Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng – Cha mẹ nên xử trí như thế nào?

Bạn đang xem bài viết: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng – Cha mẹ nên xử trí như thế nào? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cha mẹ nhận ra trẻ bị lạnh tay chân trong khi những phần còn lại của cơ thể chúng thì bình thường. Điều này có cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn gì về tình trạng sức khỏe của trẻ không? Đọc tiếp bài viết này của chuyên mục chăm sóc bé 0 – 3 tuổi để biết được nguyên nhân và phương pháp điều trị cho bệnh lạnh tay chân ở trẻ nhé!

Trẻ bị lạnh tay chân. Nguồn từ freepik

Trẻ bị lạnh tay chân. Nguồn từ freepik

1Nguyên nhân trẻ bị lạnh tay chân

Nguyên nhân gây ra lạnh tay chân ở trẻ sơ sinh có thể khác nhau, từ một lý do đơn giản, chẳng hạn như nhiệt độ bên ngoài, cho đến các bệnh thường gặp ở trẻ em. Dưới đây là một số lý do cụ thể.

Trẻ chưa biết cách điều chỉnh thân nhiệt

Trẻ sơ sinh chưa biết cách điều chỉnh thân nhiệt để thích nghi với nhiệt độ bên ngoài, thế nên chúng cần một lớp quần áo để giữ ấm. Vì thế, việc cha mẹ đội mũ, mang tất cho bé và bao tay cho trẻ sơ sinh sẽ tránh cho cơ thể của chúng bị mất nhiệt.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách đo nhiệt độ cho trẻ tại nhà chuẩn

Hệ thống tuần hoàn máu chưa phát triển

Do hệ thống tuần hoàn máu của trẻ chưa phát triển nên máu có thể không vận chuyển oxy đến tay và chân một cách hiệu, dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Tình trạng này có thể gây ra lạnh chân tay ở trẻ sơ sinh biểu hiện qua da đổi màu hơi xanh, gọi là chứng acrocyanosis. Ngoài ra, các bộ phận khác như tai, mũi, môi, núm vú cũng có thể bị ảnh hưởng.

Khí hậu lạnh kèm theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng acrocyanosis ở trẻ. Chứng bệnh này thường giảm bớt ngay sau khi cơ thể trẻ quen với việc lưu thông máu.

Tình trạng thiếu oxy gây lạnh tay chân ở trẻ sơ sinh và biểu hiệu qua đổi da đổi màu hơi xanh, gọi là chứng acrocyanosis. Nguồn từ texasfootdoctor

Tình trạng thiếu oxy gây lạnh tay chân ở trẻ sơ sinh và biểu hiệu qua đổi da đổi màu hơi xanh, gọi là chứng acrocyanosis. Nguồn từ texasfootdoctor

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là phản ứng miễn dịch lớn nhất của cơ thể đối với sự hiện diện của vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Việc xác định nhiễm trùng huyết ở giai đoạn đầu là rất quan trọng để ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng.

Nhiễm trùng huyết ở trẻ gây ra bệnh lạnh tay chân, trẻ bị sốt nhẹ, nhịp tim nhanh, thở nhanh, da xanh xao, trẻ bị nôn liên tục,… Nếu cha mẹ phát hiện ra trẻ có các biểu hiện trên thì hãy đưa chúng đến ngay bệnh viện nhi khoa như bệnh viện Nhi đồng 1, phòng khám nhi khoa Nancy, bệnh viện Nhi đồng 2, … hoặc trung tâm y tế đế được điều trị kịp thời. Vì nhiễm trùng huyết không được điều trị có thể dẫn đến tử vong.

Sốt

Tay chân trẻ bị lạnh cũng có thể là một triệu chứng của sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 38 độ C, thì chứng tỏ chúng đang bị sốt cao. Sốt là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây ra. Nếu trán của trẻ bị nóng nhưng tay chân chúng bị lạnh, thì cha mẹ đừng nên quá lo lắng vì đây là dấu hiệu sốt phổ biến ở trẻ.

Các triệu chứng khác của sốt bao gồm: rùng mình, mệt mỏi, hôn mê, trẻ ăn không ngon, ngủ không đủ giấc,… Sốt nhẹ ở trẻ sơ sinh có thể tự giảm. Vì thế cha mẹ có thể theo dõi và quan sát tình hình sức khỏe của trẻ ngay tại nhà.

Tay chân trẻ bị lạnh cũng có thể là một triệu chứng của sốt. Nguồn từ freepik

Tay chân trẻ bị lạnh cũng có thể là một triệu chứng của sốt. Nguồn từ freepik

Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là một loại truyền nhiễm dễ lây lan ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường không nghiêm trọng nhưng nó lại gây khó chịu cho trẻ. Bệnh này thường có các biểu hiện như cảm lạnh, chán ăn, ho, nhiệt độ cao, sốt phát ban ở trẻ nhỏ nhưng không ngứa trên bàn tay, ngón tay, chân, mông và đầu gối.

Ngoài ra, biểu hiện tay, chân trẻ bị lạnh là một triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Khi cha mẹ phát hiện ra trẻ có các dấu hiệu trên thì hãy đưa chúng đến bác sĩ để chữa trị. Bệnh này có thể giảm dần khi điều trị trong 1 tuần. Với bệnh này, cha mẹ có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc hạ sốt cho trẻ hoặc dùng khăn hạ sốt cho trẻ.

Viêm màng não

Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng viêm niêm mạc xung quanh não và tủy sống do nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút. Tay và chân của trẻ bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não. Bệnh này khó chẩn đoán vì các triệu chứng ban đầu biểu hiện như bệnh cảm cúm ở trẻ em thông thường. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc bệnh này, tình hình sức khỏe xấu đi nhanh chóng.

Vì thế, nếu trẻ có các biểu hiện nào trong những biểu hiện này, hãy đưa chúng đến bác sĩ nhi khoa ngay: nhiệt độ cao, buồn ngủ cực độ, khó thở, rùng mình, nôn mửa, không muốn ăn, đau cơ…

Tay và chân của trẻ bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não. Nguồn từ freepik

Tay và chân của trẻ bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não. Nguồn từ freepik

Các nguyên nhân khác

Ngoài lý do trên, trẻ có thể bị lạnh tay chân vì những nguyên nhân tiềm ẩn khác. Nếu trẻ có vấn đề liên quan đến lưu thông máu, nó có thể xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như môi xanh và các vết lấm tấm trên da. Đây có thể là do:

  • Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh.
  • Trẻ gặp các vấn đề về phổi như bệnh viêm phổi ở trẻ em và tuần hoàn máu.

Nếu trẻ bị lạnh tay liên tục và có các triệu chứng kèm theo, cách tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm:

Gợi ý cách bổ sung vitamin C cho trẻ giúp tăng đề kháng, giảm ốm vặt

2Điều trị cho trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân

Tay và chân của trẻ bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não. Nguồn từ freepik

Tay và chân của trẻ bị lạnh cũng là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm màng não. Nguồn từ freepik

Việc điều trị tay chân bị lạnh ở trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến:

  • Nếu bàn tay hay chân trẻ bị lạnh, cha mẹ hãy kiểm tra phần thân và bụng của chúng. Miễn là thân và bụng còn ấm, thì cha mẹ không nên quá lo lắng mà hãy đội nón cho bé, mang bao tay và tất cho trẻ. Sau đó, phụ huynh chờ 20 phút để kiểm tra lại bàn tay và bàn chân của trẻ để xem có ấm không.
  • Nói chuyện với bác sĩ nhi khoa về phương pháp giữ ấm cho trẻ. Cha mẹ có thể sử dụng cách cung cấp độ ấm tự nhiên cho trẻ bằng cách cởi quần áo sơ sinh của trẻ ngoại trừ , đặt chúng lên cơ thể của cha mẹ và sau đó đắp chăn lại.
  • Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ phòng của trẻ, lý tưởng là từ 20 độ C đến 22,2 độ C. Không nên để nhiệt độ phòng trẻ quá nóng vì có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • Nếu bé có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cách tốt nhất cha mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ để họ đưa ra giải pháp tốt nhất cho trẻ.

3Khi nào cần gọi bác sĩ?

Nhiệt độ cơ thể của một đứa trẻ bình thường là khoảng 36,4 độ C. Nếu cha mẹ cảm thấy tay chân trẻ bị lạnh, hãy làm ấm cơ thể của chúng. Tuy nhiên, nếu đã làm ấm nhưng trẻ có những triệu chứng sau đây, cha mẹ hãy tìm sự giúp đỡ của bác sĩ:

  • Nôn mửa
  • Bệnh tiêu chảy
  • Vùng bụng và lưng trẻ bị lạnh
  • Hôn mê
  • Phát ban không rõ nguyên nhân
  • Co giật
  • Phiền phức
  • Ăn không ngon
Khi nào cần gọi cho bác sĩ về tình hình của trẻ? Nguồn từ freepik

Khi nào cần gọi cho bác sĩ về tình hình của trẻ? Nguồn từ freepik

Có thể bạn quan tâm:

Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ như thế nào là bất thường?

4Câu hỏi thường gặp

1. Suy dinh dưỡng có gây lạnh tay cho trẻ sơ sinh không?

Suy dinh dưỡng có thể gây lạnh chân tay ở trẻ. Vì trẻ sơ sinh khi bị suy dưỡng sẽ không thể điều chỉnh quá trình sinh ra nhiệt trong cơ thể, do đó không thể duy trì nhiệt độ bình thường.

2. Có sao không nếu tay và chân của trẻ bị lạnh vào ban đêm?

Tay và chân của trẻ có thể bị lạnh vào ban đêm, vì nhiệt độ thấp và đặc biệt là vào thời tiết lạnh. Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ hãy đảm bảo kiểm tra nhiệt độ phòng của trẻ, đeo găng tay và tất chân cho chúng.

Xem thêm:

  • Mẹ đã biết các bệnh thường gặp ở trẻ em chưa? Xem ngay!
  • Hướng dẫn khám lạnh tay cho trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội
  • Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh giao mùa ở trẻ em

Đôi khi việc lạnh tay chân của trẻ thường không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp nó lại triệu chứng của nhiều căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng thông qua bài viết này các bậc cha mẹ đã có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng lạnh tay chân ở trẻ.

Thanh Lam tổng hợp từ Mom Junction

1. Anna Lubknowska, Salwomir Szymanski and Monika Chudeska; Surface Body Temperature of Full-Term Healthy Newborns Immediately after Birth – Pilot study; International Research and Public Health

2. Skin Color Charges in the Newborn; Saint Luke’s Hospital

3. Sepsis in Infant & Children; Healthychildren.org

4. Childhood Fevers Your Questions Answered; Gleneagles Hospital

5. Your Guide to Childhood Illnesses (NHS)

6. Symptoms Checker for Babies; Meningitis Research Foundation

7. Congenital Heart Diseases; Cesare Sinai

8. Kangaroo mother care affective in prevention of hypothermia in term in infants when practiced; The University Of Alabama At Birmingham

9. How to take your baby’s temperature; NHS

10. O.G Brooke. The response of malnourished babies to cold; NCBI

11. Babies in cold weather; Pregnancy Birth & Baby

12. https://www.momjunction.com/articles/baby-with-cold-hand-feet-reasons-treatment_00725703

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng – Cha mẹ nên xử trí như thế nào? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *