Bạn đang xem bài viết: Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý mẹ nên biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Sữa bột là trợ thủ đắc lực cùng mẹ bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé ngay từ giai đoạn đầu đời. Việc chọn sữa phù hợp với bé là khó khăn, thậm chí một số bé bị tiêu chảy và ảnh hưởng đến sức khoẻ trong quá trình đổi sữa. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu cách xử lý khi bé đổi sữa bị tiêu chảy nhé!
1Dấu hiệu nhận biết bé bị tiêu chảy vì đổi sữa
Mỗi bé sẽ có thói quen đi ngoài khác nhau, tùy thuộc vào loại thực phẩm và hệ tiêu hóa của bé hoạt động như thế nào. Tính chất phân bị thay đổi khi đổi sữa là điều bình thường, vì thế để biết được liệu bé có bị tiêu chảy do đổi sữa thì phải dựa vào độ đặc của phân và cả tần suất đi ngoài của bé có tăng đột ngột không.
Khi thay đổi và tiếp nhận một loại sữa mới, tất nhiên cơ thể bé sẽ có phản ứng khác biệt, đặc biệt là tình trạng tiêu hoá và đi ngoài. Vì thế, mẹ cần nhận biết các dấu hiệu sau đây để xác định bé có bị tiêu chảy do đổi sữa không nhé:
- Bé đang đi ngoài bình thường, khi uống sữa mới trong tuần đầu thì phân lỏng đi, số lần đi ngoài tăng liên tục, tình trạng cứ kéo dài không có dấu hiệu giảm sau đó.
- Trong phân của bé có máu, đây là dấu hiệu bất thường và hay xuất hiện khi bé bị tiêu chảy.
- Bé sơ sinh thường có biểu hiện nôn trớ sau bữa ăn, nhưng nếu khi đổi sữa, bé bị buồn nôn và nôn cả ngoài giờ ăn thì mẹ nên đưa bé đi khám để biết được do bé bị dị ứng với thành phần sữa mới hay mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá.
- Bé nổi phát ban, mẩn đỏ hoặc mề đay trong quá trình đổi sữa ngay tuần đầu tiên.
- Bé bỗng nhiên bị ngứa hoặc có dấu hiệu sưng phù quanh mặt.
- Vấn đề về hô hấp với những biểu hiện như khó thở, khò khè, đờm trong mũi và họng, ho khan là phản ứng của bé khi dị ứng với protein có trong sữa.
- Bé trở nên cáu gắt và quấy khóc kéo dài hơn bình thường.
Bé quấy khóc khi không thích ứng với sữa mới
2Nguyên nhân bé đổi sữa bị tiêu chảy
2.1 Công thức sữa mới thêm thành phần
Nguyên nhân bé mới đổi sữa bị tiêu chảy có thể do các thành phần mới được thêm trong sữa. Hoặc các thành phần dinh dưỡng của sữa có công thức theo tỷ lệ khác đi. Vì vậy, bé phải có khoảng thời gian để hệ tiêu hóa thích nghi với sự thay đổi này.
Tuy nhiên, trong quá trình đó, bé có thể gặp các triệu chứng như đầy bụng, đầy hơi, khó tiêu hay bị tiêu chảy,… sau vài ngày đầu đổi sữa. Nếu các biểu hiện này kéo dài, bố mẹ cần có hướng xử lý kịp thời để đảm bảo sức khoẻ cho bé.
Sữa bột Frisolac Gold số 3 1.4 kg (12 – 24 tháng)
2.2 Bé không dung nạp sữa mới (Bất dung nạp Lactose)
Không dung nạp sữa là nguyên nhân thường gặp khi bé đổi loại sữa công thức mới. Điều này có nghĩa là cơ thể bé tạm thời không thể tiếp nhận cũng như tiêu hoá được đường lactose sau khi bị các bệnh về dạ dày hay đường ruột mặc dù trước đây có thể bé đã thích ứng tốt với loại đường này.
Bên cạnh việc bị tiêu chảy khi đổi sữa công thức mới, bé có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn trớ, chướng bụng và đầy hơi,…
Sữa bột NAN Optipro số 2 900g (6 – 12 tháng)
2.3 Bé bị dị ứng protein trong sữa
Các bé dưới 1 tuổi thường gặp tình trạng dị ứng với protein có trong sữa công thức mới. Khi đó, hệ miễn dịch của bé nhầm tưởng protein trong sữa là các kháng nguyên lạ, có nguy cơ gây hại cho cơ thể nên tấn công lại. Mặc dù không phổ biến bằng bất dung nạp sữa, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy khi đổi sữa.
Bé có thể bị dị ứng protein sữa
2.4 Nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến được đề cập phía trên, còn có các lý do khác khiến bé đổi sữa bị tiêu chảy như:
- Loại sữa đang dùng không thích hợp với sự phát triển của bé.
- Sử dụng sai loại sữa đối với độ tuổi của bé nên bé khó hấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
- Quá trình bảo quản và pha sữa không được đảm bảo. Đồng thời vệ sinh dụng cụ pha sữa cho bé sai cách dẫn đến nguy cơ sữa dễ bị vi khuẩn xâm nhập, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
- Mẹ cho bé uống quá số lượng cần thiết trong một ngày. Hệ tiêu hóa của bé sẽ hình thành phản ứng đào thải và gây tiêu chảy nếu tiêu thụ quá nhiều đạm casein trong sữa.
- Hệ vi sinh đường ruột của bé bị mất cân bằng sau thời gian sử dụng kháng sinh, vì vậy khi đổi sữa, trẻ khó thích nghi ngay được và dễ gây đi ngoài bất thường.
Bé mệt mỏi vì bị tiêu chảy khi đổi sữa
3Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao?
3.1 Cho bé uống đồng thời sữa cũ và sữa mới
Sữa cũ đang đáp ứng được nhu cầu của bé, nhưng vì một số lý do như mẹ muốn bé tăng cân, tăng chiều cao hơn hoặc để tiết kiệm chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình,… nên mẹ muốn thay sữa. Cách tốt nhất để bé thích nghi dần với thành phần của sữa mới là mẹ kết hợp cả hai loại lại với nhau cho bé sử dụng.
Mẹ nên pha sữa với tỷ lệ thích hợp từng ngày cho cơ thể và hệ tiêu hóa của bé chấp nhận sữa mới nhanh hơn. Nên tăng tỷ lệ 2 ngày một lần, bắt đầu với tỷ lệ sữa mới và sữa cũ là 1/4, sau đó là 1/2 và cuối cùng là 3/4. Cho đến hết một tuần, bé đã quen với sữa công thức mới thì không cần kết hợp hai loại nữa.
Cho bé uống kết hợp sữa cũ và sữa mới
3.2 Kiểm tra lại quy trình pha và bảo quản sữa
Bé thường bị tiêu chảy khi uống phải sữa đã nhiễm khuẩn. Vì trong quá trình pha sữa, lau chùi dụng cụ pha hoặc bảo quản sữa không đảm bảo vệ sinh, mất an toàn cho bé. Vậy nên, bố mẹ phải kiểm tra kỹ từng bước vệ sinh, rửa tay sạch sẽ trước khi pha sữa cho bé bằng nước rửa tay hoặc xà phòng.
Ngoài ra, mẹ nên thử sữa bằng cách nhỏ giọt ra tay sau khi pha thay vì ngậm vào núm ti của bình sữa để đảm bảo vệ sinh nhất cho bé. Các bố mẹ cần chú ý những điều trên để giúp cho hệ đường ruột của bé được an toàn và phát triển tốt nhất.
Mẹ cần rửa tay trước khi pha sữa cho bé
3.3 Sử dụng sữa thuỷ phân cho bé
Khi bé bị tiêu chảy, mẹ nên sử dụng sữa thủy phân, loại sữa có thành phần protein sữa đã bị phá vỡ, giúp bé tiêu hóa dễ dàng và ít gây phản ứng hay dị ứng. Cho bé ngoan khỏe, không khó chịu và quấy khóc, giảm lo lắng cho bố mẹ.
Đồng thời, nếu mẹ còn đang cho con bú, thì phải loại bỏ hoàn toàn sữa bò và những nguồn sữa khác ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày. Bởi lẽ, protein từ những nguồn này có thể thông qua sữa mẹ truyền sang bé.
Sữa bột NAN Supremepro số 1 400g (0 – 6 tháng) dành cho trẻ dị ứng đạm sữa bò
3.4 Chọn sữa Free Lactose
Các mẹ cần loại bỏ các nguồn thực phẩm chứa đường lactose trong khẩu phần ăn của bé nếu bé bất dung nạp đường lactose, đặc biệt là sữa. Vì thế, bạn nên thay thế bằng sữa free lactose để cho bé sử dụng mà không bị tình trạng tiêu chảy nữa.
Sau đó khoảng 1 – 2 tuần, khi men lactase để tiêu hóa lactose đã được sản xuất và đường ruột của bé đã ổn định thì mẹ có thể cho bé tiếp tục chế độ ăn trước đây. Nếu triệu chứng tiêu chảy ở bé không nghiêm trọng, mẹ có thể cho bé uống sữa mới đồng thời bổ sung men vi sinh để hỗ trợ tiêu hóa lactose tốt hơn.
Một số loại sữa Free Lactose
3.5 Bổ sung men vi sinh
Bổ sung men vi sinh là cách các mẹ thường làm khi con bị tiêu chảy, nhất là khi đổi sữa công thức mới cho bé. Men vi sinh cung cấp nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ đường ruột, có thể làm giảm tiêu chảy, đau bụng, táo bón hay trào ngược acid ở bé.
Từ đó, hệ vi sinh đường ruột của bé được cân bằng trở lại, giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả và trong đó có cả protein và lactose. Mẹ nên sử dụng men vi sinh chất lượng để trị tiêu chảy khi đổi sữa cho bé.
Bổ sung men vi sinh cho hệ đường ruột của bé
4Cách đổi sữa cho trẻ đúng cách
4.1 Chọn sữa phù hợp với độ tuổi của bé
Đối với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé sử dụng sữa ngoài có công thức 1. Bởi sữa số 1 có các đặc điểm thành phần gần giống với sữa mẹ nhất, đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tỷ lệ hợp lý, giúp bé tiêu hóa tốt và hấp thu năng lượng hiệu quả.
Lưu ý, bé dưới 6 tháng không được dùng sữa đặc, sữa bò tươi, sữa nguyên kem hoặc các loại sữa cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Nếu vì một số lý do nhất thiết phải đổi sữa thì nên chọn sản phẩm cùng nhóm công thức 1 vì chức năng thận của bé còn yếu, chỉ thích hợp với chất đạm trong sữa số 1 mà thôi.
Còn bé trên 6 tháng tuổi nên dùng sữa công thức 2, bởi có thành phần dinh dưỡng cao hơn loại 1 để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của bé. Trẻ trên 1 tuổi có thể dùng nhiều loại sữa kể cả sữa tươi. Vì ở độ tuổi này, đường ruột của bé dễ thích nghi với sữa mới hơn, cho nên mẹ chỉ cần chọn loại phù hợp với khẩu vị và ý thích của bé là được.
Chọn sữa thích hợp với độ tuổi của bé
4.2 Không nên đổi sữa cho trẻ nhỏ thường xuyên
Mỗi lần thay đổi sữa, cơ thể của bé cần phải có thời gian thích ứng với các thành phần theo sữa công thức mới. Mỗi loại sữa đều tạo ra hệ vi sinh đường ruột khác nhau, vì vậy, khi thay đổi môi trường vi sinh đường ruột sẽ làm ảnh hưởng hệ tiêu hoá của bé.
Do đó, bé khó hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày. Cho nên, không nên đổi sữa thường xuyên cho trẻ nhỏ, các mẹ cần tìm hiểu thật kỹ thành phần sữa mới thích hợp nhất với con, để con ăn ngoan và chóng lớn.
Mẹ không nên đổi sữa cho bé thường xuyên
4.3 Nên đổi sữa cho trẻ khi cần thiết
Mẹ cần theo dõi bé, nếu nhận thấy bé uống sữa bị tiêu chảy, táo bón, bú ít hay chậm lớn thì phải chọn sữa phù hợp với bé, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín và phù hợp với điều kiện của gia đình.
Cho bé uống thử sữa mới và theo dõi phản ứng của bé. Nếu mẹ thấy bé thích nghi ngay, đạt được mục đích đổi sữa như tăng cân, phát triển chiều cao tốt,… thì mẹ có thể chuyển ngay sang sữa mới cho bé sử dụng.
Mẹ nên đổi sữa khi con có phản ứng với sữa
4.4 Pha sữa phải đúng công thức
Khi mua sữa, các bố mẹ phải kiểm tra kỹ hạn sử dụng cũng như hướng dẫn pha sữa theo hướng dẫn được in trên vỏ hộp để đảm bảo an toàn nhất cho bé và sữa cũng phát huy được hết công dụng. Tránh trường hợp gần đến hạn hoặc quá hạn sử dụng hay pha sai tỷ lệ. Lưu ý, mẹ chỉ nên pha sữa bằng nước ấm và tuyệt đối không được dùng nước sôi.
Mẹ nhớ pha đúng tỷ lệ và công thức
4.5 Cần pha sữa kết hợp khi mới đổi sữa
Khi đổi sữa, cần có thời gian chuyển tiếp để bé thích nghi với các thành phần dinh dưỡng theo công thức mới. Bố mẹ có thể pha sữa kết hợp khi mới đổi sữa để kiểm tra mức độ phù hợp với bé:
- Pha sữa mới với tỷ lệ 1/3 tổng lượng sữa, theo dõi trong 2 – 3 ngày. Nếu bé không phản ứng và vẫn ăn ngon, vui vẻ thì mẹ tiếp tục tăng tỷ lệ lên.
- Pha sữa mới với tỷ lệ 1/2 tổng lượng sữa, cho bé uống từ 2 – 3 ngày tiếp theo.
- Pha sữa mới với tỷ lệ 2/3 tổng lượng sữa, tiếp tục theo dõi khoảng 2 – 3 ngày.
- Pha hoàn toàn bằng sữa mới, khi bé đã thực sự thích nghi và phù hợp với loại sữa mới này.
Pha sữa mới kết hợp sữa cũ để bé thích ứng dần
- Tiêu chảy ở trẻ nhỏ và những điều ba mẹ cần lưu ý
- Bí kíp khắc phục tình trạng táo bón cho trẻ ngay tại nhà
- Mách mẹ cách chọn sữa mát giúp bé dứt điểm táo bón
Trên đây là những chia sẻ cho bố mẹ về cách xử lý khi bé đổi sữa bị tiêu chảy, bạn có thể áp dụng một số cách để giúp con ăn ngon, chóng lớn. Nếu còn thắc mắc vui lòng truy cập avakids.com hoặc liên hệ ngay hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ đổi sữa bị tiêu chảy phải làm sao? Nguyên nhân và cách xử lý mẹ nên biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.