Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là gì?

Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là gì?
Bạn đang xem: Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ là gì? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Xã hội nguyên thủy:

Xã hội nguyên thuỷ ( công xã thị tộc ), là một giai đoạn lịch sử khá dài của loài người. Đây là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử loài người, tồn tại từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến khi các giai cấp xuất hiện và phân chia dẫn đến việc xã hội nguyên thuỷ tàn rã. Xã hội nguyên thuỷ phát triển và kế thừa lối sống xã hội bầy đàn của linh trưởng tổ tiên, và thể hiện gần gũi nhất hiện có 2 loài là tinh tinh và bonobo ở Châu Phi. Xã hội này cũng kết thúc khác nhau ở các vùng và dân tộc khác nhau. Nhiều dân tộc ở Châu Phi, Châu Á và Nam Mỹ đã có lối sống thay đổi trong chục nghìn năm qua, và họ được coi là bảo tàng sống của loài người thời nguyên thuỷ, như người Hadza, Sentinel (Châu Á),…

Trước hết cần nghiên cứu cơ sở kinh tế của xã hội nguyên thủy, bởi cơ sở kinh tế là yếu tố cơ bản quyết định đời sống xã hội. Cơ sở kinh tế của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ, con người chưa có nhận thức đúng đắn về thiên nhiên và về bản thân mình, họ luôn luôn trong tình trạng mềm yếu, hoảng sợ và bất lực trước những tai họa của thiên nhiên thường xuyên xảy ra, năng suất lao động thấp, … Ở hoàn cảnh đó, con người không thể sống riêng biệt mà phải dựa vào nhau, cùng chung sống, cùng lao động và cùng hưởng thụ những thành quả lao động chung. Để cùng chung sống, cùng lao động và hưởng thụ những thành quả lao động, một nguyên tắc phân phối đặc trưng đã hình thành. Mọi người bình đẳng trong lao động và hưởng thụ, không có ai có tài sản riêng, không có người giàu, kẻ nghèo, không có tình trạng người này chiếm đoạt tài sản của người kia. Xã hội lúc này chưa phân chia thành giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.

Điều này đã quyết định đời sống xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy. Cơ sở của xã hội không phải là gia đình mà là thị tộc – kết quả của một quá trình tiến hóa lâu dài. Sự xuất hiện của tổ chức thị tộc là một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân loại, nó đã đặt nền móng cho việc hình thành hình thái kinh tế – xã hội đầu tiên trong lịch sử – xã hội cộng sản nguyên thủy. Tổ chức thị tộc đã trở thành một tổ chức lao động và sản xuất, một bộ máy kinh tế – xã hội.

Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đã quyết định mối quan hệ giữa người với người trong tổ chức thị tộc. Tất cả đều tự do, bình đẳng, không một ai có đặc quyền, đặc lợi đối với người khác trong cùng một thị tộc. Trong thị tộc đã tồn tại sự phân công lao động, nhưng mới chỉ là sự phân công lao động tự nhiên giữa đàn ông và đàn bà, giữa người già và trẻ nhỏ để thực hiện các loại công việc khác nhau chứ chưa mang tính xã hội. Thị tộc tổ chức theo huyết thống. Lúc đầu, do những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân, do phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc, các thị tộc đã được tổ chức theo chế độ mẫu hệ. Dần dần, sự phát triển của kinh tế xã hội đã tác động làm thay đổi quan hệ trong hôn nhân; mặt khác địa vị của người phụ nữ trong thị tộc cũng thay đổi. Đàn ông đã giữ vai trò trụ cột trong đời sống thị tộc và chế độ mẫu hệ đã chuyển thành phụ hệ.

2. Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy:

Tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy có lịch sử phát triển và các đặc điểm cụ thể như sau:

Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đứng và đi bằng hai chân, dùng tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam.

Được đà, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt Người tối cổ được tìm thấy ở Đông Phi, Gia-va (Indonesia) Bắc Kinh (Trung Quốc)… Ở Thanh Hóa (Việt Nam), tuy chưa tìm thấy di cốt nhưng lại phát hiện được công cụ bằng đá của Người tối cổ. Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Cơ thể của họ đã có nhiều biến đổi : tuy trấn còn thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, nhưng hộp sọ đã lớn hơn so với loài vượn cổ và đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

Mặc dù chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người. Từ lúc sử dụng những mảnh đã có sẵn để làm công cụ, người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm. Họ đã bắt đầu biết chế tác công cụ. Công cụ này được gọi là đồ đá cũ. Với những chiếc rìu đá kiểu đó, người ta chặt cây làm gậy hoặc dùng trực tiếp làm vũ khí, tự vệ hay tấn công các con thú, để kiếm thức ăn.

Từ chỗ giữ lửa, lấy trong tự nhiên năm này qua năm khác để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn, con người đã biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa. Đây là một phát minh lớn mà nhờ nó, con người có thể sử dụng một thứ năng lượng quan trọng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình. Khi lao động, chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dân. Cơ thể cũng do đó biến đổi theo để có tư thế lao động thích hợp. Tiếng nói thuần thục hơn do nhu cầu trao đổi với nhau. Con người tự cải biến, hoàn thiên mình từng bước nhờ lao động.

Một số loài động vật đã hình thành một cách tự nhiên quan hệ hợp đoàn, có đôi, có dàn và con đầu đàn. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội : có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Họ sống trong hang động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, đã thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 – 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm một góc lều hay góc hạng. Từ đó, khi bấy giờ chưa có những quy định xã hội thì người ta đã gọi những hợp quần xã hội đầu tiên kể trên là bầy người nguyên thuỷ. Bầy người nguyên thuỷ vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

3. Kết thúc xã hội nguyên thủy:

Xã hội nguyên thủy đã kết thúc bởi những nguyên nhân cụ thể như sau:

– Xuất hiện công cụ lao động mới, các công cụ kim loại, một số người có khả năng lao động giỏi hơn, tạo ra nhiều của cải hơn đến nỗi dư thừa, hoặc lợi dụng vị trí hay uy tín của mình để chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác và trở nên giàu có, còn một số người khác lại khổ cực thiếu thốn. Gia đình cũng thay đổi theo: Đàn ông làm các công việc nặng nhọc và giữ vai trò trụ cột gia đình, con cái theo họ cha, dẫn tới gia đình phụ hệ xuất hiện.

– Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu – nghèo. Kẻ giàu, người nghèo, người có quyền, kẻ bị lệ thuộc đã xuất hiện. Từ đó xã hội bắt đầu phân chia giai cấp. Chế độ “làm chung, ăn chung, hưởng chung” ở thời kỳ công xã thị tộc bị phá vỡ. Xã hội nguyên thủy dẫn tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp xuất hiện.