Bạn đang xem bài viết: Top 11 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Trò chơi đóng vai theo chủ đề không những giúp bé vui chơi, thư giãn mà còn phát triển trí tuệ, thể lực và các kỹ năng xã hội. Nếu mẹ chưa biết cho bé chơi về nội dung gì thì hãy tham khảo ngay top 11 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ ở bài viết dưới đây nhé!
1Trò chơi đóng vai theo chủ đề là gì?
Trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi mà bé sẽ hóa thân thành các nhân vật trong hoạt hình như hoàng tử, công chúa,… hoặc trở thành bất cứ nhân vật nào mà bé thích. Trong trò chơi này, trẻ sẽ tự mình tập hợp thành một nhóm chơi, tự mình phân công để hoàn thành tốt công việc của nhân vật.
Đồ chơi nhập vai mang lại cho bé nhiều kỹ năng cũng như sự hiểu biết về thế giới bên ngoài như kỹ năng hợp tác, kỹ năng giải quyết vấn đề,… với các trẻ khác trong cùng độ tuổi hoặc với trẻ ở độ tuổi khác nhau.
Trò chơi nhập vai là trò chơi mà bé sẽ hóa thân thành các nhân vật
2Lợi ích của trò chơi đóng vai theo chủ đề
Có thể thấy, trò chơi đóng vai theo chủ đề mang lại nhiều lợi ích cho những đứa trẻ nhỏ nhất khi được chơi cùng bố mẹ. Trò chơi không những giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và tưởng tượng của trẻ mà còn giúp bé có thể thực hành và biết được nhiều điều mới bên ngoài xã hội. Bên cạnh những kỹ năng vận động, trò chơi còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội như:
- Biết cách nói chuyện và thảo luận với mọi người xung quanh.
- Phát triển ngôn từ.
- Biết cách quản lý cảm xúc và giải quyết những vấn đề phát sinh trong trò chơi.
- Biết được những kỹ năng sống thực tế khi bé đóng vai một nhân vật trong cuộc sống hàng ngày.
Trò chơi đóng vai giúp bé biết cách nói chuyện và thảo luận với mọi người xung quanh
3Top 11 trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ
3.1 Trò chơi nấu ăn
Trong trò chơi nấu ăn, hãy cho một vài bé đóng vai là khách hàng hoặc người đang bị bệnh để những bé còn lại tự nhận ra rằng mọi người cần sự giúp đỡ ở bé. Do đó, bé sẽ bắt đầu nấu các món ăn từ những vật dụng mà mẹ đã chuẩn bị sẵn như chén ăn dặm, dao, nĩa, thìa ăn dặm cho bé, nồi, chảo,… và những món ăn bằng đồ chơi để chiều lòng khách hàng hoặc bồi bổ cho người bệnh.
Bên cạnh đó, bé có thể tự sáng tạo ra những món ăn của riêng mình và biết cách nói chuyện để bán cho khách hàng, giúp cho bé phát triển vốn từ vựng của mình hơn. Qua trò chơi này, bé học được cách quan tâm, hợp tác, chia sẻ với người khác. Đặc biệt, bé có thể trở thành người đầu bếp giỏi giang hay một người bán hàng vui tính trong tương lai.
Bộ đồ chơi vali kéo nhà bếp VBCare VBC-17Q05
3.2 Trò bán hàng (đồ hàng)
Trong trò chơi, bé sẽ bày tất cả những đồ chơi mô phỏng được mẹ chuẩn bị như: bánh gạo, bánh que, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá,… và sắp xếp theo từng loại. Nếu có thể, mẹ hãy chuẩn bị những tờ giấy có ghi mệnh giá tiền và giải thích cho bé cách sử dụng.
Sau đó, các bé sẽ được chia thành hai nhóm: 1 nhóm làm người bán hàng và nhóm còn lại sẽ là người mua hàng. Các bé mua hàng sẽ chọn món hàng mình muốn mua, ví dụ: “Bác ơi, bán cho tôi 2 quả trứng hoặc bác ơi, bán cho tôi 2 bó rau ngót,…”, người mua sẽ trả tiền và nói cảm ơn. Cuối cùng, 2 người chào tạm biệt nhau.
Qua trò chơi bán hàng, bé sẽ hiểu được công việc buôn bán của những người bán hàng và giá trị của nhứng thứ xung quanh như giá trị của đồng tiền và cách để mua một thứ gì đó.
Đồ chơi máy tính tiền siêu thị VBCare VBC-5577
3.3 Trò chơi “gia đình” (chủ đề gia đình)
Trò chơi gia đình mang lại sự phát triển về mặt ngôn ngữ, cảm xúc và giao tiếp của trẻ. Ở giai đoạn 1.5 tuổi, bé đã biết “giả vờ” cầm cốc đưa lên uống nước,… Vì thế, những nội dung và đạo cụ đồ chơi cho bé đều xuất phát từ sinh hoạt hàng ngày ở giai đoạn này. Đến khi bé được 2 tuổi, sự tưởng tượng, trí tuệ và thể lực của bé tiếp tục phát triển nên tình huống của trò chơi gia đình cũng phức tạp hơn.
Bố mẹ có thể lựa chọn các tình huống gia đình và chuẩn bị các vật dụng để chơi cùng bé. Ví dụ trong tình huống gia đình nấu ăn, bố mẹ sẽ chuẩn bị cho bé những dụng cụ nấu ăn. Trong trò chơi, bố mẹ tạo tình huống và có thể cho trẻ đóng vai là một người bố hoặc một người mẹ hoặc là một người con. Bố và mẹ sẽ là người yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho con khi con bị ốm.
Ở ngày đầu tiên, bố mẹ hãy cho trẻ đóng vai là bố, mẹ và cùng “các con” chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, cùng vui vẻ trò chuyện với nhau. Ở những ngày sau, bố mẹ có thể mời ông bà của bé đến chơi, cùng nhau mua sắm và hay cùng nấu một bữa ăn tổ chức tiệc sinh nhật. Ngoài ra, bố mẹ có thể tạo tính huống cả gia đình đi tham quan hoặc đi chơi công viên,…
3.4 Trò chơi làm máy bay giấy
Để có thể chơi trò chơi làm máy bay giấy, bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé cánh máy bay được làm bằng giấy hoặc áo choàng để gia tăng phần thú vị cho trò chơi. Trò chơi này rất đơn giản, bé chỉ cần đưa 2 cánh tay ra giả làm máy bay và bố mẹ hãy tập cho bé cách chơi từ cất cánh, hạ cánh, đeo dây an toàn.
Trò chơi mang lại sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, giúp bé có nhiều trải nghiệm tốt với bố và mẹ. Đặc biệt, bé có thể hoạt động và tăng cường sức khỏe thể chất.
3.5 Trò chơi bác sĩ thú y
Bố mẹ hãy chuẩn bị cho bé những dụng cụ và đồ nghề bằng đồ chơi của bác sĩ thú ý và những con vật bằng bông hoặc đồ chơi như là thỏ, gà, vịt, gấu,…
Trong trò chơi, bé có thể vào vai một người bác sĩ thú y hoặc chủ của thú cưng bị bệnh. Người chủ sẽ đặt con vật lên bàn và bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ để khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra hướng giúp thú cưng hết bệnh. Sau đó, bác sĩ và chủ thú cưng sẽ chào nhau ra về.
Qua trò chơi, bé sẽ hiểu được khái quát công việc của bác sĩ thú y và biết được những bộ phận của con vật gồm những gì. Ngoài ra, bé sẽ được phát triển thêm về mặt ngôn ngữ cũng như thêm yêu, biết qua tâm và lo lắng đến con vật.
Bộ đồ chơi bác sĩ thú cưng Battat BT2538Z
3.6 Trò chơi tổ chức sinh nhật (chủ đề sinh nhật)
Trước khi chơi trò chơi, mẹ nên chuẩn bị cho bé các đồ vật, đồ chơi để làm quà và cho các bé chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ như: đọc thơ, kể chuyện,… Ngoài ra, mẹ cũng cần chuẩn bị bánh kem, hoa quả, bánh quy, bánh chocolate, kẹo,… và một số vật dụng để trang trí cho bữa tiệc.
Trò chơi tổ chức sinh nhật có thể tổ chức riêng cho từng bé vào đúng ngày sinh nhật hoặc tổ chức chung cho các bé có chung tháng.
Khi bữa tiệc diễn ra, bé sẽ tự giới thiệu về bản thân và chia sẻ cảm xúc của mình trước các bạn. Sau đó, các bạn sẽ tặng quà và nói những lời chúc tốt đẹp đến bé. Cuối cùng là biểu diễn văn nghệ và thưởng thức bữa tiệc. Kết thúc bữa tiệc, bé sẽ gửi lời cảm ơn đến các bạn rồi chia tay và chào tạm biệt khi các bạn ra về.
3.7 Trò chơi cửa hàng quần áo
Mẹ hãy chuẩn bị cho bé một quầy bán hàng với những bộ quần áo mà bé tự chọn. Sau đó, cho bé sắp xếp hoặc treo lên theo từng loại quần áo. Có thể cho bé làm người bán hàng và bố mẹ là khách hàng hoặc ngược lại. Bé sẽ làm những công việc của người bán hàng như dọn dẹp cửa hàng cho sạch sẽ, sắp xếp quần áo cho ngay ngắn và tư vấn chọn trang phục.
Sau đó, bố mẹ chọn quần áo và ra quầy thanh toán tiền. Kết thúc, người bán và người mua cảm ơn, chào nhau ra về. Qua trò chơi này, bé sẽ được nâng cao khả năng thẩm mỹ về thời trang, phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn từ. Đặc biệt, bé sẽ biết sắp xếp quần áo sao cho đẹp.
3.8 Trò chơi thợ làm tóc
Bố mẹ sẽ chuẩn bị cho bé các vật dụng làm tóc như là lược, đồ chơi uốn tóc, kéo nhựa, dây, cặp tóc. Bé sẽ đóng vai làm người cắt tóc hoặc khách hàng đến cắt. Sau đó, bố mẹ sẽ tạo tình huống để bé phát huy khả năng sáng tạo bằng những vật dụng bố mẹ đã chuẩn bị trước để tạo những kiểu tóc mà bé thường thấy xung quanh.
Trong trò chơi, người làm tóc sẽ chào hỏi khách hàng và tư vấn cho khách hàng các kiểu tóc phù hợp với khách hàng. Sau đó, bé sẽ chăm sóc tóc cho khách hàng. Qua trò chơi, bé sẽ phát triển sự sáng tạo, giúp bé hiểu thêm và trải nghiệm công việc cắt tóc.
Bộ đồ chơi vali dụng cụ làm tóc Bowa 8231 (21 chi tiết)
3.9 Trò chơi đi siêu thị mua sắm
Mẽ hãy đem những vật dụng, đồ chơi, các loại đồ chơi học tập ví dụ như bút chì, hộp màu, bảng, vở, truyện tranh, đồ chơi búp bê, gấu bông,… và sắp xếp theo từng loại. Bé sẽ đóng vai làm người phục vụ chăm sóc cho quầy hàng của mình sạch sẽ, gọn gàng.
Sau đó, bố mẹ làm khách hàng đến mua hàng, chọn những vật dụng muốn mua và bỏ vào giỏ. Cuối cùng, ra quầy thanh toán tiền, người bán và người mua cảm ơn, chào nhau ra về. Khi trẻ chơi trò chơi đi siêu thị mua sắm, bé sẽ được phát triển khả năng ngôn ngữ và được trau dồi thêm khả năng nhận biết đồ dùng.
Bộ đồ chơi siêu thị VBCare VBC-688-2 (21 chi tiết)
3.10 Trò chơi đóng vai bác sĩ
Mẹ chuẩn bị các vật dụng bác sĩ bằng đồ chơi cho bé như ống nghe, mũ bác sĩ, băng gạc, đồ nghề bác sĩ. Trong đó, bé có thể vào vai làm bác sĩ, bố mẹ làm bệnh nhân hoặc ngược lại. Khi chơi, bố mẹ hãy hướng dẫn bé cách chơi, bác sĩ sẽ là người khám bệnh cho bệnh nhân và y tá phụ giúp và làm theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và bệnh nhân sẽ nghe theo lời hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu được, mẹ có thể tạo một buổi gặp gỡ bác sĩ, một bệnh nhân hay thăm một bệnh viện sẽ dễ hiểu hơn và giúp cho trẻ chơi dễ hơn. Qua trò chơi, bé có thể phát triển kỹ năng làm chủ tình huống, kể cả khi mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Ngoài ra còn giúp bé hiểu hơn về công việc của bác sĩ, có cơ hội được thử sức và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi giao tiếp với bạn bè.
Bộ đồ chơi vali bác sĩ Bowa 8355 (18 chi tiết)
3.11 Trò chơi cửa hàng nước giải khát
Bố mẹ hãy tạo cho bé một quầy nước giải khát và chuẩn bị cho bé những loại đồ uống như nước ép, nước chanh, nước dừa, sinh tố,… để bé có thể bày lên và bán. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé biết từng loại nước uống đem lại lợi ích gì cho sức khỏe mọi người để bé có thể tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.
Trong trò chơi, bé có thể là người bán nước hoặc là khách hàng. Khi đó, người bán hàng sẽ giới thiệu những món thức uống và tư vấn lựa chọn phù hợp cho khách hàng. Sau đó, khách hàng sẽ chọn và thanh toán và cuối cùng người bán và khách hàng chào nhau. Qua trò chơi, bé sẽ học được cách xử lý và giải quyết các vấn đề với khách hàng và biết được thêm nhiều về các loại nước giải khát.
Bộ đồ chơi xe đẩy cửa hàng bán kem Bowa 8342 (31 chi tiết)
4Lưu ý khi ba mẹ cùng bé chơi trò chơi đóng vai
Khi chơi trò chơi đóng vai cùng bé, mẹ nên lưu ý những điều sau để giúp bé phát huy hết khả năng để phát triển bản thân:
- Mẹ không cần chỉ dạy bé cách làm sao để “giả vờ” chơi cho giống thật vì đây là trò chơi cần sự tự nhiên ở bé. Nhưng bên cạnh đó, mẹ cũng nên tạo môi trường “thuận lợi” để cho bé phát huy hết mình.
- Mẹ nên để bé tự do vui chơi và giúp bé phát triển ý kiến và trí tưởng của bé thông qua trò chơi kỹ năng sống. Ngoài ra, mẹ cũng nên dành thời gian chơi với bé để gần gũi hơn.
- Đặc biệt, mẹ nên khuyến khích bé trò chuyện, đặt câu hỏi nhiều hơn khi chơi để giúp bé phát triển vốn từ và kiến thức của mình.
Mẹ nên khuyến khích bé trò chuyện, đặt câu hỏi nhiều hơn khi chơi
- 10 trò chơi và hoạt động giúp trẻ em vui khỏe phát triển
- Top 15 món đồ chơi phát triển trí thông minh cho bé 2 tuổi
- Top 10 đồ chơi thông minh cho bé 3 tuổi phát triển thể chất và trí tuệ
Trò chơi đóng vai theo chủ đề giúp trẻ phát triển trí tuệ, thể lực và các kỹ năng xã hội. Vì thế, mẹ nên tạo cơ hội để bé có thể chơi cùng với bạn nhé! Nếu mẹ có thắc mắc vấn đề gì thì hãy gọi ngay tổng đài truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được giải đáp ngay!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Top 11 trò chơi đóng vai theo chủ đề thú vị cho trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.