Bạn đang xem bài viết: Trẻ được 3 tuổi – cột mốc quan trọng để phát triển những kỹ năng này! tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Khi lên 3 tuổi, trí tưởng tượng và kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh. Trẻ có thể tìm hiểu về nghĩa của các từ ngữ, sau đó tạo thành những câu chuyện, hay bắt đầu hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của bản thân.
Mỗi cột mốc đánh dấu những sự thay đổi khác nhau của mỗi đứa trẻ. Thông qua sự thay đổi đó, cha mẹ có thể hỗ trợ trang bị những kỹ năng phù hợp cho con của mình. Tuy nhiên, những kỹ năng đó có thực sự phù hợp và đó là kỹ năng gì? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Khi lên 3 tuổi trí tưởng tượng và kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh. Nguồn từ unesco
1Trẻ được 3 tuổi – cột mốc quan trọng
Các cột mốc quan trọng của trẻ không thể nào thiếu đi sự hướng dẫn từ cha mẹ để phát huy hết năng lực và tiềm năng. Có trẻ đã phát triển những kỹ năng này trước 3 tuổi nhưng lại có những đứa trẻ phát triển muộn hơn.
Nếu ở cột mốc 3 tuổi mà trẻ có những biểu hiện phát triển tụt lại phía sau, cha mẹ hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ.
2Kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp
Khi được 3 tuổi, trẻ sẽ trò chuyện với cha mẹ được 2 đến 3 câu. Nguồn từ raisingchildren
Về kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp, trẻ được 3 tuổi có thể:
- Làm theo chỉ dẫn của cha mẹ với 2-3 bước, chẳng hạn sau khi ngồi vào bàn ăn trẻ và tự chọn thức ăn.
- Trò chuyện với cha mẹ được 2-3 câu.
- Biết cách sử dụng các đại từ xưng hô “tôi, bạn, chúng ta” và tên riêng.
- Biết cách phân biệt số nhiều, số ít và sử dụng giới từ “trong”, “trên” và “dưới”.
- Đặt tên gọi cho bạn bè, các vật dụng hay động vật.
- Tự giới thiệu bản thân: tên, tuổi và giới tính.
- Giọng nói của trẻ bắt đầu rõ ràng từng chữ.
Bài viết liên quan: Trẻ “nói thư tín” là gì? Bí quyết hỗ trợ con phát triển ngôn ngữ từ sớm, ba mẹ áp dụng được tại nhà
3Kỹ năng di chuyển và thể chất
Trẻ lên 3 tuổi có thể đi bộ lên và xuống cầu thang bằng 1 chân trên mỗi bậc. Nguồn từ picdn
Khi được 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu đi vững và tham gia vào các hoạt động vui chơi. Thì khi lên 3 tuổi, trẻ có thể:
- Leo và chạy tốt.
- Nhảy và có thể nhảy bằng một chân.
- Đạp xe ba bánh.
- Đi bộ lên và xuống cầu thang bằng 1 chân trên mỗi bậc.
- Sử dụng kéo.
4Kỹ năng xã hội và tình cảm
Trẻ có thể tự mặc và cởi quần áo khi được 3 tuổi. Nguồn từ afamilycdn
Kỹ năng về xã hội và tình cảm, đây có thể xem là loại kỹ năng mà trẻ sẽ phải mất nhiều thời gian để học tập và phát triển. Khi được 3 tuổi, trẻ sẽ có thể:
- Bắt chước những người lớn, trẻ lớn hơn và bạn bè.
- Không còn quấy khóc hay buồn bã ở nhà trẻ khi cha mẹ rời khỏi.
- Tự mặc và cởi quần áo mà không cần sự trợ giúp.
- Phát biểu và đưa ra ý kiến cá nhân.
- Làm quen và muốn giúp đỡ cha mẹ các công việc nhà.
- Bắt đầu tập ngồi bô khi đi vệ sinh.
- Cởi mở hơn trong việc thể hiện tình cảm với cha mẹ và bạn bè.
- Tập thích nghi với những thói quen, tuy nhiên trẻ sẽ rất khó chịu với sự thay đổi lớn.
- Tương tác và thay đổi lượt khi chơi với bạn bè.
Bài viết liên quan: 10 lời khuyên hữu ích để tăng cường phát triển tình cảm xã hội ở trẻ sơ sinh
5Kỹ năng tư duy
Kỹ năng tư duy của trẻ khi được 3 tuổi đã phát triển, trẻ có thể xếp hình khối nhiều hơn 6 tầng. Nguồn từ picdn
Cùng với kỹ năng về xã hội và tình cảm thì kỹ năng tư duy và tinh thần cũng làm cho trẻ gặp phải những khó khăn không kém khi tập luyện. Trẻ 3 tuổi có thể:
- Tập vẽ hoặc viết chữ dạng hình tròn.
- Chơi trò chơi ghép hình.
- Hiểu được nghĩa của từ.
- Tưởng tượng tạo ra các câu chuyện sáng tạo.
- Gọi tên các màu sắc.
- Biết cách bật công tắc điện và vặn tay nắm cửa.
- Xếp hình khối nhiều hơn 6 tầng.
- Lần lượt lật các trang sách và khám phá.
- Sử dụng đồ chơi có đòn bẩy, nút bấm và các bộ phận chuyển động.
- Biết giới tính và tuổi của bản thân.
6Làm thế nào để trẻ phát huy năng lực của mình
Sau khi cha mẹ đã biết được rõ những kỹ năng mà trẻ cần học tập và rèn luyện khi được 3 tuổi. Vậy bước tiếp theo “Làm như thế nào để trẻ phát huy năng lực của mình”, các bậc phụ huynh có thể làm những điều này:
- Quan sát những hành vi của trẻ, để hiểu được cách mà trẻ đang ứng xử và giải quyết vấn đề.
- Dành nhiều thời gian để chơi đùa cùng với trẻ.
- Gợi mở cho trẻ kể những gì chúng thấy được khi ở trong ô tô hoặc khi ra ngoài.
- Tạo và duy trì thói quen đi ngủ đúng giờ cho trẻ.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi để kết nối với những người bạn bè.
- Dành thời gian để đọc sách cùng với trẻ, sau đó đưa ra những câu hỏi về câu chuyện.
- Hướng dẫn cho trẻ hát những bài hát đơn giản và chơi các trò chơi có vần điệu.
- Tham gia cùng với trẻ trong các hoạt động như: tô màu, vẽ và làm nghệ thuật với bút màu, giấy, băng dính, bút dạ và các dụng cụ khác.
- Thường xuyên trò chuyện và lắng nghe về những điều xảy ra trong ngày hoặc những hoạt động mà trẻ đang làm.
Để trẻ có thể thoải mái bày tỏ và phát huy tốt năng lực của mình, cha mẹ hãy dành thời gian để chơi đùa và gần gũi với con. Nguồn từ goodthinkinc
Để giúp cho trẻ học cách kỷ luật và thấu hiểu cảm xúc, từ đó tự tạo động lực cho bản thân, cha mẹ có thể:
- Đưa ra cho trẻ những quy tắc rõ ràng và hợp lý.
- Khen ngợi khi trẻ thực hiện tốt.
- Giúp trẻ biết thể hiện và gọi tên cảm xúc, bằng cách mỗi khi khi đọc sách cùng con, cha mẹ có thể nói lên cảm xúc của các nhân vật trong câu chuyện, để trẻ có thể cảm nhận.
- Cho trẻ thời gian nghỉ ngơi nhất định sau khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ.
Trẻ em hiện nay thường được tiếp cận với các thiết bị thông minh từ rất sớm. Điều này sẽ mang đến nhiều tác hại về sức khỏe cho trẻ. Các bác sĩ khuyên cha mẹ:
- Không nên có các thiết bị công nghệ trong phòng ngủ của trẻ.
- Giới hạn thời gian sử dụng các thiết bị điện tử.
- Trong quá trình dùng thiết bị di động để giải trí cùng trẻ, cha mẹ nên cho bé xem những chương trình lành mạnh và giúp ích cho sự phát triển về tư duy.
Cha mẹ hãy cho bé xem những chương trình lành mạnh và giúp ích cho sự phát triển về tư duy. Nguồn từ bustle
7Làm sao để an toàn khi trẻ rèn luyện những kỹ năng mới?
Cha mẹ hãy để trẻ tự khám phá và học tập những kỹ năng mới. Nhưng luôn để mắt, theo dõi và quan sát đến trẻ để tránh những trường hợp gặp nguy hiểm như ngã, bỏng và chất độc.
Dưới đây là một số mẹo giúp các bậc phụ huynh đảm bảo an toàn cho trẻ khi rèn luyện những kỹ năng mới:
- Luôn đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi đi xe đạp, xe ba bánh và các loại đồ chơi cưỡi ngựa khác.
- Lắp đặt lưới bảo vệ ở vị trí ban công hoặc cửa sổ, đặc biệt với những căn hộ chung cư.
- Liên tục quan sát và theo dõi khi trẻ chơi gần đường phố, đường lái xe và hồ bơi.
- Đề phòng trường hợp trẻ bị ngã xung quanh sân vui chơi, cửa ra vào, cửa sổ và cầu thang.
- Khi ngồi ô tô, cha mẹ cần đảm bảo rằng trẻ đã thắt dây an toàn.
- Đừng bao giờ để trẻ một mình ở trong xe hơi, ngôi nhà hay sân vườn.
- Không cho trẻ tiếp cận hay lại gần khu vực bếp.
- Đảm bảo không cho trẻ chạm vào các loại thuốc, sản phẩm tẩy rửa và đồ vật nhỏ trong nhà. Vì trẻ có thể nuốt, đặc biệt nguy hiểm là nam châm và pin.
Khi trẻ được 3 tuổi, đây là một cột mốc đáng nhớ với nhiều sự thay đổi trên hành trình phát triển của trẻ. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng thông qua bài viết này các bậc phụ huynh đã có thêm những thông tin hữu ích để trang bị và hỗ trợ con mình trong những cột mốc phát triển sắp tới.
Thanh Lam tổng hợp từ WebMD
- 20 hoạt động ngoài trời thú vị và đơn giản cho trẻ nhỏ
- Ba mẹ chỉ cần làm vài bước đơn giản là có thể giúp trẻ tập nói tại nhà
- Sự phát triển của kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non, ba mẹ cần nằm lòng để hỗ trợ
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ được 3 tuổi – cột mốc quan trọng để phát triển những kỹ năng này! của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.