Tóm tắt Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M. Go-rơ-ki

Tóm tắt Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M. Go-rơ-ki
Bạn đang xem: Tóm tắt Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu) của M. Go-rơ-ki tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

 1. Tìm hiểu về nhà văn Mác-xim Go-rơ-ki:

– Mác-xim Go-rơ-ki sinh năm 1868, mất năm 1936.

– Ông là một nhà văn người Nga của thế kỉ 20, tên thật là A-lếch-xây Pê-scop.

– Quê quán: Ông sinh tại thành phố công nghiệp Nizhni Novgorod trên bờ sông Vôn-ga.

– Ông mồ côi cha từ khi 13 tuổi.

– Ngay từ thời thơ ấu, nhà văn Go-rơ-ki đã phải chịu một sự giáo dục nghiệt ngã, hà khắc của ông ngoại.

– Khi ông lên 10 tuổi, nhà văn mồ côi cả cha lẫn mẹ, nên ông phải lăn vào đời để kiếm sống, ông làm đủ nghề, có lúc ông phải đi ăn xin.

– Ông rất ham đọc sách và niềm đam mê này cùng những trải nghiệm đã giúp ông nảy sinh cảm hứng và năng lực sáng tác văn chương.

– Những tác phẩm tiêu biểu: Thời thơ ấu (1913-1914), Kiếm sống (1916), Những trường đại học của tôi (1923) và Người mẹ (1906-1907).

2. Tìm hiểu chi tiết về tác phẩm:

Đoạn trích Những đứa trẻ được trích ở chương IX tác phẩm Thời thơ ấu (gồm 13 chương)

Trong thời kỳ Nga hoàng, A-li-ô-sa sống với ông bà ngoại do bố mất sớm và mẹ đi lấy chồng khác. Gần nhà A-li-ô-sa là nhà của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, người đã già và sống với vợ kế và ba đứa con nhỏ mồ côi mẹ, tuổi độ khoảng trên dưới mười. Những đứa trẻ này chơi với A-li-ô-sa bất chấp sự cấm đoán của bố, bởi vì A-li-ô-sa đã từng cùng hai đứa lớn con của đại tá kéo dây gàu để cứu thằng nhỏ chơi nghịch nhảy vào gàu rơi xuống giếng. Từ sự kiện đó, mấy đứa trẻ đã chơi thân với A-li-ô-sa. Đoạn trích cũng ra đời từ sự kiện thực tế đó.

3. Những mẫu tóm tắt đoạn trích Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki: 

3.1. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 1 (Đầy đủ):

Ba đứa trẻ thường chơi đến tối mịt trong sân và chúng có ngoại hình giống nhau với khuôn mặt tròn, mắt xám, áo cánh và quần dài màu xám. Nhưng tôi có thể phân biệt được tầm vóc của từng đứa. Tôi đã nhìn thấy chúng chơi những trò chơi thú vị và vui vẻ qua khe hở của hàng rào. Hai đứa lớn chăm sóc một đứa em ngộ nghĩnh và lanh lợi. Mỗi lần đứa em ngã, hai anh em lại cười tươi và giúp em bằng cách lấy khăn tay hoặc lá ngưu bàng lau tay cho em. Một trong hai anh em nói một cách nhẹ nhàng: “Em lóng ngóng quá!”

Có một lần tôi leo lên cây, huýt sáo gọi chúng, mấy đứa túm lại, đưa mắt nhìn tôi và thì thầm bàn bạc gì với nhau. Chúng tôi lại mải mê chơi, cho đến lúc có người gọi về, chúng đi thong thả và ngoan ngoãn như những chú ngỗng.

Nhiều lần tôi trèo lên cây, hy vọng chúng nó gọi tôi xuống chơi với chúng, nhưng ba anh em vẫn chơi với nhau. Một lần chúng chơi trò ú tim, thằng em nhỏ ngồi vào gầu không, rơi xuống giếng biến mất. Tôi sững sờ nhìn thấy, vội kêu to: “Ngã xuống giếng rồi!”, sau đó, tôi cùng hai thằng anh đã kéo được thằng em lên. Nó bị ướt, bàn tay rớm máu, má bị sây sát, mặt tái xanh nhưng vẫn mỉm cười rất tươi. Thằng anh lớn gật đầu, chìa tay cho tôi và nói: “Cậu chạy đến nhanh lắm!”, chúng bàn với nhau là nói đứa em bị ngã vào vũng nước rồi kéo nhau vào nhà. Gần một tuần sau chúng mới xuất hiện trên sân, chợt nhìn thấy tôi trên cây, thằng anh lớn thân mật gọi: “Xuống đây chơi với chúng tớ.” Chúng tôi leo lên cái xe trượt tuyết cũ để dưới mái hiên nhà kho rồi vừa ngắm nghía nhìn nhau và nói chuyện rất lâu. Tôi hỏi chúng có bị đánh không? thằng bé nhất hỏi tôi sao lại bắt chim. Nó hỏi chim gì hót vui? Chúng cũng muốn nuôi chim nhưng lại sợ bị mèo bắt mấtllaij sợ  bố chúng chẳng cho nuôi. Tôi hỏi ba anh em về mẹ chúng, biết là mẹ chúng đã chết, chúng phải ở với dì ghẻ. Tôi nhớ lại những chuyện kể của bà tôi về mụ dì ghẻ phù thuỷ và kể lại cho chúng nghe.

Trời bắt đầu tối, bỗng một lão già với bộ râu trắng, đội chiếc mũ xù lông, vận chiếc áo nâu dài lùng thùng như một giáo sĩ xuất hiện, chỉ vào tôi và hỏi: “Đứa nào đây?”, nghe thằng anh lớn trả lời, lão nắm chặt lấy vai tôi, dẫn tôi qua sân ra cổng, giơ ngón tay đọa tôi và nói: “Cấm không được đến chỗ tao!” Tôi cáu tiết và quát: “Tôi có thèm đến với lão đẫu, đồ quỷ già”. Chính vì chuyện đó mà tôi bị ông tôi cho một trận đòn. Tôi bị ném ra sân, vào trong chiếc xe của bác Piốt; qua bác mà tôi biết tên lão già đại tá quý tộc.

Tôi với bác Piốt xảy ra bất hòa, bác ấy đặt điều nói với bà tôi, may mà bà tôi bênh che cho tôi. Từ hồi đó, một cuộc chiến tranh âm thầm và gay gắt giữa bác chúng tôi, bác ta tìm mọi cách giả như vô tình để xô đẩy tôi, lấy dây cương quật tôi, thả chim của tôi ra, đem chim của tôi cho mèo vồ. Còn tôi thì tháo giày gai của bác ra, bí mật gỡ và cứa đứt những sợi gai hoặc đổ hạt tiêu vào mũi bác, làm cho bác ta hắt hơi hàng giờ liền. Mỗi lần bắt gặp tôi nói chuyện với mấy đứa con lão đại tá, bác ấy lại đi tố cáo với ông tôi.

Tôi vẫn tiếp tục chơi với ba đứa bé nhà họ, mỗi ngày một trở nên thích thú. Tôi bí mật khoét một lỗ nhỏ hình bán nguyệt ở hàng rào nơi chúng tôi có thể giao tiếp, tôi vẫn kể chuyện cho chúng nghe, có chỗ nào quên lại chạy về hỏi lại bà, điều đó làm cho bà tôi rất hài lòng. Có một lần thằng lớn thở dài nói: “Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà mình trước cùng rất tốt”. Cả ba anh em đều rất đáng yêu, đặc biệt thằng lớn có đôi bàn tay nhỏ, những ngón tay thon thon, người mảnh dẻ, cặp mắt rất sáng, nhưng dịu dàng như ánh sáng của những ngọn đèn trong nhà thờ. Tôi rất ưa thằng lớn và luôn luôn muốn làm cho ba anh em chúng vui vẻ.

3.2. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 2:

Gần một tuần trôi qua, ba đứa trẻ hàng xóm mới lại ra sân chơi và rủ Aliosa chơi cùng. Trong cuộc trò chuyện với ba anh em con nhà ông đại tá Ốp- xi- an- ni- cốp, Aliosa có hỏi về mẹ chúng, chúng buồn vì mẹ của chúng đã mất còn bố chúng lấy một người mẹ khác. Để an ủi những đứa trẻ, Aliosa đã kể cho chúng nghe những câu chuyện cổ tích mà bà cậu hay kể cho cậu nghe. Tuy nhiên, bố của ba đứa trẻ xuất hiện và cấm đoán Aliosa không được chơi với ba đứa trẻ nữa, tuy nhiên, bất chấp sự ngăn cấm, những đứa trẻ vẫn tìm cách chơi với nhau, an ủi nhau bằng cách kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

3.3. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 3:

“Những đứa trẻ” là câu chuyện tình bạn khăng khít giữa A-li-ô-sa và ba anh em nhà Viên tá Ốp-xi-an-ni-cốp, tình bạn của chúng bắt đầu sau sự việc đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng. Chúng cùng nhau chơi đùa vui vẻ, A-li-ô-sa còn an ủi chúng bằng những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể cậu nghe. Chúng chơi với nhau rấ thân thiết. nhưng lại bị bố của ba anh em ngăn cấm và ném nhân vật “tôi” ra ngoài sân. Nhưng mặc kệ sự ngăn cấm, chúng vẫn chơi vụng trộm với nhau bằng cách khoét một lỗ nhỏ hình bán nguyệt ở hàng rào, lại tiếp tục kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

3.4. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 4:

Sau một tuần, ba anh em nhà hàng xóm lại ra sân chơi và gọi nhân vật “tôi” chơi cùng.  Trong câu chuyện, nhân vật “tôi” hỏi về mẹ chúng, thấy chúng buồn, vì mẹ chúng đã mất, ba chúng thì đi lấy người vợ khác, nhân vật “tôi” an ủi bằng cách sôi nổi kể những câu chuyện cổ tích của bà. Bỗng bố của ba người bạn hàng xóm xuất hiện, cấm không cho nhân vật “tôi” tiếp tục chơi với con ông, nhưng sự ngăn cấm ấy vẫn không thể ngăn cản bọn trẻ chơi với nhau, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui buồn.

3.5. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 5:

Sau gần một tuần xảy ra sự kiện đó, ba anh em nhà Op-xi-an-ni-côp lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻ và A-li-ô-sa cũng kể cho lũ trẻ nghe những truyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho cậu. Viên đại tá già cấm đoán bọn trẻ nhà mình chơi với A-li-ô-sa và đuổi em ra khỏi nhà lão. Nhưng A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với chúng và cả bọn cảm thấy rất vui thích.

3.6. Tóm tắt Những đứa trẻ của M. Go-rơ-ki – Mẫu 6:

Sau một tuần diễn ra sự việc đứa em nhỏ bị rơi xuống giếng, cũng là cơ hội cho chúng kết thân, ba anh em con nhà Ốp-xi-an-ni-cốp lại tiếp tục chơi với A-li-ô-sa. Khi gặp chúng kể với nhau nghe nhiều chuyện khác nhau nào là chuyện bắt chim, chuyện cổ tích mà bà thường kể cho cậu. Thấy vậy người lớn bèn ngăn cản không cho chúng tôi chơi cùng nhau, nhưng không phải vì bị cấm mà những đứa trẻ không chơi với nhau, hằng ngày chúng vẫn chơi với nhau vui vẻ nhưng bằng cách vụng trộm.