Trẻ bị thiếu máu | Bác sĩ Nhi Khoa gợi ý hướng xử trí an toàn

Bạn đang xem bài viết: Trẻ bị thiếu máu | Bác sĩ Nhi Khoa gợi ý hướng xử trí an toàn tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Chắc hẳn ba mẹ đã từng gặp phải tình trạng bé bị ốm, sốt triền miên, sau đó bỏ ăn hoặc ăn uống kém. Đa số ba mẹ cho rằng bé ăn uống kém là do bé bị mệt nên không muốn ăn. Tuy nhiên, một trong những biểu hiện của việc trẻ bị thiếu máu chính là biếng ăn.

Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo sự tư vấn sức khỏe từ bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Thanh Sang để xem trẻ bị thiếu máu thì nên ăn gì? Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và hướng xử trí an toàn.

1Trẻ bị thiếu máu dẫn đến biếng ăn

Khi trẻ biếng ăn, rất có thể nguyên nhân là do cơ thể trẻ bị thiếu máu và/hoặc thiếu vi chất. Trong giai đoạn đầu, ba mẹ thường không có sự quan tâm đầy đủ về dinh dưỡng cho trẻ vì nghĩ rằng trẻ không ăn là do mệt. Dần dần trẻ bị thiếu dưỡng chất, thiếu vi chất, không còn hứng thú với việc ăn uống và bị mất vị giác.

Trẻ biếng ăn có thể do cơ thể trẻ bị thiếu máu và/hoặc thiếu vi chất (Ảnh: Freepik)

Trẻ biếng ăn có thể do cơ thể trẻ bị thiếu máu và/hoặc thiếu vi chất (Ảnh: Freepik)

Tình trạng thiếu máu và vi chất kéo dàisẽ khiến trẻ bị mất gai lưỡi, trẻ không còn cảm giác thèm ăn, chuyển hóa cơ thể bị rối loạn khiến trẻ không thể phát triển bình thường. Hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng nên chỉ sẽ muốn uống sữa.

Có thể bạn quan tâm: Trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách ba mẹ 9 cách khắc phục

2Hướng xử trí khi trẻ bị thiếu máu

Thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến cả trí tuệ và sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần chú ý những dấu hiệu trẻ bị thiếu máu và sớm có những biện pháp xử lý kịp thời. Dưới đây là những biện pháp cần áp dụng cho trẻ.

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ

Trẻ cần được tiêm các mũi tiêm chủng quan trọng (Ảnh: Freepik)

Trẻ cần được tiêm các mũi tiêm chủng quan trọng (Ảnh: Freepik)

Các mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và nhắc lại đúng hẹn. Đặc biệt là các mũi vacxin phế cầu, cúm, 3in1, 5in1, Hib,…

Có thể bạn quan tâm: Lịch tiêm phòng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi đầy đủ nhất

Bổ sung sắt và vitamin C

Vitamin C có tác dụng tăng hấp thụ sắt, vì vậy ba mẹ hãy bổ sung sắt liều cao 4-6mg/kg/ngày cùng với vitamin C. Sau 1 tháng, trẻ nên được xét nghiệm lại để theo dõi tình trạng. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ thực hiện thêm ferritine và điện di hemoglobin.

Bổ sung canxi

Thông thường, nếu trẻ ăn uống bình thường thì ít xảy ra việc thiếu canxi. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ biếng ăn, lượng canxi hấp thụ vào cơ thể là không đủ.

Một đứa trẻ 3 tuổi cần khoảng 700mg canxi nguyên tố mỗi ngày. Đối với mỗi trường hợp em bé cụ thể, ba mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều bổ sung phù hợp.

Bổ sung kẽm

Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, ba mẹ cần bổ sung hàm lượng kẽm 20mg/ngày liên tục trong 14 ngày. Sau đó, cho bé ăn uống đa dạng và khoa học.

Bổ sung vitamin A

Trẻ cần được bổ sung vitamin A

Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin A để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Vitamin A được khuyến cáo bổ sung cho bé để tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ bị thiếu máu, ba mẹ nên bổ sung 1 đợt vitamin A liều cao tại Trạm y tế.

Xổ giun

Giun sán làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ, vì vậy ba mẹ cần cho trẻ xổ giun định kỳ bằng 1 viên mebendazole 500mg hoặc 1 viên albedazole 400mg.

Vệ sinh cá nhân và môi trường sống

Việc sự giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống cũng là một yếu tố giúp trẻ tăng sức đề kháng, hạn chế các vấn đề liên quan đến suy giảm miễn dịch và nhiễm giun sán. Ba mẹ nên tập cho trẻ ý thức giữ vệ sinh cá nhân cũng như môi trường xung quanh, vừa để nâng cao nhận thức của trẻ vừa tăng cường phòng bệnh.

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để tăng sức đề kháng (Ảnh: Freepik)

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống để tăng sức đề kháng (Ảnh: Freepik)

Xem thêm:

  • Những giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ, ba mẹ cần nằm lòng
  • Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt ba mẹ phải làm sao?
  • 5 Địa điểm tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh an toàn, đáng tin cậy

Bài viết trên đây của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng đã có thể gợi mở cho ba mẹ được hướng xử ký khi trẻ bị thiếu máu. Bên cạnh đó, khi ba mẹ nhận thấy những dấu hiệu trẻ bị thiếu máu, hãy đừng chủ quan mà nên theo dõi sát sao và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám chính xác.

Các bài viết của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguyệt Minh tổng hợp

Kiểm duyệt bởi Ngọc Hà

1. Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang. https://www.facebook.com/bacsiyeuconnit/posts

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ bị thiếu máu | Bác sĩ Nhi Khoa gợi ý hướng xử trí an toàn của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *