Bạn đang xem bài viết: Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Nấc cụt là hiện tượng sinh lý bình thường và thường xuyên xảy ra. Tuy không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ nhưng sẽ khiến trẻ bị bức bối, khó chịu. Vậy trẻ sơ sinh bị nấc cụt thì phải làm sao là điều khiến các mẹ bỉm băn khoăn nhiều nhất. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
1 Nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh xảy ra do sự co thắt không tự chủ của cơ hoành (một cơ lớn nằm dưới đáy của khung xương sườn) và cơ liên sườn. Nấc cụt thường xảy ra với tần suất từ 4 – 60 lần/phút ở trẻ 4 tháng tuổi trở xuống.
Thường người lớn sẽ cảm thấy khó chịu khi bị nấc cụt, còn đối với trẻ sơ sinh thì không ảnh hưởng gì. Bé vẫn sẽ ngủ ngon bình thường vì không gây cản trở hoặc ảnh hưởng đến hô hấp của bé.
Cơn nấc cụt không ảnh hưởng quá nhiều đối với sức khỏe của bé nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng nếu bé nấc liên tục trong một thời gian dài thì có thể báo hiệu của một triệu chứng bệnh nào đó liên quan đến dạ dày hoặc tiêu hóa.
Nấc cụt ở trẻ sơ sinh
2 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt:
- Nhiệt độ thay đổi, trẻ không được giữ ấm đúng cách, khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
- Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thì axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc.
- Khi cho trẻ uống quá nhiều, sữa ngưng tụ lại không kịp tiêu hóa, khí trong cơ thể bé tăng giảm thất thường, dẫn đến trào ngược khí, gây nấc cụt.
- Nuốt nhiều không khí khi bú bằng bình sữa hoặc khi đã bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt.
- Khi trẻ vừa quấy khóc, mẹ đã cho bú ngay cũng khiến trẻ bị nấc.
- Bé có thể bị dị ứng với các protein trong sữa bột hoặc sữa mẹ, các thực phẩm do mẹ đã ăn, gây ảnh hưởng đến thực quản, gây nấc cụt ở bé.
Nguyên nhân nấc cụt ở trẻ
3 Làm sao để hết nấc cụt ở trẻ sơ sinh?
3.1 Để nấc tự hết
Thông thường, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự hết sau vài phút. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh.
Mẹ nên để cho nấc cụt tự hết
3.2 Cho bé nghỉ ngơi và ợ hơi
Nếu bé đang bú mà bị nấc thì mẹ nên cho ngừng bú tạm thời để giúp bé thoát khỏi nấc cụt và ợ hơi cũng là phương pháp hỗ trợ khắc phục cơn nấc ở trẻ hiệu quả. Ngoài ra mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng nhằm giúp trẻ ngưng nấc cụt.
Cho bé nghỉ ngơi và ợ hơi
3.3 Sử dụng ti ngậm giả
Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé dùng ti giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
Ti ngậm Philips Avent SCF544/10
3.4 Cho trẻ bú sữa
Đối với trẻ trong 6 tháng đầu, khi bé bị nấc, mẹ nên cho bé bú sữa. Mẹ có thể cho bé bú từng chút một để dừng hẳn cơn nấc. Lưu ý những bé dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không cho uống thêm nước. Những trẻ trong giai đoạn ăn dặm có thể cho bé uống từng hớp nước nhỏ.
Cho bé bú sữa
3.5 Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé
Bạn dùng hai ngón trỏ đưa vào lỗ tai bé khoảng nửa phút, hoặc dùng 2 ngón tay bóp nhẹ 2 cánh mũi bé, đồng thời nâng cằm cho miệng bé khép lại khoảng 2 – 3 giây. Cứ làm lại chuỗi động tác trên khoảng 15 – 20 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 3 giây. Đây là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả.
Dùng tay bịt tai bé để trị nấc cụt
3.6 Vỗ lưng cho bé
Mẹ cần vỗ lưng hoặc vai của bé thật nhẹ nhàng và dứt khoát. Không khí được đưa ra ngoài bằng cách ợ hơi thì bé sẽ hết nấc cụt.
Vỗ lưng cho bé
3.7 Cho bé ăn một ít đường
Đối với bé ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho con nếm một ít đường vào lưỡi. Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
Đối với bé ở độ tuổi ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn một ít đường
3.8 Thay đổi tư thế bú của trẻ
Sai tư thế bú có thể làm trẻ sơ sinh bị nấc. Nếu bạn thấy bé hay bị nấc sau khi ăn xong thì hãy đổi tay hoặc đổi cách bế để giảm lượng không khí vô tình vào miệng và dạ dày bé trong quá trình bú.
Thay đổi tư thế bú cho bé
4 Biện pháp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị nấc cụt
Ngoài việc chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo thêm một số biện pháp ngăn ngừa nấc cụt cho con như sau:
- Có thể bôi chút dầu gió vào vùng cổ tay, gáy, 2 dái tai của bé.
- Khi tắm nên để nước tắm không quá chênh lệch với nhiệt độ phòng. Vào mùa đông, cần phải bật đèn sưởi khi tắm cho bé để giữ ấm.
- Giữ nhiệt độ trong phòng ổn định, thoáng đãng, không nên để trẻ bị lạnh. Có thể dùng khăn xô, khăn mỏng để giữ ấm, tránh gió cho bé.
Khăn xô cotton Lullaby NH638P
- Cho bé bú với số lượng ít hơn nhưng chia thành nhiều bữa.
- Không nên để trẻ quá đói mới cho bú và cũng không nên cho bé bú quá no. Với những bé bú bình thì không cho bé bú quá nhanh và cần nâng cao đầu trẻ sau khi cho trẻ ăn xong để đẩy khí và chống đầy hơi.
- Khi bé bú bằng bình sữa, chọn núm ti có kích thước phù hợp, không để nuốt nhiều không khí và không để trẻ bú quá nhanh.
Bình sữa nhựa PPSU Wesser TBSWPP250 cổ hẹp 250 ml
- Vì sao thai nhi nấc cụt? Lý giải nguyên nhân gỡ rối mối lo cho mẹ bầu
- Mẹo giúp trẻ sơ sinh khỏi bị nấc cụt cha mẹ đừng nên bỏ qua
- Kinh nghiệm chọn mua núm ti mềm, an toàn như ti mẹ
Trên đây những thông tin về nguyên nhân, cách khắc phục nấc cụt mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đã chia sẻ. Hy vọng từ bài viết trên, các mẹ bỉm sẽ có cho mình những kiến thức để chăm sóc bé tốt hơn. Nếu có thắc mắc thì hãy gọi ngay tổng đài miễn phí 1900.866.874 (7:30 – 22:00) hoặc truy cập trang web avakids.com để được tư vấn và mua hàng nhé!
1. https://youmed.vn/tin-tuc/meo-chua-nac-cut-o-tre-so-sinh/
2. https://hongngochospital.vn/cach-chua-tre-so-sinh-bi-nac-cut
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ sơ sinh bị nấc cụt phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục mẹ nên biết của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.