Bạn đang xem bài viết: Trẻ bị phát ban là dấu hiệu của bệnh gì? Gợi ý hướng xử trí đúng cách và an toàn cho trẻ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Phát ban trên da (nổi mẩn ngứa) là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, có thể được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc các phản ứng dị ứng. Xác định chính xác nguyên nhân gây phát ban có thể giúp con bạn giảm thiểu tình trạng này và mau chóng phục hồi. Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cùng bạn khám phá các nguyên nhân gây phát ban và cách để kiểm soát và điều trị tình trạng này.
Phát ban là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ. Nguồn: BabyCenter
1Khi nào bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị?
Phát ban trên da là hiện tượng phổ biến ở trẻ, nhưng nếu con bạn có những dấu hiệu được đề cập bên dưới, thì bạn cần đưa con đến bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị đúng:
- Các nốt mẩn ngứa đang cản trở các hoạt động hàng ngày của trẻ.
- Trẻ khó ngủ, hay nổi mẩn đỏ gây đau nhức.
- Các vết mẩn ngứa không thuyên giảm sau hai ngày.
- Con bạn bị sốt.
- Phát ban ngày càng nặng khi con bạn ăn một loại thức ăn mới hoặc uống một loại thuốc nào đó.
- Các nốt mẩn ngứa xuất hiện giống như vết bầm tím.
Nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê, hãy đưa trẻ đến bác sĩ càng sớm càng tốt để trẻ được điều trị kịp thời.
Một đứa trẻ có thể bị phát ban do nhiễm vi rút, vi khuẩn hoặc các bệnh nhiễm trùng khác. Tiếp theo, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ liệt kê các nguyên nhân và triệu chứng của các loại phát ban ở trẻ.
2Phát ban do vi-rút gây ra
Các loại phát ban do vi rút gây ra có thể kể đến như: bệnh thủy đậu, bệnh sởi, bệnh Rubella, ban đỏ nhiễm khuẩn, bệnh tay chân miệng và bệnh u mềm lây.
1. Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh siêu vi rất dễ lây lan do vi-rút varicella-zoster gây ra.
Triệu chứng thường gặp
Các dấu hiệu chính của bệnh thủy đậu là phát ban, nhức đầu, sốt từ 2-3 ngày, sau đó là hình thành mụn nước và chán ăn. Các nốt mẩn ngứa và hình thành các mụn nước chứa đầy dịch. Chúng phồng rộp và đóng vảy sau 5-6 ngày sau khi bắt đầu phát ban và chủ yếu xuất hiện trên tai, mặt, cánh tay, ngực, bụng và chân.
Cách điều trị
Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh này, nhưng bạn có áp dụng một số mẹo sau để làm giảm các triệu chứng.
- Sử dụng kem dưỡng da có thành phần calamine và tắm nước mát trong nước có baking soda (muối nở) và bột yến mạch sống có thể giúp giảm ngứa.
- Cố gắng ngăn con bạn gãi vì có thể lây lan sang những vùng da khác và bị nhiễm trùng do vi khuẩn tiềm ẩn.
- Ngoài ra, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt và uống nhiều nước để tránh mất nước.
Biện pháp phòng ngừa
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) khuyến cáo cho trẻ tiêm 2 liều để kiểm soát bệnh tật. Đối với trẻ dưới 13 tuổi, liều đầu tiên nên được tiêm vào lúc 12-15 tháng và liều thứ hai trong khoảng thời gian từ 4-6 tuổi. Với trẻ trên 13 tuổi, chưa được chủng ngừa, nên tiêm hai liều và mỗi liều cách nhau 28 ngày.
2. Bệnh sởi
Sởi là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp do vi rút gây ra, có thể nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu bạn thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đưa trẻ đến bác sĩ.
Triệu chứng thường gặp
Sởi có thể lây lan qua các giọt nhỏ từ mũi, miệng hoặc cổ họng của người bị bệnh, các triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện 10-12 ngày sau khi nhiễm bao gồm:
- Sốt cao
- Sổ mũi
- Mắt đỏ ngầu
- 02-03 ngày sau các triệu chứng trên, các đốm trắng nhỏ được hình thành ở bên trong miệng
- 03-05 ngày sau, phát ban bắt đầu trên mặt và cổ trên và dần dần lan xuống dưới
Cách điều trị
Thông thường, không có loại thuốc nào được kê đơn cho bệnh sởi và các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7-10 ngày. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu cho con bạn nghỉ học ít nhất 4 ngày kể từ khi phát ban xuất hiện. Bác sĩ có thể kê toa acetaminophen để giảm sốt và đau nhức, đồng thời đề nghị bổ sung vitamin cho trẻ.
Biện pháp phòng ngừa
Bạn có thể ngăn ngừa bệnh sởi bằng cách tiêm vacxin MMR (sởi, quai bị, rubella) cho trẻ. Một liều vacxin này được tiêm cho trẻ em khi chúng được 12-13 tháng tuổi và liều thứ hai được tiêm khi trẻ được 3-4 tuổi.
3. Rubella hoặc bệnh sởi Đức
Rubella là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra ở trẻ em, còn được gọi là Sởi Đức.
Rubella có nhiều điểm tương đồng với bệnh sởi thông thường. Nguồn: Verywellhealth
Triệu chứng thường gặp
Phát ban đỏ trên mặt, sau đó lan ra các phần còn lại của cơ thể, là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi Đức hoặc Rubella. Các triệu chứng khác có thể xảy ra từ 01-05 ngày trước khi phát ban xuất hiện là:
- Sốt nhẹ
- Đau đầu
- Mắt hồng nhẹ
- Khó chịu
- Các hạch bạch huyết bị sưng và to
- Ho
- Sổ mũi
Cách điều trị
Trên thực tế, không có loại thuốc nào có thể ngăn Rubella phát triển. Vì vậy, bác sĩ thường khuyên bạn nên nghỉ ngơi và kê toa acetaminophen để giảm sốt và đau nhức.
Biện pháp phòng ngừa
Bệnh Rubella có thể được ngăn ngừa thành công bằng vacxin MMR. CDC khuyến cáo tiêm 2 liều vacxin, một liều từ 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4-6 tuổi.
Rubella có nhiều điểm tương đồng với bệnh sởi thông thường. Nguồn: Verywellhealth
4. Ban đỏ nhiễm khuẩn
Ban đỏ nhiễm khuẩn là bệnh nhiễm vi-rút thường gặp ở trẻ em vào đầu mùa hè, mùa đông và mùa xuân.
Triệu chứng thường gặp
- Nhiệt độ cao từ 38 độ trở lên
- Chảy nước mũi, đau họng và đau đầu
- Phát ban đỏ bắt đầu trên má và lan ra thân người, cánh tay và chân trong vài ngày, và sẽ biến mất trong vòng hai tuần
Cách điều trị
Một số cách bạn có thể làm để giúp con giảm bớt các triệu chứng:
- Để trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước
- Bác sĩ có thể kê đơn paracetamol cho những trường hợp nhiệt độ cao và đi kèm nhức đầu
- Thoa kem dưỡng ẩm cho vùng da bị ngứa
Biện pháp phòng ngừa
Vì đây là một loại vi rút lây nhiễm trong không khí, nên việc duy trì vệ sinh đúng cách có thể giúp ngăn ngừa loại vi rút này ở một mức độ nào đó. Để giảm sự lây lan của nhiễm trùng, bạn cần hướng dẫn con bạn rửa tay bằng nước ấm và xà phòng thường xuyên, bên cạnh đó dùng khăn giấy để che miệng con bạn khi hắt hơi và ho.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa hè và mùa thu.
Triệu chứng thường gặp
- Nhiều vết loét trong miệng và cổ họng, phát ban trên bàn tay và bàn chân.Các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi sau vài ngày.
- Ngoài sốt nhẹ, con bạn có thể bị lở loét bên trong miệng, ảnh hưởng đến vòm miệng và lợi. Trẻ cũng có thể bị phát ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và mông.
- Thông thường, trẻ bị tay chân miệng sẽ hồi phục mà không có bất kỳ biến chứng nào.
Cách điều trị
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu để chữa khỏi bệnh này. Bệnh thường trở nên tốt hơn trong vòng 07-10 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể làm những cách sau để giúp trẻ phục hồi nhanh chóng:
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước; tránh đồ uống có tính axit
- Cho trẻ ăn thức ăn nhẹ và mềm, tránh ăn thức ăn cay và nóng
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cho trẻ uống paracetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt
Biện pháp phòng ngừa
Cách tốt nhất để ngăn chặn căn bệnh này lây lan là giữ vệ sinh thật tốt. Đảm bảo rằng con bạn rửa tay bằng xà phòng thật kỹ lưỡng. Ngoài ra, không dùng chung giường và khăn tắm của trẻ; giặt khăn trải giường, khăn tắm và quần áo của trẻ với nước nóng.
6. U mềm lây
U mềm lây là một bệnh nhiễm trùng da do vi rút gây ra.
Hầu hết các trường hợp U mềm lây không cần điều trị. Nguồn: Texas Children’s Hospital
Triệu chứng thường gặp
- Xuất hiện các vết thương nhỏ nhô lên trên da nhưng không gây đau
- Các vết thương thường nhẵn và có màu hồng hoặc trắng sáng, với một vết lõm ở giữa.
- Phát ban chủ yếu xuất hiện trên mặt, thân mình, đùi, bụng và bộ phận sinh dục.
- Phát ban có thể kéo dài từ 06 tháng đến 04 năm. Trong hầu hết các trường hợp, không cần điều trị.
Cách điều trị
Thông thường, các tổn thương do u mềm lây không cần điều trị. Nhưng trong một số tình huống nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho trẻ dùng các loại kem bôi và thuốc mỡ.
Trong một số trường hợp rất hiếm, bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như liệu pháp tại chỗ, liệu pháp laser và liệu pháp áp lạnh. Các phương pháp điều trị này chữa khỏi từng tổn thương riêng biệt và kéo dài trong một vài buổi trị liệu.
Biện pháp phòng ngừa
U mềm lây lây lan qua việc tiếp xúc với da. Do đó, giữ vệ sinh tốt sẽ giúp ngăn ngừa. Ngoài ra, bạn có thể kiểm soát sự lây lan của phát ban bằng cách che chắn và không gãi.
Bài viết liên quan: Bố mẹ đừng quên học cách giữ an toàn cho bé trong mọi tình huống
3Phát ban do vi khuẩn gây ra
Phát ban do vi khuẩn gây ra bao gồm bệnh ban đỏ và chốc lở.
7. Ban đỏ
Ban đỏ là bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn (nhiễm vi khuẩn gây ngứa họng) với phát ban kèm theo. Bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em trong độ tuổi từ 5-15 tuổi.
Triệu chứng thường gặp
- Ban đỏ được gây ra bởi vi khuẩn Streptococcal ‘loại A’, cùng là loại vi khuẩn gây ra viêm họng.
- Bệnh ban đỏ đi kèm với phát ban đỏ đặc trưng, kèm theo sốt cao và đau họng.
- Các triệu chứng phổ biến nhất là phát ban đỏ xuất hiện khắp mặt, cổ, thân mình, cánh tay và chân. Đôi khi, phát ban để lại một vùng trắng quanh miệng.
- Các vệt đỏ hoặc sẹo xuất hiện quanh các nếp gấp như nách, khuỷu tay, đầu gối, bẹn và cổ.
- Amidan và mặt sau của cổ họng có thể bị đỏ, sưng và xuất hiện một số nốt ban kèm theo một ít mủ trắng.
Cách điều trị
Ban đỏ từng là một căn bệnh nghiêm trọng và gây tử vong ở trẻ em nhưng hiện có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Bên cạnh thuốc kháng sinh,bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ bôi ngoài da để trị phát ban hoặc thuốc để giảm đau họng.
Ban đỏ có thể kéo dài trong một tuần và trẻ sẽ bị lây nhiễm tối đa 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến 24 giờ sau khi trẻ uống thuốc kháng sinh lần đầu.
Biện pháp phòng ngừa
Nếu trẻ mắc bệnh, hãy giữ trẻ ở nhà, vì ho và hắt hơi của trẻ có thể lây nhiễm sang người khác. Nếu ai đó trong gia đình bị nhiễm bệnh, hãy ngăn con bạn tiếp xúc da với bệnh nhân. Rửa tay kỹ lưỡng và để riêng vật phẩm cá nhân của người bị bệnh.
8. Chốc lở
Chốc lở là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến ở trẻ em nhưng không nghiêm trọng. Bệnh chủ yếu xảy ra trong thời tiết nóng và ẩm ướt và rất dễ lây lan.
Triệu chứng thường gặp
- Các nốt mụn đỏ xuất hiện thành từng cụm xung quanh mũi và môi.
- Các vết loét tạo thành mụn nước chứa đầy chất lỏng có thể chảy ra và sau đó đóng vảy
- Các vết loét gây ngứa và đôi khi đau. Sau khi đóng vảy có thể để lại vết đỏ trên da
Cách điều trị
- Các bác sĩ thường cho thuốc kháng sinh để chữa lành các vết phát ban. Thường thì con bạn sẽ hồi phục sau một tuần.
- Bạn có thể rửa sạch vết chốc lở của trẻ bằng xà phòng và nước ấm, và sử dụng thuốc mỡ kháng sinh tại chỗ để làm dịu vết loét. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể chữa khỏi bệnh chốc lở trong 7 ngày.
- Bệnh này sẽ ngừng lây sau 48 giờ kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, sau đó khi các mảng bắt đầu khô và đóng vảy.
Biện pháp phòng ngừa
Giữ vệ sinh tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh chốc lở. Thường xuyên tắm rửa, rửa tay, băng bó vết thương trên da, cắt móng tay, khử trùng phòng ốc và các vật dụng trong nhà.
Ngoài các loại phát ban do vi rút và vi khuẩn đã liệt kê, phát ban có thể tồn tại ở một số dạng khác mà nguyên nhân là do nhiệt độ, dị ứng và các bệnh nhiễm trùng khác như: bệnh chàm, phát ban nhiệt, hồng ban đa dạng, bệnh vảy nến, ghẻ,…
Bài viết liên quan: 7 cách để giữ cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi khỏe mạnh trong suốt năm học
4Cần làm gì khi con bị phát ban?
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm ngay sau khi nhận thấy các nốt phát ban trên da của trẻ trước khi đưa trẻ đến bác sĩ. Những gợi ý dưới đây có thể làm giảm bớt sự khó chịu cho con của bạn:
- Sử dụng xà phòng nhẹ và lưu ý không chà mạnh (tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ)
- Cắt ngắn móng tay của con bạn hoặc cho trẻ mang bao tay để tránh trẻ gãi vào vết phát ban.
- Giặt quần áo bằng chất khử trùng và phơi nắng.
- Nếu phát ban của trẻ bị chảy mủ, hãy lau nhẹ bằng khăn ẩm.
5Các câu hỏi thường gặp về phát ban ở trẻ
1. Phát ban do vi rút kéo dài bao lâu?
Mỗi bệnh nhiễm một loại vi rút khác nhau; thời gian khỏi bệnh phụ thuộc chủ yếu vào loại vi rút. Hầu hết các phát ban do vi rút kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
2. Làm cách nào để biết phát ban có nghiêm trọng không?
Nên đến bác sĩ kiểm tra phát ban và xác định nguyên nhân, ngay cả khi không có triệu chứng kèm theo. Tuy nhiên, nếu phát ban kèm theo sốt, đau cổ hoặc lưng, nhức đầu thì nên đi khám kịp thời.
3. Phát ban có phải là triệu chứng của COVID-19 ở trẻ em không?
Nhiễm COVID nhẹ có thể gây phát ban. Ngón tay đỏ hoặc tím, có mủ và sưng ngón chân là một vài dấu hiệu của phát ban do COVID gây ra. Đôi khi, ở trẻ em, phát ban có thể là dấu hiệu duy nhất của nhiễm COVID.
- Những hoạt động vui chơi thể chất trong nhà cho trẻ mới biết đi thỏa sức khám phá
- Giúp bé ăn ngon chỉ với 10 mẹo đơn giản, ba mẹ nên tập cho bé hàng ngày
- Giữ nhà sạch sẽ, tăng cường sức khỏe cho bé yêu của bạn
Nguyệt Quế tổng hợp từ Momjunction
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ bị phát ban là dấu hiệu của bệnh gì? Gợi ý hướng xử trí đúng cách và an toàn cho trẻ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.