Với tóm tắt tác phẩm Cô Tô Ngữ văn lớp 6 gồm các bài tóm tắt ngắn nhất giúp học sinh biết cách tóm tắt tác phẩm Cô Tô từ đó nắm được những nét chính về nội dung của văn bản Cô Tô. Hi vọng bài viết này sẽ giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn lớp 6 hơn, mời các bạn tham khảo:
1. Bố cục và giá trị tác phẩm Cô Tô:
– Thể loại: Kí
– Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ “Cô Tô” được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn.
+ Bài kí được in trong tập Kí,
– Phương thức biểu đạt: Miêu tả, tự sự,…
– Người kể chuyện: Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
– Bố cục:
Gồm 4 phần:
+ Phần 1 (từ đầu đến “quỷ khốc, thần linh”) : Cảnh cơn bão ở Cô Tô.
+ Phần 2 (tiếp đến “lớn lên theo mùa sóng ở đây”): Cảnh Cô Tô sau cơn bão
+ Phần 3 (tiếp đó đến “là là nhịp cánh…”): Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô
+ Phần 4 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô
– Giá trị nội dung: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc –
– Giá trị
+ Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo
+ Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc
+ Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…
2. Tóm tắt bài Cô Tô của Nguyễn Tuân hay nhất:
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 1
Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày thật trong trẻo, sáng sủa và tươi mới. Sau trận bão, cây cối trên đảo thêm xanh mướt, nước biển lam biếc đậm đà hơn, cát lại vàng giòn hơn. Mặt trời lại rồi lên vào ngày thứ sáu trên đảo một cách đầy đủ và rạng ngời. Sau trận bão, chân trời ngần bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời tròn trĩnh như quả trứng thiên nhiên hồng đầy đặn. Cuộc sống của con người lại trở về sự bình dị hàng ngày. Mọi người ra múc gầu nước giếng ngọt. Không khí của cảnh sinh hoạt thật vui tươi.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 2
Bài viết”Cô Tô”là phần kết của bài kí”Cô Tô”- một tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của người dân trên đảo Cô Tô, được nhà văn Nguyễn Tuân thu thập trong chuyến đi khám phá đảo. Qua ngôn từ tinh xảo và miêu tả tỉ mỉ, bức tranh về cảnh quan thiên nhiên và sinh hoạt hàng ngày của con người trên đảo Cô Tô hiện ra sáng sủa và tươi đẹp. Nhờ những hình ảnh và cảm xúc giàu tính chính xác, bài viết đã giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về Tổ quốc nói chung và quần đảo Cô Tô nói riêng, cũng như truyền cảm hứng yêu quý cho chúng ta với nơi này.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 3
Sau trận bão Cô Tô trở lại là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Cô Tô từ khi khi có dấu hiệu sự sống con người thì sau cơn bão trời lúc nào cũng trong sáng và tươi đẹp như thế. Cây cối trên đảo lại thêm xanh mướt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn tất cả mọi khi và cát lại vàng giòn hơn nữa. Sau những ngày có bão thì lũ cá sẽ biệt tăm biệt tích nhưng nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. Cảnh Cô Tô buổi sáng thật tráng lệ, hùng vĩ. Cảnh sinh hoạt của người dân ở đảo Cô Tô rất nhộn nhịp và vui vẻ.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 4
Vẻ đẹp thiên nhiên của quần đảo Cô Tô được miêu tả vào hai thời điểm là sau khi trận bão đi qua và khi mặt trời mọc. Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng, sáng sủa, đẹp đẽ hơn. Cây cối xanh thêm, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn. Cá nhiều hơn, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây, hết bụi. Còn cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Cùng với đó, bên giếng nước ngọt, người dân tấp nập múc nước, gánh nước, chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 5
Văn bản Cô Tô trích trong bài kí Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở lên trong sáng hơn. Cây cối thêm xanh, nước biển đậm đà hơn, cát vàng giòn hơn, cá nhiều hơn. Mặt trời mọc giống như lòng một quả trứng. Khung cảnh mặt trời mọc trên biển thật tráng lệ, hùng vĩ. Bên giếng nước ngọt đảo Thanh Luân, người dân tấp nập gánh nước để chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 6
Cảnh bão trên biển Cô Tô đầy kinh hoàng: Gác đảo ủy nhiều hình dạng của kính bị gió vây dồn, bung rộng, kính bị cơn gió thứ 11 áp đảo và tan vỡ, tiếng gió rít lên như tiếng quỷ ma huyền ảo. Tuy nhiên, ngày thứ năm trên hòn đảo Cô Tô lại là một ngày tươi sáng và trong lành. Mỗi khi cơn bão qua đi, bầu trời lại trở nên trong xanh tỏa sáng. Cây cối lại mọc xanh tốt hơn, màu biển trở thành màu xanh lam đậm sắc sắc thắm, cát trở nên mềm mịn và cá số lượng ngày càng gia tăng. Chúng tôi đã lên đồn Cô Tô để thăm hỏi về sức khỏe của các anh em lính binh và hải quân. Khi chúng tôi leo lên mái nhà của căn cứ, chúng tôi đã được chiêm ngưỡng toàn cảnh của Cô Tô và ca ngợi yêu mến chiếc hòn đảo này. Cảnh hoàng hôn trên biển với ánh mặt trời tròn quang quýt, phấn hồng như lòng đỏ của quả trứng thiên nhiên thật tuyệt đẹp. Nơi đông đúc, sầm uất và tràn đầy sức sống: Đó là giếng nước ngọt của đảo Thanh Luân đã chứng kiến bao nhiêu người mang theo gánh và múc nước. Từ những thuyền sắp ra khơi cho tới giếng nước ngọt cong vòm, khối lượng gánh trong một dòng liên tiếp đi đi về về.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 7
Đoạn cuối của bài kí Cô Tô mang lại hình ảnh rõ nét về quần đảo này.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 8
Đoạn trích Cô Tô được lấy từ bài kí của nhà văn Nguyễn Tuân. Sau trận bão, quần đảo Cô Tô trở nên tươi sáng hơn rất nhiều. Các cây cối bắt đầu mọc xanh mướt hơn, nước biển trở nên đậm đà hơn, cát trắng và mịn màng hơn, còn đàn cá xuất hiện nhiều hơn. Mặt trời mọc lên trông giống như lòng một quả trứng vừa mới nở. Khung cảnh mặt trời bắt đầu ló dạng trên biển thật tráng lệ và hùng vĩ. Tại bên giếng nước ngọt ở đảo Thanh Luân, người dân tấp nập hơn bao giờ hết, mang nước và chuẩn bị cho cuộc hành trình ra khơi.
Tóm tắt tác phẩm Cô Tô – Mẫu 9
Sau cơn bão, quần đảo Cô Tô đã trở nên tươi sáng, rạng ngời và đẹp đẽ hơn. Các cây cối bắt đầu bung màu xanh tươi tắn, biển càng thêm sâu đậm, cát trắng mịn màng hơn và đàn cá đang tấp nập hơn. Chân trời bao la, bể biển trong xanh sạch như tấm kính sau cơn mưa giúp lau sạch mây và bụi bẩn. Khung cảnh mặt trời vươn lên từ đằng sau biển thật là một hình ảnh tráng lệ, hùng vĩ và tuyệt đẹp. Tại bên đền giếng nước ngọt trên đảo Thanh Luân, những người dân đang tấp nập múc nước, gánh nước để chuẩn bị cho cuộc hành trình ra khơi.
3. Đọc hiểu tác phẩm:
3.1. Cảnh cơn bão ở Cô Tô:
Tác giả quan sát và cảm nhận trận bão bằng những giác quan:
– Xúc giác: Mỗi viên cát bắn vào má vào gáy lúc này buốt như một viên đạn mũi kim.
– Thính giác: Gió liên thanh quật lia lịa…, Sóng thúc lẫn nhau mà vào bờ âm âm rền rền…, Nó rít lên rú lên…
– Thị giác: Sóng cát đánh ra khơi, bể đánh bọt sóng vào, trời đất trắng mù mù toàn bãi như là kẻ thù bắt đầu thả hơi ngạt; Gác đào ủy nhiều khuôn cửa kính bị gió vây và dồn, bung hết; Kính bị thứ gió cấp 11 ép, vỡ tung.
=> Cơn bão giống như một kẻ thù đang dàn trận để đánh bại con người.
3.2 Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
– Vị trí quan sát: nóc đồn
– Cảnh vật sau cơn bão:
+ Một ngày trong trẻo, sáng sủa
+ Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt
+ Nước biển lam biếc đậm đà hơn
+ Cát lại vàng giòn hơn
+ Lưới nặng mẻ cá giã đôi
→ Các hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, đặc sắc, dùng hàng loạt tính từ để gợi tả
→ Cảnh vật Cô Tô hiện lên trong trẻo, tinh khiết, tràn đầy sức sống sau cơn bão
3.3. Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô:
– Điểm nhìn: từ những hòn đá đầu sư, sát mép nước
– Cảnh mặt trời mọc được miêu tả:
+ Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi
+ Mặt trời nhú lên dần dần
+ Tròn trĩnh, phúc hậu như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+ Qủa trứng hồng hào… nước biển ửng hồng
+ Y như một mâm lễ phẩm
→ Nghệ thuật so sánh, sử dụng từ ngữ chính xác, tinh tế
→ Hình ảnh mặt trời trên biển huy hoàng, rực rỡ với tài quan sát tinh tế, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong sự giao thoa hân hoan giữa con người với thế giới.
3.4. Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô:
– Quanh giếng nước ngọt: vui nhộn như một cái bến và đậm đà mát nhẹ
– Chỗ bãi đá: bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp…
– Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về.
→ Cảnh lao động của người dân trên đảo khẩn trương, tấp nập.
– Đó là cuộc sống thanh bình: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con… lũ con hiền lành.
→ Tác giả thể hiện sự đan quyện cảm xúc giữa người và cảnh, đồng thời thể hiện tình yêu Cô Tô của riêng Nguyễn Tuân.