Trẻ mọc răng là chuyện bình thường, tuy nhiên trẻ mọc răng hàm dưới trước có nguy hiểm gì không?
Thông thường khoảng tháng thứ 6 là bé bắt đầu mọc răng, 2 cây hàm dưới và 2 cây hàm trên. Một số biểu hiện cho thấy bé sắp mọc răng như chảy nước dãi, hay cắn các đồ vật, mút tay, sốt nhẹ, quấy khóc,… Nếu trẻ mọc răng ở hàm dưới trước thì có sao không? Cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé.
Trẻ mọc răng hàm dưới trước có sao không?
Tùy giai đoạn từng tháng mà răng của trẻ sẽ mọc theo một trình tự nhất định, dưới đây là trình tự mọc răng của trẻ:
- Từ tháng 6-10: Mọc 2 răng cửa hàm dưới, có thể mọc cùng lúc là lần lượt nhau.
- Từ tháng 8-12: Mọc tiếp 2 răng cửa hàm ở hàm trên.
- Từ tháng 9-13: Mọc 2 răng cửa tiếp theo ở hàm trên, lúc này hàm trên bé có 4 răng cửa.
- Từ tháng 10-16: Mọc 2 răng cửa còn lại ở hàm dưới.
- Từ tháng 13-19: Mọc 2 răng hàm trên.
- Từ tháng 14-18: 2 răng hàm dưới sẽ mọc.
- Từ tháng 16-22: 2 răng nanh hàm trên bắt đầu mọc.
- Từ tháng 17-23: Mọc tiếp 2 răng nanh ở hàm dưới.
- Từ tháng 23-31: Mọc tiếp 2 răng hàm dưới.
- Từ tháng 25-33: 2 răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc. Khi trẻ 3 tuổi, tổng cộng sẽ có 20 chiếc răng sữa.
Nếu răng hàm dưới mọc trước là một điều bất thường, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé
- Răng mọc sai ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm, làm trẻ lười nhai, lười ăn. Sau này có thể ảnh hưởng đến quá trình ăn và nhai.
- Khiến trẻ phát âm sai hoặc bị ngọng.
- Thông thường răng sữa nào mọc trước sẽ thay răng trước, lúc này ba mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống, vệ sinh răng của trẻ. Nếu không có thể răng của trẻ bị lệch khớp cắn, hô hoặc răng khấp khểnh.
Nguyên nhân gây ra mọc răng không đúng thứ tự ở trẻ
Răng mọc không đúng thứ tự ở trẻ khá phổ biến, thường thấy nhiều hơn ở răng cửa, răng hàm ít thấy hơn. Do một số nguyên nhân sau:
- Di truyền từ người thân.
- Không cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Do va chạm khi vui chơi hoặc ăn uống làm cho các mầm răng bị tổn thương.
- Trẻ có thói quen dùng 1 bên nướu để nhai, cắn làm cho nướu bị nhẵn, chặt hơn nên mọc răng lâu hơn bên còn lại.
- Bị viêm nhiễm, nhiệt nướu sẽ làm cho răng ở chỗ này sẽ mọc chậm hơn.
Cách xử trí tình trạng răng mọc không đúng thứ tự
Khi phát hiện răng trẻ mọc không đúng vị trí cần đưa trẻ đi khám nha khoa ngay, bác sĩ sẽ có lời khuyên cũng như có cách điều chỉnh lại khi chúng mới có dấu mọc sai. Ngoài ra cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Nên vệ sinh răng miệng cho trẻ khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, có thể dùng băng gạc hoặc khăn sạch rơ lưỡi cho trẻ.
- Cho trẻ súc miệng lại bằng nước lọc sau mỗi lần trẻ uống sữa đêm, hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường, đồ uống có ga.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất, canxi, flour,… qua các loại trái cây, rau củ, sữa để răng trẻ phát triển tốt nhất.
- Khám răng cho trẻ định kỳ 6 tháng 1 lần, để phát hiện và có biện pháp xử lý sớm nếu răng mọc không đúng vị trí.
Răng hàm dưới của trẻ mọc trước là có vấn đề, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này. Vì vậy khi đến giai đoạn mọc răng của trẻ thì ba mẹ cần lưu ý quan sát. Khi phát hiện có điều bất thường cần đưa con đến nha khoa để các bác sĩ thăm khám ngay.
Mua sữa bột các loại dành cho bé tại Bách hoá XANH nhé:
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn