Một số loại đồ chơi vận động được xem là công cụ có thể giúp trẻ phát triển toàn diện một cách hiệu quả. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu top đồ chơi vận động cho bé mà bạn không thể bỏ qua ở bài viết này nhé!
1Scooter
Xe scooter cho bé là gì? Có mấy loại?
Xe scooter là dòng xe có bánh xe rất nhỏ hoạt động dựa trên nguyên lý một chân đứng trên xe, chân còn lại đẩy xe tạo lực để xe di chuyển. Xe có tay lái phối hợp với chân để điều hướng xe.
Xe scooter có nhiều thiết kế, kích thước và mẫu mã khác nhau phù hợp với hầu hết lứa tuổi. Xe có các loại chính như loại2, 3, 4 bánh và loại xe đa năng và có khả năng lắp ráp thành xe chòi chân.
- Tìm hiểu các loại xe trượt scooter trẻ em. Nên mua loại nào tốt?
- Xe trượt scooter là gì? Có nên mua xe scooter cho bé không?
Ưu – nhược điểm của xe scooter
Ưu điểm:
- Màu sắc đa dạng, thiết kế gọn nhẹ.
- Giúp bé giữ thăng bằng, phát triển hệ thần kinh.
- Phát triển cơ bắp, tăng cường sức đề kháng.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Nhược điểm:
- Mới sử dụng dễ bị ngã do chưa giữ thăng bằng tốt.
- Khó khăn khi lựa chọn xe scooter phù hợp.
- Hạn chế địa điểm chơi, chỉ chơi những bề mặt trơn phẳng.
Lợi ích của xe scooter đối với bé
Xe scooter là một loại đồ chơi vận động đem đến nhiều lợi ích cho trẻ như:
- Cải thiện và phát triển toàn diện xương chắc khỏe.
- Nâng cao các kỹ năng xã hội như kỹ năng phản xạ khi gặp tình huống bất ngờ hay kỹ năng giao tiếp với mọi người xung quanh.
- Rèn khả năng giữ thăng bằng giúp trẻ vui chơi an toàn hơn.
Lưu ý khi chọn mua xe scooter cho bé
- Lựa chọn xe scooter phù hợp với cân nặng và độ tuổi của trẻ để giúp trẻ thoải mái khi chơi.
- Luôn quan sát bé khi chơi xe scooter, phòng tránh những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra và bảo vệ an toàn cho bé.
- Trang bị đồ bảo hộ như nón bảo hiểm, miếng đệm đầu gối, tấm lót khuỷu tay giúp bảo vệ an toàn cho trẻ, tránh những chấn thương có thể xảy ra trong quá trình trẻ vui chơi.
- Ba mẹ nên lựa chọn các mẫu giày phù hợp như có phần đế dày, kín ngón chân để bảo vệ mắt cá chân của trẻ.
2Patin
Patin là gì?
Patin là một môn thể thao sử dụng giày trượt có các bánh xe được gắn phía dưới. Đây là bộ môn được nhiều trẻ em yêu thích vì hỗ trợ cải thiện sức khỏe và nâng cao thể lực khá tốt.
Ưu – nhược điểm của patin
Ưu điểm:
- Phát triển toàn diện cho bé như phát triển xương khớp, tăng độ dẻo dai và tăng cường sức khỏe.
- Cải thiện kỹ năng xã hội như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Hạn chế thời gian sử dụng điện tử cho bé.
Nhược điểm:
- Dưới 3 tuổi không thể chơi patin vì độ tuổi này xương khớp còn khá yếu. Bé từ 3 tuổi trở lên có thể chơi bộ môn này để rèn luyện sức khỏe và tăng chiều cao.
- Nếu không biết cách giữ thăng bằng sẽ dễ bị té ngã.
- Đa dạng mẫu mã giày patin nên khó khăn khi lựa chọn một đôi giày patin phù hợp cho bé.
- Hạn chế địa điểm chơi, chỉ chơi những bề mặt trơn phẳng.
Lợi ích của patin đối với bé
- Tăng sức bền, dẻo dai: trượt patin đòi hỏi trẻ phải thực hiện nhiều động tác và các thực hiện các bài tập vượt chướng ngại vật hay lên, xuống dốc giúp tăng cường sức bền và độ dẻo dai.
- Rèn luyện tính cách: để có thể chơi patin một cách thuần thục, trẻ phải trải qua một quá trình tập luyện nhiều kỹ năng khác nhau có độ khó nhất định giúp trẻ rèn được tính kiên nhẫn, lạc quan.
- Kiểm soát cân nặng và giảm căng thẳng: trượt patin tiêu hao nhiều calo hơn cả việc đi bộ hay chạy bộ.
- Hỗ trợ phát triển chiều cao: quá trình chơi patin đòi hỏi trẻ phải dùng nhiều lực và sức mạnh của cơ bắp, từ đó xương được phát triển chắc khỏe và hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả.
- Cải thiện các kỹ năng xã hội: tham gia các hội nhóm cùng nhau trượt patin giúp trẻ cải thiện được kỹ năng giao tiếp xã hội.
Lưu ý khi chọn mua giày patin cho bé
- Theo độ tuổi và cân nặng của bé: tùy vào độ tuổi, cân nặng của từng bé mà lựa chọn size giày cho phù hợp, nhiều loại giày có khả năng tùy chỉnh size đáp ứng việc chân bé to lên vẫn có thể sử dụng tiếp tục.
- Chất liệu giày bền bỉ: ưu tiên lựa chọn những mẫu giày có phần thân được làm từ chất liệu nhựa đúc và carbon tổng hợp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Kết cấu của giày: để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi, ba mẹ nên lựa chọn loại giày có phần thân chắc chắn, trang bị boot liner (lớp lót), frame (khung càng) và bánh xe cứng cáp.
3Xe thăng bằng
Xe thăng bằng là gì?
Xe thăng bằng hay xe chòi chân là phương tiện giúp rèn khả năng giữ thăng bằng cho trẻ ngay từ nhỏ. Xe có kết cấu tương tự như xe đạp trẻ em nhưng không có dây xích, bàn đạp mà chỉ bao gồm các bộ phận như tay lái, 2 bánh trước sau, khung xe, phuộc và yên xe.
Ưu – nhược điểm của xe thăng bằng
Ưu điểm:
- Có lợi cho bé ngay từ khi còn nhỏ: giúp trẻ sớm biết đi xe đạp, phát triển thể chất và tinh thần, rèn luyện khả năng giữ thăng bằng, phát triển kỹ năng xã hội khác.
- An toàn cho trẻ: xe có khả năng di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau và tốc độ di chuyển chậm hạn chế được té ngã ở trẻ.
Nhược điểm:
- Chỉ sử dụng trong thời gian ngắn: đây là loại xe chỉ thích hợp với trẻ từ 18 tháng – 7 tuổi.
Lợi ích của xe thăng bằng đối với bé
- Hỗ trợ bé đi xe đạp nhanh và sớm hơn: sử dụng xe đạp thăng bằng, trẻ sẽ tập được khả năng giữ thăng bằng tránh bị té ngã nên sẽ giúp có thể biết đi xe đạp nhanh hơn.
- Rèn luyện và phát triển thể chất: đi xe đạp thăng bằng đòi hỏi trẻ sẽ phải kết hợp tay và chân linh hoạt, từ đó giúp trẻ cải thiện thể chất và tăng cường sức khỏe.
- Rèn luyện tính cách: tự mình điều khiển xe từ sớm giúp trẻ tăng sự tin, khả năng giải quyết vấn đề khi tự đưa ra quyết định và điều khiển xe trên nhiều địa hình khác nhau. Ngoài ra, còn giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp xã hội.
- Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử: với thời đại công nghệ hiện nay, tìm được một trò chơi lành mạnh và bổ ích sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử khi trẻ còn quá nhỏ.
Lưu ý khi chọn mua xe thăng bằng cho bé
- Kích thước và trọng lượng: chiều cao phần yên xe phải phù hợp sao cho trẻ có thể đặt hai chân chạm đất và trọng lượng xe không vượt quá 30% cân nặng của trẻ.
- Chất liệu: xe thăng bằng thường được làm từ các chất liệu phổ biến như gỗ, hợp kim nhôm hay nhựa tổng hợp. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng tùy vào từng trẻ mà lựa chọn cho phù hợp.
- Kết cấu của xe: với những chất liệu cao cấp trên, khung xe thăng bằng khá chắc chắn. Bánh xe thường là loại rỗng hoặc đặc được làm từ cao su thiên nhiên đảm bảo an toàn.
- Độ an toàn: Cấu tạo và chất liệu xe phải an toàn cho trẻ trong quá trình vui chơi.
4Ván trượt
Ván trượt là gì? Có bao nhiêu loại?
Ván trượt là một bộ môn thể thao có nguồn gốc từ Châu Âu và dần được ưa chuộng trên toàn thế giới. Người trượt ván sẽ di chuyển và thực hiện các kỹ năng tương tác với chiếc ván trượt, có thể nói trượt ván là một phương tiện di chuyển và là một hình thức biểu diễn nghệ thuật.
Hiện nay có một số loại ván trượt phổ biến như sau:
- Ván trượt Skateboard: ván được làm từ vật liệu gỗ, 2 phần đầu ván được thiết kế cong và trũng ở phần giữa. Ván thường được sử dụng ở địa hình thành phố như mặt đường, vỉa hè.
- Ván trượt Cruiserboard: ván được làm từ chất liệu ván ép với nhiều hình dáng khác nhau tùy vào thiết kế. Ván có thể di chuyển trên các bề mặt gồ ghề hay phải di chuyển với quãng đường dài.
- Ván trượt Longboard: tương tự các loại trên, ván được làm từ ván ép phù với và bánh xe có thiết kế phù hợp cho việc đổ đèo hay đi dạo.
- Ván trượt Penny: đây là loại ván được nhiều bạn trẻ ưa chuộng bởi thiết kế độc đáo, đa dạng. Ván có thể đi được trên nhiều loại địa hình khác mà không lo trơn trượt
Ưu – nhược điểm của ván trượt
Ưu điểm:
- Rèn luyện sức khỏe cho bé.
- Cải thiện khả năng: phản xạ, nhạy bén, tập trung và sự kiên trì.
- Giải trí cho bé sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi.
Nhược điểm:
- Mới bắt đầu chơi sẽ bị té ngã vì không có khả năng giữ thăng bằng.
- Địa điểm chơi hạn chế, những nơi gồ ghề sẽ không chơi được.
- Khó khăn khi lựa được ván trượt phù hợp với thể trạng của bé.
Lợi ích của ván trượt đối với bé
- Cơ thể trẻ phát triển thể chất một cách tự nhiên: trượt ván đòi hỏi trẻ phải vận động cả cơ thể với cường độ tương đối cao, từ đó giúp trẻ rèn luyện thể chất một cách toàn diện.
- Tăng cường các hoạt động xã hội: việc chơi ván trượt sẽ giúp trẻ có thể xây dựng nên các mối quan hệ và hoạt động xã hội tích cực.
- Cải thiện khả năng phối hợp của cơ thể: trượt ván đòi hỏi trẻ cần có sự phối hợp của cả tay, chân, mắt. Điều này làm tăng khả năng phối giữa các bộ phận trên cơ thể trẻ.
- Tăng khả năng linh hoạt: môn thể thao năng động như trượt ván sẽ giúp cải thiện khả năng linh hoạt ở trẻ.
- Hạn chế thời gian chơi thiết bị điện tử: dành thời gian cho một bộ môn thể thao lành mạnh như trượt ván giúp trẻ có thể hạn chế việc nghiện các thiết bị điện tử ở trẻ em hiện nay.
Lưu ý khi chọn mua ván trượt cho bé
- Độ cong của ván trượt: đây là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn mua loại ván trượt nào. Độ cong của mặt ván sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và mỗi độ cong phù hợp với mỗi loại kỹ năng khác nhau.
- Trục ván trượt: ưu tiên chọn loại ván có chiều dài tương thích với mặt ván. Thông thường, mặt ván càng to thì trục ván càng to.
- Bánh xe: có hai loại bánh xe là bánh tròn và bánh vuông cùng với đó là nhiều size bánh khác nhau. Tùy vào người chơi và nhu cầu sử dụng mà chọn loại bánh xe phù hợp.
- Vòng bi: đây là yếu tố quyết định đến tốc độ khi trượt ván. Vòng bi có các mức thang đo khác nhau bao gồm 1, 3, 5, 7, 9 có chất lượng và tốc độ khác nhau.
- Mặt nhám và ốc: mặt nhám là bộ phận quan trọng giúp tạo độ ma sát giữa giày và mặt ván đảm bảo an toàn khi trượt. Ngoài ra, nên chọn loại ốc chất lượng để tránh trường hợp gãy mặt ván hay trục ván.
- Đệm nâng: là một thành phần bạn nên lưu ý xem xét có nên sử dụng hay không. Đệm có thể giúp nâng cao khoảng cách giữa bánh xe với mặt ván.
- 7 thương hiệu xe thăng bằng tốt nhất cho trẻ hiện nay
- Top 10 xe scooter cho bé bán chạy tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn
- Top 6 thương hiệu giày patin tốt nhất hiện nay
Như vậy bài viết trên truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã thông tin đến bạn top đồ chơi vận động cho trẻ nhỏ. Hy vọng đây là sẽ là những sản phẩm hữu ích trong quá trình phát triển toàn diện cho những trẻ nhỏ của bạn nhé!