Tủ lạnh là một thiết bị giúp bảo quản thức ăn hữu ích nhưng không phải ai cũng có điều kiện sở hữu nó. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi bảo quản thức ăn đã nấu chín mà lại không có tủ lạnh, hãy tham khảo những cách dưới đây để bảo quản thức ăn hiệu quả nhé!
1 Thức ăn nấu chín để ngoài được bao lâu?
Theo khuyến cáo của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, không nên để thức ăn đã nấu chín quá 2 giờ đồng hồ trong nhiệt độ môi trường.
Mặc dù thức ăn đã được nấu chín, nhưng nếu không bảo quản đúng cách thì các mối nguy vẫn vẫn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình của người sử dụng.
2 Cách bảo quản thức ăn đã nấu chín hiệu quả
Bảo quản cơm
Bạn nên nấu cơm vừa đủ ăn hết trong bữa. Trong trường hợp còn thừa cơm, bạn đừng để dính thức ăn vào và đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, đậy nồi cơm bằng rổ thưa để bảo quản cho bữa ăn tiếp theo.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín
Với thức ăn đã nấu chín, bạn hãy để thức ăn trong nồi, đặt ở nơi mát mẻ, không để gần những nơi có nhiệt độ cao, dễ tỏa nhiệt như bếp,… để bảo quản được lâu hơn. Các món gỏi, nộm thì bạn nên cố gắng dùng ngay, không nên để quá 2 giờ.
3 Một số cách bảo quản thực phẩm khi không có tủ lạnh
Bảo quản thịt, cá
- Hun khói
Hun khói cũng là một phương pháp giúp bảo quản thịt, cá. Thịt hoặc cá hun khói có hương vị đặc trưng giúp bạn có thể thay đổi khẩu vị.
Sự thay đổi nhiệt độ trong lúc hun khói giúp làm giảm đáng kể vi khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc trên bề mặt thịt, cá. Quá trình này sẽ đem lại hương vị ngon cho món ăn và bạn có thể giữ chúng không bị hư hỏng trong vài ngày.
- Ướp muối
Đây là một phương pháp truyền thống giúp bảo quản thịt, vì muối tạo ra một môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển. Đa số các vi sinh vật không thể chịu được nồng độ muối quá 10%.
Bạn cần xát hỗn hợp muối và đường xung quanh miếng thịt tươi, gói thịt vào hộp đựng và bảo quản ở nhiệt độ ổn định, mát mẻ. Quá trình ngâm với nước muối cũng tương tự như vậy, nhưng bạn cần thường xuyên thay dung dịch nước muối.
Trước khi dùng, phải lấy thịt ra cho chảy hết nước muối dư và hạ xuống mức có thể ăn được.
- Sấy khô hoặc phơi nắng
Phương pháp này làm giảm lượng nước trong thịt, cá giúp hạn chế hoạt động của vi sinh vật. Không nên sử dụng nhiệt độ quá cao và đột ngột cho phương pháp này vì sẽ dễ gây ra hiện tượng cháy bên ngoài.
Sau khi thịt, cá đã khô cần để nguội và bao gói kín tránh để tiếp xúc với không khí để bảo quản được lâu hơn (tốt nhất là bảo quản trong điều kiện chân không).
Bảo quản rau củ, trái cây
- Cắt tỉa phần dập, hỏng
Cắt tỉa những phần dập, hỏng và héo là một cách bảo quản rau củ, trái cây hiệu quả. Bạn không nên bảo quản rau củ, trái cây tươi và rau củ, trái cây bị hỏng chung với nhau vì những phần bị hỏng sẽ làm ảnh hưởng và gây hư hỏng nhanh với những rau củ, trái cây tươi.
- Đặt trên sàn lạnh
Các loại củ như sắn, khoai lang,… có thể được bảo quản trên sàn lạnh. Bạn có thể đặt chúng ở một góc không gian trong nhà để được thông khí giúp chúng không bị hư hỏng.
Bạn nên tránh để trái cây và rau củ trong bao ni lông qua đêm. Hãy để rau củ, trái cây vào một cái rổ đặt ở nơi thoáng mát sẽ chúng được tươi ngon hơn.
- Sấy khô
Nhiều loại rau quả có thể dễ dàng bảo quản bằng phương pháp sấy khô. Sấy khô rau quả là một trong những cách bảo quản thực phẩm hiệu quả nhất, thực phẩm có thể giữ được lâu, miễn là chúng được giữ khô ráo.
Bạn có thể rửa sạch rau củ hoặc trái cây sau đó cắt thành từng miếng nhỏ và phơi khô để tách bớt nước, làm thoát hơi ẩm trong sản phẩm. Vì trong môi trường ẩm ướt nấm mốc và vi khuẩn thường sinh trưởng mạnh, nên việc sấy khô sẽ giúp bảo quản rau củ, trái cây rất hiệu quả bởi chúng đã được loại bỏ hết nước.
- Ngâm thực phẩm trong nước
Đối với các loại rau trồng trong đất cát, bạn có thể cân nhắc việc bảo quản chúng bằng cách đặt vào xô nước. Bạn cần đổ đầy nước vào một cái lon hoặc hộp thiếc, sau đó cho vào các loại trái cây hoặc rau có thể ở lâu trong nước như nấm, đậu Hà Lan, cà chua và đậu tươi hoặc khô,…
- Đóng hộp thực phẩm
Đóng hộp là một phương pháp bảo quản truyền thống, thực hiện bằng cách nấu chín một phần thực phẩm thành bán chế phẩm để diệt vi khuẩn và đóng hộp lại cho đến khi bạn sử dụng. Như cà chua cô đặc, bạn đóng hộp đem bảo quản dùng dần để chế biến xốt hoặc để nấu nướng.
Bạn có thể thực hiện các công đoạn như sau: chuẩn bị rau quả đã rửa sạch vì rau qua rất dễ bị nhiễm vi sinh vật, hóa chất từ ngoài đồng ruộng,… và chất phụ gia như nước muối, siro đường, sau đó khử trùng các lọ thủy tinh và nắp đậy, chế biến và cho vào các lọ đã được làm sạch lưu trữ.
- Lên men
Lên men không những giúp bảo quản rau quả mà còn tạo ra hương vị thơm ngon cho sản phẩm. Bạn có thể dùng phương pháp này để bảo quản một số loại rau, dưa vì quá trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho một số lợi khuẩn xâm nhập và phát triển, đẩy lùi những loại nấm mốc gây hại.
Nước muối cho phép thực phẩm của bạn lên men có kiểm soát bằng cách chọn lọc các vi khuẩn kỵ khí, tiêu diệt các loại nấm mốc hoặc chủng vi khuẩn có hại tiềm ẩn, đồng thời vẫn đảm bảo thực phẩm không bị hỏng.
- Đặt trong hầm, kho trữ
Đối với những rau củ như cà rốt, củ cải vàng, củ cải đỏ và củ dền,… có thể được bảo quản trong hầm hoặc hố sâu trên mặt đất. Bạn cần đảm bảo không gian trong kho, hầm thoáng mát và khô ráo, điều này sẽ giúp các loại rau củ hạn chế hư hỏng, giữ được độ tươi ngon trong vài tuần.
Đối với các loại rau củ, trái cây sử dụng phương pháp bảo quản này, bạn không nên rửa hay làm dập chúng trước khi cho vào hầm vì những phần bị dập nát sẽ dễ bị hư hỏng hơn.
- Cách bảo quản rau không cần tủ lạnh và 9 sai lầm phổ biến khi bảo quản rau củ quả
- 14 loại thực phẩm không nên bỏ vào tủ đông, ngăn đông tủ lạnh
- Những tác dụng khi hút chân không để bảo quản thực phẩm
Hy vọng, những chia sẻ ở bài viết này, sẽ giúp gia đình bạn thêm cách bảo quản thức ăn đã nấu chín không cần tủ lạnh hiệu quả, an toàn mà vẫn giữ được đầy đủ chất dinh dưỡng.