Trẻ hay chán nản, không có động lực, phụ huynh nên làm gì để giúp con?

Trẻ hay chán nản, không có động lực, phụ huynh nên làm gì để giúp con? Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới.

Nuôi dạy con trẻ luôn là một vấn đề khó khăn với các bậc cha mẹ. Đặc biệt là khi trẻ trở nên chán nản, thiếu động lực trong cuộc sống. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đọc bài viết bên dưới để tìm hiểu cách giúp con nhé.

Tại sao trẻ hay chán nản, không có động lực trong cuộc sống

Thông thường, trẻ em sẽ không có động lực và chán nản khi phải làm những điều mình không thích, đây là điều vô cùng dễ hiểu. Thế nhưng, nếu trẻ không có động lực khi làm tất cả mọi chuyện thì lại là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc thiếu động lực trong cuộc sống có liên quan đến việc thiếu hụt dopamine – một chất dẫn truyền trong hệ thần kinh. Nguyên nhân dẫn đến thiếu hoặc suy giảm dopamine có thể kể đến như:

  • Tình trạng căng thẳng kéo dài, trầm cảm
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Từng bị tổn thương về thể chất và tinh thần do bị bạo lực, ngược đãi hoặc chấn động tâm lý (thường là cảm giác mất mát người thân)
  • Sử dụng chất kích thích

Tại sao trẻ hay chán nản, không có động lực trong cuộc sốngTại sao trẻ hay chán nản, không có động lực trong cuộc sống

Các cách cha mẹ giúp con cải thiện chán nản, mất động lực

Tìm hiểu xem trẻ có hứng thú với điều gì hay không

Cha mẹ cần phải hiểu và phân biệt rõ xem liệu là trẻ không thích làm những việc nhất định nào đó, hay là trẻ thật sự không hứng thú với bất kỳ điều gì trong cuộc sống.

Nếu trẻ không thích những việc như đi học, làm bài tập thì đây là trạng thái vô cùng dễ hiểu ở trẻ em. Còn nếu trẻ thực sự không thích và không muốn làm bất kỳ điều gì thì là tình trạng thật sự đáng báo động.

Tìm hiểu xem trẻ có hứng thú với điều gì hay khôngTìm hiểu xem trẻ có hứng thú với điều gì hay không

Quan sát trạng thái tinh thần của trẻ

Nếu trẻ không có động lực làm bất kỳ điều gì, cha mẹ cần phải thường xuyên quan tâm theo dõi trạng thái tinh thần của trẻ. Nếu trẻ dần bắt đầu sống khép kín và có các dấu hiệu về bệnh tâm lý, tâm thần thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay.

Chú ý tới các hành vi của trẻ

Tuy không thích đi học thường là một việc thường thấy ở trẻ mới lớn, nhưng cha mẹ cũng cần quan tâm và tìm hiểu xem con mình có bị bạo lực học đường hay không. Đôi lúc trẻ sợ phải nói ra những chuyện này và cảm thấy chán ghét việc đến trường, lâu dài nó sẽ tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ.

Chú ý tới các hành vi của trẻChú ý tới các hành vi của trẻ

Kiểm tra khả năng tập trung của trẻ

Mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ trở nên chán nản và thiếu động lực. Dấu hiệu trẻ mắc ADHD thường không quá rõ ràng nếu cha mẹ không chú ý kỹ. Vì vậy tình trạng sẽ ngày càng nặng hơn vì trẻ không được giúp đỡ lúc cần.

Thường nếu bạn áp dụng những phương pháp tạo động lực với trẻ mắc chứng ADHD hoặc trẻ mắc chứng rối loạn học tập thì thường sẽ không có tác dụng. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ hơn.

Kiểm tra khả năng tập trung của trẻKiểm tra khả năng tập trung của trẻ

Giảm căng thẳng trong cuộc sống của trẻ

Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không có động lực là bởi chúng bị căng thẳng. Nguyên nhân của việc căng thẳng này thường là do cha mẹ thường xuyên la rầy, tạo áp lực cho trẻ trong việc học tập và thiếu đi các hoạt động vui chơi, giải trí.

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, tự chủ là nhu cầu bẩm sinh của con người. Kể cả là trẻ em thì cũng sẽ cảm thấy không thoải mái, chán nản và mất động lực nếu bị cha mẹ ép buộc quá nhiều thứ trong cuộc sống. Đồng thời, điều này cũng sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên kém cỏi, tự ti, sợ hãi thế giới bên ngoài.

Những bước đầu đời của trẻ luôn gặp nhiều khó khăn. Lúc này cha mẹ đừng quá gượng ép trẻ mà hãy ở bên cạnh lắng nghe, thấu hiểu và giúp trẻ được làm những điều mình thích.

Giảm căng thẳng trong cuộc sống của trẻGiảm căng thẳng trong cuộc sống của trẻ

Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Gia đình là nền tảng của mỗi người. Việc có một gia đình hạnh phúc, thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn. Vì vậy mà mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng.

Cha mẹ nên hạn chế việc la rầy quá nặng nề khi trẻ học hoặc làm điều gì sai. Thay vào đó hãy nhẹ nhàng giải thích và nói cho trẻ hiểu sẽ giúp giảm áp lực, đồng thời hạn chế tình trạng chán học của trẻ. Đừng quên động viên khi trẻ làm được điều gì đó tốt.

Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cáiCải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Trên đây là cách để phụ huynh giúp con mình khi trẻ hay chán nản, không có động lực mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn muốn chia sẻ. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *