Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên nhân và cách khắc phục các mẹ không nên bỏ qua

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên nhân và cách khắc phục các mẹ không nên bỏ qua

Bé nhà bạn bị ọc sữa, nôn trớ là tình trạng không hiếm gặp ở các bé sau khi ăn no khiến mẹ vô cùng lo lắng. Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này trong bài viết sau đây!

1Nguyên nhân khiến trẻ bị ọc sữa

Trẻ bị ọc sữa do sinh lý

Đối với trẻ đang trong giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa vẫn còn yếu, các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Dẫn đến việc trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày gây no trong khi bú. Sau đó, nếu mẹ lại đặt nằm ở tư thế nghiêng thì trẻ dễ bị ọc sữa.

Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé bú sữa quá nhiều sẽ khiến cho dạ dày không kịp tiêu hóa, lúc này sữa bị trào ra ngoài.

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên nhân và cách khắc phục các mẹ không nên bỏ qua

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

Nếu bé bị ọc sữa, nôn trớ kèm theo một số dấu hiệu dưới đây thì mẹ cần lưu ý bởi rất có thể bé bị một bệnh lý nào đó:

  • Khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói: có thể trẻ bị các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng,…
  • Trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên: có thể trẻ bị một số bệnh đường tiêu hóa như tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi.
  • Trẻ bị ọc sữa kèm theo vặn mình, giật mình hay co giật, quấy khóc ban đêm: do trẻ bị thiếu canxi.

Trẻ bị ọc sữa do bệnh lý

2Trẻ bị ọc sữa có nguy hiểm không

Khi nào ọc sữa, nôn trớ ở trẻ sơ sinh được coi là bình thường?

Ọc sữa, nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé trớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này.

Ọc sữa, nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách đẩy lùi đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này.

Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng ọc sữa, nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, nguyên nhân có thể là do một loại vi rút dạ dày. Đôi khi, dù rất hiếm, nôn trớ ít khi là biểu hiện của một tình trạng viêm nhiễm nào đó ở hệ hô hấp, tiết niệu hay thậm chí là tai.

Bé càng lớn mà tình trạng ọc sữa, nôn trớ càng nghiêm trọng thì hãy đưa bé tới bác sĩ ngay. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo cần tới bệnh viện ngay: đau bụng quằn quại, bụng trướng, lơ mơ hay ở trạng thái kích thích, co giật, liên tục nôn trớ hay tiếp tục nôn trớ trên 24 tiếng, miệng khô, ít nước mắt, ít đi tiểu, xuất hiện máu hay mật màu xanh,…

Khi nào cha mẹ nên lo lắng?

3Làm gì khi trẻ bị ọc sữa, nôn trớ

Những em bé bị trớ sữa có thể do bú hơi nhiều quá, chẳng hạn là bú bình mà dùi lỗ to thì chúng ta cần dùi lại lỗ bình nhỏ cho em bé bú để tránh tình trạng bé bú hơi nhiều quá và làm cho sữa lắp đầy núm vú.

Cách phát hiện em bé bú hơi nhiều khá đơn giản, bạn chỉ cần để ý em bé khi bú nếu bình sùi bọt lên nhiều tức là quá nhiều hơi trong bình. Khi dùi bình sữa chú ý nên tránh đường thở của bé như tránh trực diện vào cổ họng của bé dễ làm cho bé bị trớ.

Làm gì khi trẻ bị ọc sữa

Nếu em bé bị trớ sữa do thiếu canxi thì phải bổ sung canxi cho em bé để tránh tình trạng trớ sữa.

Lưu ý: Cha mẹ không nên quá căng thẳng về hiện tượng này ở trẻ. Mỗi đứa trẻ đều sẽ nôn trớ ít nhiều trong giai đoạn sau khi chào đời và thường không ảnh hưởng gì tới sức khoẻ cũng như sự phát triển của trẻ.

4Các cách tránh ọc sữa, nôn trớ ở trẻ hiệu quả

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong lúc đang bú mẹ. Và nếu lúc này mẹ cho bé nằm ngay, tình trạng ọc sữa rất dễ xảy ra. Vì vậy, sau khi cho bé ăn xong, mẹ nên giữ không cho bé nằm ngay.

Đối với trẻ sơ sinh bị ọc sữa, nôn trớ, nguyên tắc cơ bản cần làm là giữ cho dạ dày của trẻ hướng xuống. Đặt bé ngồi trên đùi của bạn với đầu của bé dựa vào ngực bạn. Giữ bé trong tư thế này suốt 30 phút sau khi ăn.

Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng và yên lặng sau khi ăn

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

So với những bé lớn, hệ tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh có dung tích nhỏ hơn rất nhiều. Vì vậy, thay vì cho bé bú quá nhiều trong 1 lần, mẹ nên cho bú nhiều lần hơn, với lượng sữa đã được giảm bớt mỗi lần. Điều này để đảm bảo đủ cữ sữa cho trẻ. Cách này có thể giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn, nhưng cũng khiến mẹ vất vả hơn nhiều.

Cho trẻ ăn theo liều lượng nhỏ và thường xuyên

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Trẻ bị ọc sữa, nôn trớ thường xuyên hay bị tỉnh giấc giữa đêm vì trẻ nằm ngửa không tạo ra trọng lực cần thiết để giữ thức ăn xuống. Nếu bé yêu nhà bạn vẫn ngủ tốt thì không cần phải thay đổi nếp ngủ của bé.

Để bé ngủ ở tư thế dễ chịu

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Để trẻ mặc bỉm, tã lỏng, thông thoáng để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng của trẻ. Không thay bỉm, tã cho trẻ sau khi ăn bởi đặt trẻ nằm ngửa hoặc để trẻ vặn mình trong khi thay tã càng dễ gây ra nôn trớ.

Mặc bỉm, tã lỏng cho bé

Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Nếu bé đang uống sữa bột công thức, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc pha sữa công thức đặc hơn một chút cho phù hợp. Sữa công thức đặc hơn sẽ giảm thiểu tần suất trẻ bị ọc sữa.

Lưu ý: Không tự tiện thay đổi công thức pha sữa cho trẻ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Thay đổi độ đặc của sữa công thức

Bổ sung canxi cho bé

Ọc sữa, nôn trớ đi kèm với triệu chứng vặn mình, khó ngủ mỗi đêm có thể là dấu hiệu cho thấy chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé không có đủ lượng canxi cần thiết. Trong trường hợp này, bổ sung canxi đầy đủ là cách tốt nhất để giúp bé.

Bổ sung canxi cho bé

Cho trẻ bú mẹ đúng cách

Mẹ hãy cho bé bú bên trái trước, sau đó mới chuyển bé sang bú bầu bên phải vì dạ dày bé đã nhiều sữa, bé cần nằm nghiêng trái. Với cách cho bú này, sữa sẽ dễ dàng xuống và lưu giữ trong dạ dày bé mà không trào ngược ra ngoài. Nếu cho bé bú bình, mẹ nên giữ để đầu vú luôn đầy sữa, tránh để bình sữa nằm nghiêng.

Nếu bé khóc khi đang bú, mẹ nên ngừng ngay vì nếu bú lúc này, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày nên dễ trào ngược. Bố mẹ cũng nên lưu ý không chọc bé cười nhiều vì như thế cũng dễ khiến bé trớ sữa ngoài.

cho trẻ bú đúng cách

Bên cạnh đó, mẹ không nên cho bé bú quá nhiều, dạ dày căng lên sẽ khiến bé dễ nôn trớ. Nếu đang tập cho bé ăn dặm một món mới, mẹ nên bắt đầu với số lượng thật ít sau đó mới tăng dần để thử sự thích ứng của bé.

Xem thêm:

  • Các loại chất liệu bình sữa trên thị trường và cách phân biệt
  • Máy hâm sữa là gì? Có công dụng gì? Các bà mẹ có nên sử dụng không?
  • Các sai lầm thường gặp khi hâm, bảo quản, trữ đông, rã đông sữa mẹ

Với các thông tin cũng như kinh nghiệm được chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng các mẹ sẽ áp dụng thành công và cùng bé vượt qua vấn đề ọc sữa, nôn trớ của con mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *