Bên cạnh các loại hình du lịch phổ biến như du lịch trải nghiệm, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch ẩm thực thì du lịch tâm linh cũng là loại hình được rất nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến với Phú Quốc, du khách sẽ được khám phá các ngôi chùa cổ kính, tôn nghiêm tại Đảo Ngọc. Cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua các ngôi chùa Phú Quốc qua bài viết này nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1. Top các ngôi chùa Phú Quốc nổi tiếng
1.1. Chùa Cao Phú Quốc – Chùa Phú Quốc có kiến trúc độc đáo
Chùa Cao Phú Quốc (Tên đầy đủ: Thánh Thất Cao Đài Hội Thánh) hay còn gọi là Thánh thất Dương Đông là một ngôi chùa thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, tọa lạc tại một ngọn núi thuộc Phú Quốc (Kiên Giang). Ngôi chùa gây ấn tượng với lối kiến trúc độc đáo, uy nghi cùng các gam màu đỏ, vàng và xanh dương.
Để tới được chùa Cao Phú Quốc, du khách bắt đầu di chuyển từ trung tâm Thị trấn Dương Đông, qua đường Hùng Vương (ĐT45) sau đó rẽ vào đường Nguyễn Trung Trực, tới ngã 5 chợ đêm thì rẽ vào đường Nguyễn Trãi để tới chùa Cao Phú Quốc.
Địa chỉ cụ thể: Số 40 đường Nguyễn Trãi, khu phố 1, Phú Quốc, Kiên Giang.
Xem thêm: Bánh khéo Phú Quốc – Đặc sản nổi tiếng nơi Đảo Ngọc
1.2. Chùa Bà Phú Quốc
Chùa Bà Phú Quốc (Tên đầy đủ: Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu), tên gọi tắt là Dinh Bà – một trong những ngôi chùa Phú Quốc linh thiêng nhất, là nơi thờ thần nữ Kim Giao, người có công khai phá huyện đảo Phú Quốc. Để bày tỏ lòng thành kính và sự biết ơn của mình, người dân tại đảo Phú Quốc sẽ tổ chức lễ cúng tế nữ thần Kim Giao vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Địa chỉ: Số 44 đường Võ Thị Sáu, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Hướng dẫn đi tới chùa Bà Phú Quốc: Từ thị trấn Dương Đông, du khách đi qua đường Hùng Vương (ĐT45) sau đó rẽ vào đường Nguyễn Trung Trực và đi thẳng thêm 100m, bạn sẽ thấy Dinh Bà Thủy Long Thánh Mẫu nằm ở phía bên tay trái.
1.3. Chùa Hộ Quốc Phú Quốc – Chùa Phú Quốc nổi tiếng
Mang tên gọi với ý nghĩa trấn giữ biên ải tổ quốc, Chùa Hộ Quốc Phú Quốc (Chùa trấn quốc Phú Quốc) được xây dựng năm 2011 và hoàn thiện vào năm 2014. Chùa có lối kiến trúc uy nghi cùng quần thể chùa độc đáo bao gồm:
- Cổng tam quan với thiết kế 3 phần: Cửa Địa Giác, Cửa Bắt Nhị và Cửa Giải Thoát.
- Sân Thiên tỉnh: Nổi bật giữa khoảng sân to rộng được trồng nhiều cây xanh mát là tượng Phật Ngọc được làm từ ngọc cẩm thạch vô cùng tỉ mỉ, chi tiết, có chiều cao gần 3m.
- Chính Điện: Trải qua 70 bậc thang, du khách sẽ đến chính diện nơi có bức tượng khắc 18 vị La Hán
- Nhà thờ tổ: Là nơi thờ Tam thánh tổ (Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang), cũng là các vị thánh tổ mà chùa trấn quốc Phú Quốc thờ cúng.
Địa chỉ: Ấp Suối Lớn, Xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang
Giờ mở cửa: 6 giờ sáng đến 6 giờ tối hàng ngày.
1.4. Chùa Sư Muôn Phú Quốc
Chùa Sư Muôn Phú Quốc (Tên tiếng Hán: Hùng Long Tự) được xây dựng từ khoảng gần 100 năm trước, trở thành một trong những ngôi chùa có tuổi đời lâu đời nhất ở Phú Quốc. Để tới được chùa Sư Muôn Phú Quốc, du khách cần phải đi bộ qua 60 bậc đá, tới với ngôi chùa ở giữa rừng cây tươi xanh. Một trong những điều đặc biệt tại Chùa Sư Muôn Phú Quốc là bức tượng hổ ngồi dưới gốc tre được đặt trước chính điện của chùa.
Vào mùa sim, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp của rừng hoa sim không những đẹp mà còn vô cùng thơm ngay sau lưng chùa.
Địa chỉ: Xã Dương Tơ, Phú Quốc, Kiên Giang.
Hướng dẫn đường đi tới chùa: Đi dọc theo đường Hùng Vương thuộc thị trấn Dương Đông, du khách sẽ rẽ trái tại Vietcombank Phú Quốc và rẽ phải tại Tạp hóa Trọng Nghĩa. Di chuyển thêm 750m, bạn sẽ thấy đường lên chùa Sư Muôn Phú Quốc nằm ở bên tay trái.
1.5. Chùa Sùng Hưng Phú Quốc
Nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cung đường trung tâm sầm uất nhất của Phú Quốc, không khó để du khách có thể tìm đến chùa Sùng Hưng Phú Quốc – ngôi chùa có tuổi đời lâu nhất Phú Quốc.
Chùa Sùng Hưng Phú Quốc (hay còn gọi là Chùa Sùng Hưng Cổ Tự) với kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử xen lẫn sự uy nghi, hoành tráng. Gây ấn tượng với du khách ngay khi bước vào chùa chính là tượng phật quan âm được đặt uy nghiêm ở giữa, ngôi chùa là điểm đến tâm linh được nhiều du khách cùng các phật tử ghé thăm.
Địa chỉ: Số 7 đường Trần Hưng Đạo, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang,
Hướng dẫn tới chùa Sùng Hưng Phú Quốc: Chạy theo trục đường Hùng Vương sau đó rẽ vào đường Trần Hưng Đạo và vòng lại tại Công ty TNHH Du lịch Lan Thanh Như Ý, du khách sẽ tới được chùa Sùng Hưng Phú Quốc.
Xem thêm: Khám phá Rạch Vẹm Phú Quốc – Review chi tiết từ A – Z
1.6. Chùa Pháp Quang Phú Quốc
Xây dựng vào năm 1986 trên con đường sầm uất nhất thị trấn Dương Đông, qua nhiều lần tu sửa mà lần gần nhất là vào năm 1992, chùa Pháp Quang Phú Quốc có vẻ ngoài khang trang, uy nghi cùng lối kiến trúc độc đáo. Vẻ ngoài trang trang, uy nghi của chùa cũng là một trong số những lý do khiến người dân nơi đây gọi chùa với cái tên thân thuộc là “Chùa giàu”. Bước vào chánh điện, du khách sẽ nhìn thấy tượng các vị La Hán được tạc một cách tỉ mỉ, chi tiết dựng ở hai bên.
Địa chỉ: đường Trần Hưng Đạo, Khu phố 1, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang
Hướng dẫn cách di chuyển tới chùa Pháp Quang Phú Quốc: Đi dọc theo đường Nguyễn Trung Trực từ Thị trấn Dương Đông rồi rẽ vào đường Trần Hưng Đạo, tiếp tục đi thẳng thêm khoảng 2km nữa, bạn sẽ tìm thấy chùa Pháp Quang Phú Quốc ở bên tay trái.
1.7. Chùa Dinh Cậu Phú Quốc – Chùa Phú Quốc nổi tiếng
Nằm cạnh và có hướng nhìn ra biển, chùa Dinh Cậu Phú Quốc với những ghềnh đá đặc trưng cùng lối kiến trúc cổ kính thu hút du khách tới thăm. Chúa Ngọc nương nương và hai Cậu – các vị thần bảo vệ ngư dân biển đảo Phú Quốc khỏi những biến động của thời tiết, giữ cho ngư dân bình an trở về từ những chuyến ra khơi là những vị thần mà chùa Dinh Cậu Phú Quốc thờ cúng.
Trước mỗi chuyến ra khơi đánh bắt thủy hải sản, ngư dân Phú Quốc sẽ tới Dinh Cậu Phú Quốc thắp hương, cầu xin các vị thần bảo vệ cho mình được bình an. Và để bày tỏ lòng thành biết ơn của mình, vào các dịp lễ, tết truyền thống,… người dân sẽ mang các lễ vật tới và thắp hương, cúng bái thể hiện lòng thành của mình đối với các vị thần.
Địa chỉ: Khu phố 2, Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
Hướng dẫn đường đi tới chùa Dinh Cậu Phú Quốc: Xuất phát từ trung tâm thị trấn Phú Quốc theo đường ĐT45 đến đường Nguyễn Trung Trực, du khách cứ đi thẳng thêm khoảng 200m, Chùa Dinh Cậu Phú Quốc sẽ ở bên trái.
Xem thêm: Top 20 quán ăn ngon Phú Quốc nổi tiếng đáng thử nhất
1.8. Chùa Hùng Nhĩ Sơn Phú Quốc
Xây dựng vào năm 1945, chùa Hùng Nhĩ Sơn Phú Quốc (Tên khác: chùa ông Phụng) là cái tên thể hiện sự nhớ ơn Hòa thượng Thích Minh Phụng – người có công lập chảu của người dân Phú Quốc. Ngôi chùa Phú Quốc này nằm trên sườn núi giữa một rừng cây xanh tốt, chùa mang vẻ đẹp bình dị, yên bình.
Trải qua thời gian dài người ở kẻ đi, ngôi chùa có một khoảng thời gian bị bỏ hoang không ai trông coi và tới năm 2003, khi Sư cô Thích nữ Diệu Hoa được về tiếp quản, ngôi chùa mới được khôi phục lại hiện trạng.
Địa chỉ: Ấp Gành Gió, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
Hướng dẫn đi: Đi dọc theo hướng đường cách mạng tháng Tám, qua ĐT45 sau đó rẽ phải tại Huong Quang Guest House, tiếp tục rẽ phải tại Nhà Vườn Hoàng Vinh và rẽ phải thêm lần nữa và tiếp tục đi thêm khoảng 600m, bạn sẽ tìm được chùa Hùng Nhĩ Sơn Phú Quốc.
1.9. Chùa Hưng Quốc Tự Phú Quốc
Chùa Hưng Quốc Tự Phú Quốc (Tên khác: chùa Phước Thiện; Hệ phái: Tịnh độ Cư sĩ) được xây dựng năm 1952 với lối kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của hầu hết các ngôi chùa tại Việt Nam, mang không gian yên bình, thanh tao cùng sự mộc mạc, tĩnh mịch vốn có.
Địa chỉ: Số 81 đường Nguyễn Trung Trực, Khu phố 4, Thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang.
Hướng dẫn cách đi tới chùa Hưng Quốc Tự Phú Quốc: Nằm trong trung tâm thị trấn Dương Đông, do đó du khách có thể di chuyển tới chùa Hưng Quốc Tự Phú Quốc trong khoảng thời gian ngắn. Chạy dọc theo đường Hùng Vương sau đó rẽ tại King Bear Co.,LTD để vào đường Nguyễn Trung Trực. Ngôi chùa sẽ nằm ở bên phía tay phải.
Xem thêm: Gỏi cá trích Phú Quốc – Món ngon đậm chất biển
1.10. Dinh bà Lê Kim Định Phú Quốc
Bà Lê Kim Định – Vợ tướng quân Nguyễn Trung Trực, còn được nhân dân gọi với tên gọi Bà Lớn Tướng. Theo truyền thuyết, dinh bà Lê Kim Định Phú Quốc là một trong những ngôi chùa Phú Quốc cực kỳ thiêng, người ta truyền tai nhau rằng năm nào thuyền của bà xuất hiện dưới ánh trăng thì năm đó người dân Phú Quốc sẽ làm ăn vô cùng khấm khá.
Để bày tỏ sự sùng bái, biết ơn của bà, vào ngày 19 tháng 8 âm lịch hằng năm, người dân Phú Quốc sẽ tổ chức lễ giỗ Bà, đây cũng là dịp mà người dân tứ phương đến cúng bái vô cùng đông.
Địa chỉ: Bãi Ông Lang, Phú Quốc, Kiên Giang
Hướng dẫn cách đi đến Dinh bà Lê Kim Định Phú Quốc: Chạy theo hướng Đông theo đường ĐT45 trong khoảng 4,5km rồi rẽ trái tại The Mermaid Restaurant & Bar và chạy thêm 1,1km nữa. Dinh bà Lê Kim Định Phú Quốc sẽ nằm ở bên phía tay trái.
Xem thêm: Rượu Sim Phú Quốc: Hương vị tinh túy của thành phố Đảo Ngọc
2. Một số lưu ý khi đến tham quan các ngôi chùa Phú Quốc
Các ngôi chùa, đền luôn là những điểm đến vô cùng linh thiêng. vì vậy Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn xin đưa ra một số lưu ý mà du khách nên đặc biệt chút ý khi tới thăm các ngôi chùa Phú Quốc:
-
- Giữ cho tâm hồn thanh tịnh, cẩn trọng lời ăn tiếng nói khi đến chùa.
- Chú ý trang phục lịch sự, kín đáo.
- Nên tìm hiểu kỹ trước khi tới chùa, thực hiện các nghi lễ cúng bái, công đức đúng cách.
Các ngôi chùa ở Phú Quốc luôn thể hiện tín ngưỡng thờ cúng riêng của người dân địa phương. Trước khi tới tham quan các ngôi chùa Phú Quốc, núi chúa Phú Quốc, du khách nên tìm hiểu kỹ, tránh phạm phải các điều cấm kị trong chùa, đền. Bên cạnh đến các điểm du lịch tâm linh tại Phú Quốc, du khách cũng đừng bỏ lỡ những điểm tham quan nổi tiếng khác của Phú Quốc tại Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
Xem thêm: Bản đồ Phú Quốc – Giúp bạn du lịch Phú Quốc dễ dàng