Công nghệ đèn nền là một trong những điểm quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hình ảnh trên một chiếc tivi LED. Do đó, người dùng nên quan tâm đến yếu tố này để chọn được sản phẩm tivi phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về các công nghệ đèn nền trên tivi qua bài viết sau nhé!
1Tivi LED viền (Edge LED)
Tivi LED viền có 2 loại cơ bản: đèn LED được đặt ở 2 cạnh, hoặc tivi trang bị đèn LED ở cả 4 cạnh. Đa số sử dụng bóng LED ánh sáng trắng, một số hãng biến tấu dùng 2 dải đèn LED màu vàng & xanh có thể bật tắt để thể hiện hình ảnh theo tông màu lạnh hoặc nóng, được gọi là Dual LED nhưng thực chất nó vẫn là 1 dạng LED viền (Edge LED).
Tivi LED viền thường có giá thành rẻ và thiết kế mỏng, nhẹ. Tuy nhiên, với việc toàn bộ đèn LED chỉ được đặt ở các cạnh nhưng phải cân bằng ánh sáng trên toàn ảnh, tivi chỉ có thể làm mờ cùng lúc cả phần lớn của hình ảnh (Frame Dimming). Kết quả là hình ảnh trên tivi sẽ có độ tương phản không cao, không tối ưu được vùng sáng và vùng tối. Đây cũng là khuyết điểm lớn nhất của tivi LED viền.
2Tivi Full Array LED
Thay vì đặt đèn LED ở các viền, đèn LED trên tivi Full Array LED được đặt ngay sau tấm nền với mật độ đèn led lớn. Nhờ đó, tivi có thể kiểm soát đèn nền theo những vùng hình ảnh nhỏ hơn, mang lại độ chính xác cao hơn.
Tivi Full Array LED cùng công nghệ làm mờ cục bộ – Local Dimming sẽ giúp tivi hiển thị độ sáng tốt hơn, màu đen sâu và chân thực hơn nhờ khả năng tắt/ mở độc lập từng vùng đèn LED theo hình ảnh.
Ví dụ như khi xem cảnh ánh trăng trên bầu trời đêm, tivi Full Array LED sẽ tắt đèn LED ở khu vực bầu trời để màu đen được hiển thị sâu và rõ nét hơn, trong khi vùng đèn led ở khu vực ánh trăng vẫn mở để ánh trăng hiển thị rực rỡ hơn. Điều này mang đến cho người xem trải nghiệm hình ảnh chân thực và sống động hơn.
3Tivi Direct LED
Với Direct LED, toàn bộ đèn LED cũng được đặt ngay sau tấm nền để chiếu sáng hình ảnh. Tuy nhiên, tivi Direct LED được trang bị ít số đèn hơn Full Array LED, và không có khả năng làm mờ cục bộ (Local Dimming), mà sử dụng Frame Dimming, tức là làm tối toàn bộ khung hình. Vì vậy, hình ảnh trên tivi Direct LED sẽ hiển thị độ tương phản kém hơn, màu đen không sâu và rõ như tivi Full Array LED.
Tivi Direct LED có thiết kế dày hơn tivi Edge LED và hiển thị chất lượng hình ảnh không tốt bằng tivi Full Array LED.
4Tivi Mini LED
Công nghệ đèn nền Mini LED về bản chất vẫn là đặt toàn bộ đèn LED nằm sau tấm nền tivi. Nhưng so với đèn LED tiêu chuẩn (có kích thước khoảng 1 mm), đèn Mini LED trên tivi kích thước nhỏ hơn rất nhiều. Riêng đèn mini-LED trên tivi Samsung được giới thiệu có kích thước chỉ bằng 1/40 đèn LED truyền thống.
Với kích cỡ đèn nền được thu nhỏ, số lượng đèn LED trên tivi sẽ tăng lên, giúp quá trình Local Dimming diễn ra chính xác hơn. Một số hãng còn bỏ lớp kính trên Mini LED nên ánh sáng không bị khuếch tán theo hình nón, mà đi theo đường thẳng trực tiếp, giúp tivi kiểm soát mảng tối và sáng trên tivi tốt hơn do tránh được hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Kết quả là màn hình sáng hơn (trên 1000 nit) và hiển thị hình ảnh với độ tương phản cao hơn. Thêm vào đó, tivi cũng sẽ thiết kế mỏng nhẹ hơn, với viền màn hình mỏng hơn khoảng 15% so với các tivi LED thông thường.
5Tivi Micro LED
Điểm nổi bật nhất của Micro LED là kích cỡ đèn LED siêu nhỏ, nhỏ đến mức các điểm ảnh gần như tự phát sáng nhờ công nghệ bật hoặc tắt đèn với tốc độ rất nhanh tùy thuộc vào hình ảnh, ưu điểm này có thể được xem gần giống như OLED.
Kích thước đèn LED nhỏ lại dẫn đến số lượng đèn LED tăng lên đáng kể, giúp tivi Micro LED đạt độ sáng cao ấn tượng, Samsung công bố tivi Micro LED của hãng có thể đạt độ sáng đến 4.000 nits và có thể lên tới 10.000 nits trong tương lai gần. Và đương nhiên khả năng hiển thị màu đen cũng sẽ tối ưu hơn nhờ khả năng bật/ tắt đèn độc lập theo chính xác từng vùng ảnh siêu nhỏ.
Một ưu điểm nữa là nhờ vào kích thước đèn LED hiển vi, tivi Micro LED có khả năng tạo ra điểm ảnh với sẵn 3 màu sắc cơ bản từ 3 bóng LED đỏ, xanh và lam (RGB). Điều này giúp tivi hiển thị màu sắc chân thực và sống động, gần như tiệm cận với màn hình OLED, mang đến trải nghiệm hình ảnh vượt trội cho người xem.
Điểm trừ của tivi Micro LED là chỉ thích hợp với những tivi có kích thước lớn (khoảng từ 100 inch trở lên), và chi phí sản xuất vô cùng đắt đỏ, do đó mà giá thành sẽ cao gấp nhiều lần so với những tivi LED khác.
Bảng so sánh các loại công nghệ đèn nền tivi
Edge LED | Direct LED | Full Array LED | Mini LED | Micro LED | |
Số lượng và vị trí đèn | Ít, đặt ở các cạnh tivi | Trung bình, đặt sau tấm nền | Nhiều, đặt sau tấm nền | Rất nhiều, đặt sau tấm nền | Cực kỳ nhiều, đặt sau tấm nền |
Công nghệ kiểm soát đèn nền | Frame Dimming & Local Dimming | Frame Dimming | Local Dimming | Local Dimming | Local Dimming |
Độ tương phản | Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao | Cực kỳ cao |
Độ sáng | Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao | Cực kỳ cao |
Độ dày tivi | Mỏng | Dày | Dày | Rất mỏng | Cực kỳ mỏng |
Giá thành | Thấp | Trung bình | Cao | Rất cao | Cực kỳ cao |
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại công nghệ đèn LED nền trên tivi. Đừng quên để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp nhé!