nhiên của bánh.
Mặt khác còn phụ thuộc vào kinh nghiệm lâu năm của người làm bánh, mới có được bánh đậu xanh Hanh Tụ. Đúng với chất lượng gia truyền, hương vị khiến nhiều người nhớ thương.
Nguyên liệu làm bánh đậu xanh gồm: đậu xanh, đường cát trắng, mỡ lợn ỷ và dầu bưởi thơm. Đỗ xanh được chọn phải là loại đỗ trồng ở các huyện Ý Yên, Vụ Bản, là loại đỗ đầu mùa, hạt to mẩy,…
Đường làm bánh cũng phải là loại đường chỏ, đường phèn từ các tỉnh miền trung mang ra, chủ yếu là từ các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi,…
Mỡ lợn phải chọn mua đúng loại mỡ lợn ỷ để bánh được ngon đúng vị. Những người chế biến sẽ rán mỡ lợn để lấy nước trong. Đường đặc được trộn với bột đậu, cho thêm một chút dầu bưởi thơm vào để bánh có vị thơm nhè nhẹ đặc trưng.
Dùng quả lăn nhào kỹ, nhuyễn, tơi mát lúc này mới cho mỡ lợn vào luyện. Cứ luyện đến lúc nào dẻo, đóng được vào khuôn là được. Ơ khâu cho bánh vào khuôn phải thật nhẹ nhàng và cẩn trọng, bánh mới được vuông vức đẹp đẽ.
Khi đã chế biến xong, bánh sẽ có một màu vàng sẫm đặc trưng của bánh. Có mùi thơm ngào ngạt mùi đậu xanh, hoa bưởi và nổi lên rõ hai chữ Hanh Tụ.
Địa chỉ tham khảo:
- Kẹo Sìu Châu Nguyên Hương – 12 Hàng Sắt, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 20.000 VNĐ
- Đặc sản Nam Định – Số nhà 12, Ngách 1/34/7, Ng. 1 P. Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Giờ mở cửa: 8:00 – 21:00. Mức giá tham khảo: 26.000 VNĐ
12. Giò lụa Nam Định
Giò lụa Nam Định đã quá quen thuộc với du khách gần xa khi có dịp du lịch đến Nam Định. Đây không chỉ là một quà biếu vào những ngày tết, hay dễ bắt gặp tại những dịp cỗ bàn quan trọng.
Nếu bạn đã một lần được thưởng thức món giò lụa Nam Định, có lẽ sẽ khó lòng quên được vị ngọt đậm đà, mềm mà vẫn giòn thơm rất riêng. Người Nam Định rất cẩn thận và chú trọng trong việc chọn lựa, pha và luộc thịt. Từ bước chọn nguyên liệu đã hết sức thận trọng.
Giò được làm chủ yếu từ thịt lợn nguyên nạc ở mông hoặc thăn. Từng miếng giò thành phẩm khi thái ra sẽ có màu hồng nhạt, mặt giò sẽ có nhiều lỗ nhỏ.
Giò tỏa ra mùi thơm đặc trưng, ăn ngọt, giòn, không bị bã. Đặc biệt, giò lụa Nam Định để lâu cũng không bị thiu, có thể cất giữ và bảo quản ở môi trường bình thường khoảng một tuần mới hỏng.
Địa chỉ tham khảo:
- Giò chả Nhi Anh – Hạ Long, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: cả ngày. Mức giá tham khảo: 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/kg
-
Cửa hàng giò chả Chí Thiện – Địa chỉ: 59 Lê Hồng Phong, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 07:00 – 19:30. Mức giá tham khảo: 100.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/kg
13. Nước mắm chắt
NƯỚC MẮM được biết đến là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình Việt Nam. Đặc biệt gây nhớ thương với những người xa xứ lâu năm, khó lòng được thưởng thức thứ gia vị đặc biệt này.
Nó mang nét văn hóa và tâm hồn con người Việt Nam qua dòng thời gian lịch sử. Nếu ai đã từng thưởng thức món Nem nắm Giao thủy đều sẽ biết về nước mắm Sa Châu.
Nước mắm Sa Châu Nam Định đã có từ thời Vua Minh Mạng. Sự tinh túy của nước mắm Sa Châu được thể hiện thông qua quá trình làm mắm công phu. Đó là không hề sử dụng bất kỳ hóa chất nào, không rút ngắn thời gian phơi, thời gian để ngấm.
Tất cả các bước đều tuân theo cách làm truyền thống. Cách làm cổ truyền này khiến cho nước mắm Sa Châu thành phẩm có độ sánh như mật ong, nước trong như hổ phách.
Không những vậy còn mang hương thơm đặc trưng vốn có của gia vị đặc sản này. Chỉ cần chấm một giọt vào đầu lưỡi đã thấy vị ngọt từ trong cổ họng râm ran lan ra khắp người.
Địa chỉ tham khảo:
- Nước mắm Sa Châu – Giao Châu – Nam Định. Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 150.000 VNĐ
- MAI BẮC – Giao Châu, Giao Thuỷ, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 100.000 VNĐ
14. Bánh xíu páo
Bánh xíu páo với hình dáng nhỏ nhỏ xinh xinh đã theo chân người Hoa đến vùng đất Nam Định từ rất lâu. Chiếc bánh có hình thù khá giản dị, trông qua giống một chiếc bánh bao chiên thông thường. Nhưng có nhân như bánh nướng và vỏ ngoài tương tự như bánh pía Sóc Trăng.
Vỏ xíu páo có màu vàng ươm, nhân có vị bùi béo ngậy, dậy mùi của thịt, thơm nồng mùi tiêu xay. Các hương vị vị hòa quyện vào nhau khiến chiếc bánh trở thành món quà vặt thú vị của người dân thành Nam suốt thời gian dài.
Nguyên liệu làm bánh được làm chủ yếu từ bột mì, thịt, trứng, bột, mỡ lợn và một số gia vị đặc trưng. Hương vị cuối cùng còn tùy theo cách làm gia truyền của mỗi gia đình khác nhau. Họ thường sẽ có bí quyết riêng cho món bánh của mình.
Thưởng thức bánh ngay lúc còn nóng bạn sẽ cảm nhận được vị thơm đầy hấp dẫn của thịt xíu, vị bùi, béo ngậy của thịt mỡ kết hợp cùng vị cay cay thom nồng của hạt tiêu. Sự hòa quyện hoàn hảo này đã tạo nên nhân bánh kích thích vị giác cao.
Bên cạnh mùi vị thơm ngon hấp dẫn, bánh xíu páo còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho một bữa sáng ngon lành. Chiếc bánh có đủ tinh bột, protein trong thịt, trứng. Xứng đáng để trở thành món ăn sáng hay ăn vặt mỗi chiều khá lý tưởng.
Địa chỉ tham khảo:
- Bánh được bán trên nhiều con phố như Hàng Sắt, Hoàng Văn Thụ, Lê Hồng Phong,… Địa chỉ: Nam Định. Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00. Mức giá tham khảo: 8.000 VNĐ – 10.000 VNĐ/chiếc
15. Xôi xíu
Xôi xíu Nam Định tưởng lạ hóa ra lại quen. Món ăn này nổi tiếng nhờ bát xôi trắng dẻo quyện cùng những miếng thịt xá xíu được ướp hoàn hảo.
Ăn cùng lạp xưởng và nước sốt đặc biệt thì phải nói là thơm ngon bá cháy. Trộn đều bát xôi, cho vào miệng nếm thử một miếng.
Bạn sẽ cảm nhận được hương vị tuyệt vời của gạo nếp dẻo thơm ngon trứ danh. Hòa quyện cùng thịt xíu mềm ngọt hấp dẫn, cảm nhận vị bùi béo của lạp xưởng, cùng nước sốt thịt đậm đà có vị cay của tiêu. Chỉ ăn một lần cũng đủ đẻ khiến bạn nhớ mãi về sau.
Nếu có dịp đến Nam Định bạn nhất định đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức món xôi xíu. Bát xôi ở đây có giá thành khá bình dân, chỉ từ 15.000 VNĐ – 18.000 VNĐ nhưng đủ làm bạn ấm bụng cả buổi sáng. Đặc biệt, vào những ngày tiết trời se se lạnh, những hàng xôi xíu ở đây lại lần lượt đón từng đoàn khách nườm nượp ra vào.
Địa chỉ tham khảo:
- Quán Xôi Xíu – Địa chỉ: 61 Hàng Sắt, Nguyễn Du, TP. Nam Định, Nam Định, Việt Nam. Giờ mở cửa: 06:00 – 20:00. Mức giá tham khảo: 15.000 VNĐ – 18.000 VNĐ
Với danh sách 15 món ăn đặc sản Nam Định làm quà trên đây, hy vọng bạn sẽ có được những trải nghiệm ăn uống đáng nhớ! Rời Nam Định mà không đem theo vài món đặc sản về làm quà thì quả là đáng tiếc cho một chuyến đi đúng không nào. Bạn hãy nhanh chóng lưu lại bài viết để tìm đúng món ăn đặc sản Nam Định để thưởng thức và mua về làm quà bạn nhé.
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến Đặc sản Nam Định:
Gạo tám Hải Hậu, Bánh gai bà Thi, Bánh nhãn, Kẹo sìu châu, Kẹo dồi, Chuối Ngự chợ Rồng, Bánh đậu xanh Hạnh Tụ, Nước mắm chắt,…
Nem nắm Giao Thủy, Bánh gai bà Thi, Chè kho, Bánh dày Vị Dương, Bánh chưng bà Thìn, Giò lụa Nam Định, Xôi xíu,…
Xôi xíu, xíu Páo, bánh dày Vị Dương, chè kho, nem nắm Giao Thủy,…
Đánh giá bài viết này