Trẻ mọc răng – Ba mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ra sao?

Bạn đang xem bài viết: Trẻ mọc răng – Ba mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ra sao? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giai đoạn mọc răng chính là một cột mốc đáng nhớ trong quá trình lớn lên của con, lúc này ba mẹ có thể thấy những chiếc răng đáng yêu, be bé, trắng như ngọc nhú lên trong miệng trẻ. Tuy nhiên trong quá trình mọc răng, trẻ em có thể phải gặp một ít khó khăn. Một số trẻ sẽ không có những biểu hiện gì đáng lo lắng, nhưng cũng không ít những trẻ mắc phải nhiều triệu chứng trong giai đoạn này như chán ăn, gắt gỏng, sưng lợi, đau sốt,…

Mọc răng là một cột mốc đáng nhớ của con và cả ba mẹ. Nguồn ảnh: Parents

Mọc răng là một cột mốc đáng nhớ của con và cả ba mẹ. Nguồn ảnh: Parents

Những biểu hiện này không chỉ khiến bé khó chịu mà còn khiến ba mẹ vô cùng hoang mang và bối rối không biết phải làm sao.

Nếu con của bạn đang trong giai đoạn 4 – 12 tháng và đột nhiên có những biểu hiện như khó chịu, cáu gắt, bứt tai thì rất có thể con đang bắt đầu mọc răng. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu những kiến thức quanh chủ đề này để có thêm hành trang cùng con vượt qua giai đoạn mọc răng này nhé!

1Khi nào trẻ bắt đầu mọc răng?

Những chiếc răng đầu tiên thường bắt đầu xuất hiện khi con được khoảng 6-12 tháng tuổi. Đôi khi một số bé tầm 4-7 tháng tuổi đã có thể mọc răng sớm và cũng có một số trẻ sẽ mọc răng muộn hơn bình thường. Vậy nên ba mẹ đừng lo lắng quá nhé, việc sớm hay muộn này phụ thuộc vào cơ địa của từng bé.

2Thứ tự các răng sẽ mọc như thế nào?

Thứ tự mọc răng có phụ thuộc vào gen di truyền, nhưng những chiếc răng đầu tiên thường thấy nhất ở đa số trẻ là hai răng cửa ở hàm dưới và hai răng cửa hàm trên. Tiếp theo là hai răng nanh hàm trên và hai răng nanh ở hàm dưới. Sau đó lần lượt là các răng hàm. Đến khoảng 2 tuổi rưỡi, hầu hết các bé đã có đủ hàm răng sữa.

3Các triệu chứng khi bé mọc răng

Mỗi bé khác nhau sẽ có các triệu chứng khi mọc răng khác nhau. Một vài bé sẽ không hề có biểu hiện gì nghiêm trọng nhưng cũng sẽ có nhiều bé mắc phải các triệu chứng khó chịu khiến ba mẹ rất lo lắng và hoang mang. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp và cách xử trí dành cho ba mẹ để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn, cùng xem đó là gì nhé!

Các triệu chứng:

  • Chảy nước miếng: Trẻ bắt đầu chảy nhiều nước miếng từ một tháng hoặc vài tuần trước khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Nếu bạn thấy con mình đột nhiên chảy nhiều nước dãi, bạn hãy sẵn sàng đón nhận những chiếc răng bé xinh đầu tiên của con mình.
Ba mẹ nên: Vì chảy nhiều nước dãi có thể dẫn đến phát ban quanh miệng, trên má và cằm, bạn nên cố gắng giữ cho khu vực này sạch và khô nhất có thể. Hãy lau sạch nước miếng và dùng những loại kem dưỡng ẩm thích hợp để làm dịu vùng da bị kích ứng của con nhé!
Ba mẹ nên giữ khu vực quanh miệng của con được sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị kích ứng. Nguồn ảnh: Babywise.life

Ba mẹ nên giữ khu vực quanh miệng của con được sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị kích ứng. Nguồn ảnh: Babywise.life

  • Cáu gắt: Răng hàm và răng đầu tiên là những chiếc răng khiến con khó chịu nhất. Em bé của bạn có thể sẽ quấy khóc và cáu kỉnh hơn bình thường. Điều này là do cảm giác khó chịu khi răng bắt đầu nhú ra khỏi nướu.
Ba mẹ nên: Giúp bé giảm cảm giác khó chịu, hãy mát-xa nướu của con bằng tay hoặc gạc rơ lưỡi.
  • Cắn và gặm đồ vật: Nhai và gặm bất cứ thứ gì là dấu hiệu điển hình cho thấy bé đang mọc răng. Chúng có thể nhai đồ chơi hoặc thậm chí là gặm bàn tay của mình. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn do nướu được giảm đau.
Ba mẹ nên: Hãy cho con nhai một món đồ chơi chuyên dụng, có thể để lạnh để giúp giảm đau nướu.
  • Sốt nhẹ: Việc con bạn có thân nhiệt cao hơn một chút trong quá trình mọc răng là điều hết sức bình thường.
Ba mẹ nên: Cho bé uống nhiều nước nhưng không nên uống nhiều nước ép trái cây. Cố gắng giữ nhiệt độ phòng mát mẻ. Tuy nhiên, nếu con bạn sốt trên 38,5 độ, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
  • Dụi má hoặc kéo tai: Con cũng có thể sẽ bị đau tai, đặc biệt là khi răng hàm đang mọc, cơn đau nướu quanh hàm sẽ ảnh hưởng tới hai tai của bé, dẫn đến việc bé thường hay kéo tai hoặc dụi má. Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý bởi vì việc kéo tai thường xuyên có thể là dấu hiệu bé đã mắc chứng nhiễm trùng tai. Nếu kèm theo sốt cao, ba mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ.
Ba mẹ nên: Mát-xa nướu cho con. Như đã nói ở trên, ba mẹ có thể dùng các dụng cụ mát xa, gạc rơ lưỡi hoặc dùng tay để có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn.
Ba mẹ hãy mát-xa nướu cho con để giúp con giảm cảm giác khó chịu. Nguồn ảnh: iStock

Ba mẹ hãy mát-xa nướu cho con để giúp con giảm cảm giác khó chịu. Nguồn ảnh: iStock

  • Ho khan: Nước bọt tiết ra nhiều hơn trong quá trình mọc răng cũng có thể khiến bé bị ho hoặc sặc.
Ba mẹ nên: Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Điều này giúp tạo không khí ẩm, làm dịu cổ họng đang bị kích thích của em bé, từ đó giúp bé giảm ho. Nhưng một lần nữa hãy lưu ý rằng, nếu ho đi kèm với sốt cao hoặc các triệu chứng giống như cảm cúm thì hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa nhé!

Bài viết liên quan: Khi nào thì nên cho trẻ dùng nước trái cây? Tại sao nước trái cây giàu dinh dưỡng chưa chắc đã tốt cho trẻ?

4Làm thế nào để chăm sóc răng mới của con

Khi con có những chiếc răng đầu tiên, ba mẹ hãy sử dụng bàn chải đánh răng cho bé có sợi mềm để làm sạch răng ít nhất 2 lần/ngày. Bạn cũng có thể sử dụng loại bàn chải đeo vào ngón tay để tiện vệ sinh mà không khiến con khó chịu. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý chỉ sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride với một lượng nhỏ cỡ bằng hạt gạo.

Nhìn chung các biểu hiện của việc mọc răng đều không quá nghiêm trọng và ba mẹ có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy con mình đặc biệt khó chịu hoặc nó cản trở việc ăn uống, ngủ nghỉ của con, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với các bác sĩ nhi khoa.

Ba mẹ nhớ vệ sinh răng cho con bằng bàn chải mềm hai lần mỗi ngày nhé. Nguồn ảnh: iStock

Ba mẹ nhớ vệ sinh răng cho con bằng bàn chải mềm hai lần mỗi ngày nhé. Nguồn ảnh: iStock

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Thời điểm trẻ mọc răng ba mẹ chắc chắn rất hạnh phúc vì đó là dấu hiệu con của bạn đang dần lớn lên. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tin rằng với những thông tin hữu ích trên đây, ba mẹ có thể tự tin chăm sóc em bé của mình trong giai đoạn mọc răng một cách an toàn và hiệu quả. Còn thật nhiều điều bổ ích đang đợi ba mẹ cùng khám phá tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn, đừng quên theo dõi để trở thành những bậc phụ huynh thông thái nhất, ba mẹ nhé!

Xem thêm:

  • Mẹ có biết trẻ 0-36 tháng cần bao nhiêu lượng sữa mỗi ngày?
  • Trẻ sơ sinh soi gương – Lợi ích không ngờ mà ba mẹ chớ nên bỏ qua
  • Khi nào trẻ dùng phô mai là tốt nhất? Những điều mà cha mẹ nên lưu ý!

Dạ Thắm tổng hợp từ Momjunction

1. https://www.momjunction.com/trending/is-your-baby-teething_00845818/

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ mọc răng – Ba mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ ra sao? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *