Ăn bánh trung thu trong ngày rằm tháng tám là nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt từ xưa tới nay. Nhưng có một số người đặt ra câu hỏi trẻ em có nên ăn bánh trung thu? Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Bánh trung thu là món ăn nhất định phải có trong lễ hội trung thu, ngày đoàn tụ của gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ăn bánh trung thu tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc ăn bánh trung thu quá nhiều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xem trẻ em có nên ăn bánh trung thu không nhé.
Trẻ em có nên ăn bánh trung thu không?
Đối với việc có nên cho trẻ ăn bánh trung thu hay không còn phụ thuộc vào yếu tố lứa tuổi. Các bậc cha mẹ có thể cân nhắc, tùy từng giai đoạn phát triển của trẻ mà quyết định có nên cho bé dùng bánh trung thu không nhé!
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Ở giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và bé chưa bước vào giai đoạn ăn dặm nên cha mẹ không nên cho trẻ ăn bánh trung thu.
Đối với trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi
Với các bé từ 6 tháng – 3 tuổi, phụ huynh có thể cho con ăn một miếng nhỏ thôi. Không nên cho bé thử các loại bánh quá ngọt hoặc quá béo nhé!
Các bố mẹ nên nhớ cho bé ăn cẩn thận tránh nguy cơ hóc nghẹn hoặc dị ứng với các loại hạt có trong bánh không.
Đối với trẻ trên 3 tuổi
Bánh Trung thu rất khó tiêu do nhiều chất béo, chất đạm động vật, vì vậy bố mẹ nhất định phải khống chế lượng ăn cho trẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Mỗi lần trẻ chỉ nên ăn một miếng bằng 1/8 chiếc bánh 200g”. Nếu cho trẻ ăn quá nhiều bánh Trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, dẫn đến chướng bụng, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
Hơn nữa, nên có sự phân chia khẩu phần ăn cho bé thật hợp lý để bé vẫn được ăn bánh trung thu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Phụ huynh nên cho bé ăn bánh trung thu vào buổi sáng và tốt nhất không nên ăn vào buổi tối bởi có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe bé.
Những ảnh hưởng về sức khỏe khi trẻ ăn quá nhiều bánh trung thu
Bánh trung thu giàu năng lượng và chất béo dễ gây béo phì
Theo lời chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, thuộc Viện Dinh Dưỡng Quốc gia Việt Nam thì: “Trong bánh trung thu có lượng chất ngọt và béo khá cao, cung cấp nguồn năng lượng nhiều gấp bội so với những thực phẩm khác”. Vì vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng bánh trung thu tuy nhỏ nhưng lượng calo thì không nhỏ.
Ăn bánh trung thu có thể gây béo phì ở trẻ vì lượng chất béo và calo trong một bánh trung thu cao gấp đôi 1 tô phở. Đặc biệt, do cấu tạo của bánh trung thu đều từ đường, bột,… đã qua chế biến nên cơ thể lại càng dễ hấp thụ.
Có thể gây ra các triệu chứng về đường ruột
Nếu cho trẻ ăn quá nhiều bánh trung thu sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, đường ruột, dẫn đến chướng bụng, trẻ có thể bị đau bụng, tiêu chảy.
Tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng
Lý do là vì nếu trẻ ăn bánh trung thu khi đói sẽ khiến trẻ đầy bụng, ngán và bỏ bữa chính. Từ đó, gây nên tình trạng biếng ăn, dần dần kéo theo bị suy dinh dưỡng.
Dễ dẫn đến tình trạng sâu răng
Trẻ ăn bánh trung thu rất dễ bị sâu răng vì trong bánh có hàm lượng đường cao, ngoài ra có thể khiến tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu bé nhà bạn bị sâu răng thì tốt nhất nên hạn chế cho bé ăn bánh trung thu. Nhớ đánh răng ngay sau khi ăn để loại bỏ phần còn sót lại trong khoang miệng bé.
Có thể ngộ độc thực phẩm
Khi chọn mua phải bánh trung thu không được đảm bảo về khâu vệ sinh, chế biến thì khi bé ăn vào có thể dễ bị ngộ độc hoặc mắc những bệnh do thực phẩm không an toàn.
Vì vậy nếu như mẹ vẫn muốn cho bé ăn bánh trung thu thì tốt nhất nên chọn những sản phẩm uy tín, chất lượng có thương hiệu rõ ràng để không làm hại đến sức khỏe của bé.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn có được câu trả lời cho câu hỏi trẻ em có nên ăn bánh trung thu hay không? Chúc bé và gia đình luôn thật nhiều sức khỏe, có một mùa trung thu thật ấm áp nhé!
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH