Sapa – một thành phố được bao vây bởi những lớp sương mù, là nơi tạo ra những cuộc gặp gỡ giữa Mây và Người. Là một điểm đến với muôn vàn những điều hay ho, trong đó lễ hội luôn là một trong những điều vô cùng hấp dẫn. Nào, hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn điểm qua top 10 lễ hội Sapa đặc sắc nhất nhé!
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
1. Đôi nét về Sapa – nơi người và mây bên nhau trọn bốn mùa
Sa Pa là một huyện vùng cao trực thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Tây bắc của Việt Nam, thị trấn Sa Pa ở độ cao 1600 mét so với mực nước biển, cách thành phố Lào Cai 38 km.
Phong cảnh thiên nhiên nơi đây là sự kết hợp hài hòa giữa sự sáng tạo của con người và địa hình của đồi núi, màu xanh của rừng, chìm trong làn mây bồng bềnh khiến thị trấn Sa Pa như chìm dần vào trong khói sương mờ huyền ảo, làm cho nhiều du khách ngỡ ngàng như đi lạc vào chốn bồng lai.
Sa Pa còn là một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng chứa đựng bao điều kì diệu của cảnh sắc thiên nhiên và con người, là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào dân tộc: Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó, Kinh, Hoa, …
Khách du lịch đến Sa Pa không chỉ để tận hưởng không khí trong lành, sự yên bình giản dị của một vùng đất phía Tây Bắc, mà Sapa còn là điểm đến để bạn chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hoang sơ của những ruộng bậc thang, thác nước, những ngọn núi non hùng vĩ, khám phá những phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa của các dân tộc nơi đây. Một trong số đó chính là lễ hội.
Xem thêm: Top nhà hàng Sapa nổi tiếng nhất định phải ghé qua
2. Lễ hội Sapa có gì hay ho và đặc sắc?
Nhắc đến lễ hội, đây là một hoạt động thường xuyên diễn ra nhằm phát huy và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, đây còn là một hoạt động vô cùng quan trọng nằm trong chuỗi hoạt động mừng Đảng mừng xuân của huyện nhằm khơi dậy sức mạnh tập thể trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khuyến khích người dân tích cực tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch ở địa phương.
2.1. Những lễ hội Sapa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của người Xá Phó
2.1.1. Lễ hội Sapa tết đón Hồn Lúa Mới.
Tết đón hồn lúa mới (còn gọi bằng tên Tết cơm mới), mang đậm vẻ đẹp tín ngưỡng nông nghiệp. Tết đón hồn lúa mới được tổ chức vào thời điểm trước một mùa thu hoạch mới, khi mà các cánh đồng lúa bắt đầu ngả màu.
Đồng bào người Xá Phó sẽ chọn ngày đẹp, đem cất toàn bộ thóc gạo cũ, dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa để đón hồn lúa mới về nhà thay cho vụ mùa cũ.
Những người phụ nữ khỏe mạnh của gia đình được cử đi cắt lúa mới, thường là vợ và con gái chủ nhà. Họ dậy sớm, tóc tai gọn gàng, diện trang phục đẹp đẽ, lặng lẽ ra ruộng, lên nương để cắt lúa.
Du lịch Sapa vào đúng dịp Lễ hội truyền thống này, bạn sẽ được tìm hiểu điểm đặc biệt của nghi thức đó là người đi cắt lúa tránh để người khác biết, kiêng kỵ gặp người cùng làng trên đường đi.
Khi cắt lúa, người phụ nữ quay mặt theo hướng mặt trời mọc, đón ánh bình minh rực rỡ. Khi đã đón lúa về đến nhà, sáng hôm sau người Xá Phó giã lúa thành gạo và nấu cơm cúng tổ tiên.
Xem thêm: Top nhà hàng Sapa nổi tiếng nhất định phải ghé qua
2.1.2. Lễ hội Sapa Quét Làng
Lễ hội quét làng truyền thống được tổ chức vào ngày Ngọ, ngày Mùi của tháng 2 âm lịch hàng năm, là phong tục của đồng bào dân tộc người Xá Phó ở Sapa.
Được biết, quan niệm từ xa xưa của đồng bào dân tộc Xá Phó, tháng 2 là tháng ma đói kéo về làng, phá hoại cuộc sống dân làng. Do đó người Xá Phó tổ chức quét làng để cầu mong sự yên bình, kỳ vọng về hoa màu tốt tươi, chăn nuôi gia súc an toàn.
Lễ hội quét làng ở Sapa mang nét giản dị từ quá trình chuẩn bị cho đến thực hiện nhưng khách du lịch Sapa vẫn sẽ nhận thấy sự yêu thương về ý nghĩa giản dị, hướng đến cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
2.1.3. Lễ Hội Hoa Chuối Của Người Xá Phó
Nếu có dịp ghé Sapa vào tháng 9 thì đừng quên tham dự lễ hội hoa chuối của người Xá Phó nhé. Lễ hội Sapa này được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 hằng năm.
Lễ được tổ chức nhằm cầu cho mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm phát triển tốt và nhà nào cũng luôn được ấm no. Ngoài ra người ta còn dựng một cây chuối có hoa và quả tại trung tâm nơi diễn ra buổi lễ. Sau đó cắm các loài hoa vào thân chuối và đi xung quanh để cầu mùa màng và bình an.
Lễ hội Sapa hoa chuối là nơi để vui chơi, giao lưu. Và hơn hết là thể hiện tinh thần đoàn kết của các đồng bào dân tộc Xa Phó.
Đặc biệt hơn, các gia đình người Xa Phó có tục lệ vô cùng độc đáo. Là kiêng không được ai mang bất cứ thứ gì ra khỏi nhà khi đang diễn ra lễ hội Hoa Chuối.
Xem thêm: Swing Sapa – Tổ hợp sống ảo bậc nhất tại xứ sở sương mù
2.2. Những lễ hội Sapa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của người H’Mông
2.2.1. Lễ hội Gầu Tào tại Sapa
Lễ hội Sapa Gầu Tào là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc H’Mông tại Sapa. Theo truyền thống của người dân nơi đây, khi gia đình không có con, hoặc sinh con một bề, có người đau ốm, làm ăn không tốt, họ sẽ lên Gầu Tào để cầu khấn sự ban ơn từ thần linh. Khi những điều mà người dân cầu khấn thành hiện thực, người ta sẽ làm lễ Gầu Tào tạ ơn.
Một chi tiết rất thú vị ở Lễ hội Gầu Tào nằm là ở việc quy tụ những loại hình văn hóa đặc trưng, có quy mô cộng đồng duy nhất của người dân tộc H’Mông.
Du khách ghé thăm Sapa khi tham gia Lễ hội truyền thống Gầu Tào sẽ hiểu hơn về sự gắn kết của niềm tin hạnh phúc, ấm no, trở thành môi trường nuôi dưỡng văn hóa đồng bào H’Mông.
2.2.2. Lễ hội Nào Sồng
Lễ hội Sapa Nào Sồng được mệnh danh là lễ hội đặc trưng nhất của người Mông. Người dân sẽ chuẩn bị lễ vật là một đôi gà trống mái hoặc lợn cùng rượu dâng lên cho vị thần Thu Tỉ.
Đây là vị thần thổ địa bảo vệ cho dân làng cũng như gia súc tránh khỏi thú dữ. Sau khi cúng xong, những cặp gà hay heo sẽ được đem đi mổ, lấy tiết bôi vào gốc cây nơi thần ngự. Rồi người dân làm cỗ vui vẻ ăn uống cùng nhau.
Bên cạnh đó, lễ hội Nào Sồng còn là dịp để các chủ gia đình ngồi lại, họp bàn về các vấn đề sản xuất, chăn nuôi. Đề ra những quy định chung khi sử dụng nguồn nước cũng như chăm bón mùa màng, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn hơn,…
2.3. Những lễ hội Sapa đặc sắc khác
2.3.1. Lễ hội Tuyết Sapa
Lễ hội Tuyết Sa Pa (Sapa Snow Festival) là lễ hội thường niên đã trải qua 6 mùa. Lễ hội đã thực sự trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, riêng có của Sa Pa và là điểm đến không thể thiếu trong mùa đông của những du khách yêu quý xứ sở mù sương.
Lễ hội tuyết thường được tổ chức từ 25 – 27/12 hằng năm trong không gian rộng 6000m đầy tuyết phủ với khung cảnh tuyết rơi như trời Âu.
Trong Lễ hội tuyết du khách có thể tha hồ check in, sống ảo miễn phí ở các địa điểm như: Con đường tuyết mùa đông, Vườn hoa tuyết Sapa, Rừng thông samu tuyết, Biệt thự tuyết, Sân khấu tuyết sôi động, Con đường bậc thang hoa cải vàng tuyết phủ…
Xuyên suốt Lễ hội Sa Pa năm 2021, du khách có cơ hội thưởng thức ẩm thực vùng cao ngắm tuyết, hòa mình trong không gian Giáng sinh và mừng năm mới ấm cúng với âm nhạc dân gian và đường phố sôi động.
Xem thêm: Top 15 quán đồ nướng Sapa ngon – giá rẻ – chất lượng
2.3.2. Lễ hội Sapa Roóng Poọc Của Người Giáy
Để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vào ngày Thìn tháng Giêng Âm lịch hằng năm người Giáy ở Tả Van lại mở lễ hội Roóng Poọc. Trong khi diễn ra lễ hội ngoài những nghi lễ truyền thống.
2.3.3. Lễ hội Sapa Xuống Đồng
Được khai hội vào ngày mồng 8 Tết hằng năm. Lễ hội Sapa Xuống Đồng là một trong các lễ hội ở Sapa thu hút được nhiều dân địa phương và du khách tham dự.
Bắt đầu buổi lễ là những điệu múa văn nghệ đậm đà bản sắc vùng cao của người Tày, người Dao. Và đặc biệt hơn hết là những màn xòe duyên dáng của những cô gái người mở màn buổi lễ.
Tiếng kèn tiếng trống nô nức tạo nên một bản sắc sinh động vào ngày đầu năm. Khi các màn xòe kết thúc mọi người thường đổ tới tham gia các trò chơi dân gian ở các khu trò chơi. Đây sẽ là lễ hội giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm mới ở vùng cao Tây Bắc này.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Sapa chi tiết, mới nhất 2023
2.3.4. Lễ hội Sapa Tết Nhảy
Tết nhảy là ngày lễ hội Sapa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số người Dao đỏ Tả Van tại Sapa. Tùy theo mỗi dòng họ dân tộc nơi đây, lễ hội sẽ được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết. Khi lễ hội truyền thống Sapa này được tổ chức, những gia đình trong họ sẽ tập trung về nhà trưởng họ.
Ngay khi hoàn thành phần lễ trình báo tổ tiên, thầy cúng cùng các phụ lễ sẽ nhảy 14 điệu nhảy. Mỗi điệu nhảy có động tác khác nhau, mang tính biểu tượng cao.
Những điệu nhảy truyền thống trong Lễ hội Tết nhảy mang ý nghĩa về mục đích mở đường, xua đuổi tà mà. Người tham gia nhảy thể hiện sự hùng dũng, mạnh mẽ.
2.3.5. Lễ hội Sapa Hát Giao Duyên Ở Xã Tả Phìn
Như đã thành thông lệ, vào đầu tháng Giêng hàng năm, người dân xã Tả Phìn lại mở hội hát giao duyên các dân tộc cụm xã Tả Phìn, Sa Pả, Trung Chải thuộc huyện Sapa, Lào Cai. Thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến trẩy hội, khám phá nét văn hóa đặc sắc của nhân dân các dân tộc nơi đây.
Tại Lễ hội Sapa này, du khách đã được khám phá những nét văn hóa truyền thống độc đáo của người Dao đỏ (Sapa) như: Tết nhảy; hội hát giao duyên của nam thanh, nữ tú; lễ cưới hỏi, lễ cấp sắc cho thanh niên đến độ tuổi trưởng thành được các nghệ nhân trình diễn lại trong hội xuân đầu năm mới.
Ngoài ra, du khách còn được thả sức cười vui khi trực tiếp tham gia các trò chơi hấp dẫn tổ chức trong lễ hội như: Thi đi cầu tre qua suối, thi leo cột lấy quà, thi chạy leo núi…
Xem thêm: Khám phá bãi đá cổ Sapa – Nét đẹp bí ẩn thị trấn mờ sương
Sapa – một thị trấn du lịch xinh đẹp luôn được du khách yêu thích bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Bắc này. Đến với Sapa, bạn không những sẽ có cơ hội được tham gia và trải nghiệm rất nhiều sự kiện và song song với đó còn được chứng kiến cũng như góp mặt vào những lễ hội Sapa vô cùng hấp dẫn.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Bỏ túi kinh nghiệm du lịch Tam Đảo chi tiết nhất từ A – Z
Kinh nghiệm du lịch Ba Vì – Trốn khỏi ồn ào nơi phố thị
Kinh nghiệm du lịch Hạ Long chi tiết mới nhất 2023