Trẻ sơ sinh bị vàng da – Liệu có nguy hiểm như lời đồn?

Bạn đang xem bài viết: Trẻ sơ sinh bị vàng da – Liệu có nguy hiểm như lời đồn? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vàng da là vấn đề phổ biến ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu do lượng hồng cầu trong cơ thể được sản sinh quá nhiều dẫn đến bilirubin tồn tại một số lượng lớn trong cơ thể.

Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về các loại bệnh, nguyên nhân và hướng điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh.

1Mức độ nguy hiểm của vàng da sơ sinh

Nồng độ bilirubin của trẻ nhỏ thường cao trong vài tuần đầu sau khi sinh. Bilirubin có màu vàng tự nhiên dẫn đến da và tròng trắng mắt của trẻ có màu vàng. Tuy nhiên, ba mẹ không cần quá lo lắng, vấn đề trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ tự khỏi sau vài tuần.

Nồng độ bilirubin cao khiến trẻ bị vàng da - Nguồn: istockphoto

Nồng độ bilirubin cao khiến trẻ bị vàng da – Nguồn: istockphoto

Trong trường hợp bilirubin không thuyên giảm và ngày càng tăng cao sẽ khiến em bé bị tổn thương não. Vì thế, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để được điều trị kịp thời và đúng cách.

2Các loại bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh bị vàng da được chia làm 4 loại chính:

  • Vàng da sinh lý

Đây là loại vàng da phổ biến ở trẻ sơ sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào nguy hiểm. Nồng độ bilirubin cao nhất thường rơi vào khoảng ngày thứ năm đến ngày thứ bảy sau khi sinh. Sau đó sẽ biến mất sau khoảng hai tuần.

  • Vàng da bệnh lý

Vàng da bệnh lý xảy ra trong khoảng 24 giờ sau sinh do nồng độ bilirubin trong cơ thể trẻ cao hơn mức bình thường và kéo dài trong vài tuần. Hơn nữa, vàng da bệnh lý ở trẻ còn đi kèm với nước tiểu sẫm màu.

  • Vàng da khi bú sữa mẹ

Vàng da khi bú sữa mẹ chỉ xảy ra đối với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, tình huống này diễn ra trong vòng 24 -72 giờ sau sinh và tự biến mất sau hơn ba tuần.

Bài viết liên quan: Tổng quan kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ

Vàng da hạt nhân

Đây được xem là loại bệnh vàng da hiếm gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Chính vì tính chất hiếm gặp đó mà loại bệnh này mang đến cho những trẻ sơ sinh bị vàng da nhiều nguy hiểm khác nhau, đặc biệt có thể kể đến vấn đề tổn thương não của trẻ do nồng độ bilirubin dư thừa quá cao tích tụ trong máu.

3Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng phổ biến nhất là vàng ở vùng da và tròng trắng mắt của trẻ. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, nước tiểu sẫm màu, bú ít, phân nhạt màu,…

Biến chứng của bệnh vàng da đối với trẻ nhỏ

Đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời - Nguồn: istockphoto

Đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời – Nguồn: istockphoto

Vàng da đối với trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách sẽ làm tích tụ nồng độ bilirubin lên mức quá cao và gây tổn thương cho não. Hơn nữa, sau khi đã khỏi bệnh vàng da, trẻ dễ bị rối loạn vận động, suy giảm khả năng tiếp nhận thông tin và trường hợp nguy hiểm nhất là tử vong.

Do đó, khi trẻ có dấu hiệu của bệnh vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn xảy ra về sau.

4Chẩn đoán bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Như thông tin đã được truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn trình bày ở trên, bệnh vàng da xảy ra do dư thừa lượng bilirubin. Vì thế, cách để chẩn đoán trẻ sơ sinh bị vàng da hiệu quả nhất là xét nghiệm máu, kiểm tra màu da và mắt dưới ánh sáng y khoa. Hiện nay, hầu hết các cơ sở y tế điều tiến hành kiểm tra xem trẻ sơ sinh các mắc phải căn bệnh vàng da hay không trước khi cho trẻ xuất viện sau sinh.

5Hướng điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh không bắt buộc phải điều trị vì nồng độ bilirubin sẽ tự giảm sau vài tuần khi chức năng gan của trẻ dần hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu sau nhiều tuần, da trẻ vẫn tiếp tục bị vàng do nồng độ bilirubin vẫn còn cao, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để can thiệp y khoa kịp thời bằng những phương pháp sau:

Quang trị liệu

Đây là phương pháp trị liệu cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng đặc biệt, nhằm làm giảm mức bilirubin. Ánh sáng này có thể thay đổi cấu trúc phân tử bilirubin, tăng cường đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể. Trong quá trình điều trị, trẻ được đeo kính bảo vệ mắt khi chiếu đèn. Sau một đến hai ngày, tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ được cải thiện.

Điều trị vàng da bằng ánh sáng đặc biệt - Nguồn: istockphoto

Điều trị vàng da bằng ánh sáng đặc biệt – Nguồn: istockphoto

Truyền máu

Phương pháp này được sử dụng khi nồng độ bilirubin trong máu quá cao mà phương pháp quang trị liệu không có tác dụng. Khi truyền máu, lượng bilirubin sẽ giảm đáng kể vì máu mới truyền vào không có bilirubin.

Bài viết liên quan: Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 7 ngày đầu

6Các câu hỏi thường gặp

1. Mẹ nên ăn gì khi con bị vàng da?

Mẹ nên tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh nếu trẻ vàng da do bú sữa mẹ. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ tuỳ theo tình trạng vàng da của trẻ.

Không tự ý phơi trẻ dưới ánh sáng mặt trời để trị vàng da - Nguồn: istockphoto

Không tự ý phơi trẻ dưới ánh sáng mặt trời để trị vàng da – Nguồn: istockphoto

2. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sinh non hoặc không đủ tháng sẽ có nguy cơ mắc bệnh vàng da cao hơn những trẻ sinh đủ tháng.

3. Cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ là mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên, đặc biệt là bú ngay trong vài đầu sau khi sinh.

4. Thuốc nhỏ Vitamin D có giúp chữa bệnh vàng da ở trẻ nhỏ hay không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu rõ ràng về việc thiếu hụt Vitamin D làm tăng lượng bilirubin trong máu, dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da. Tuy nhiên, việc bổ sung Vitamin D có thể chữa bệnh vàng da đối với trẻ sơ sinh thông qua cơ chế oxy hóa của bilirubin. Vì vậy, phụ huynh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng bổ sung Vitamin D.

Xem thêm:

  • Ba mẹ cần lưu ý gì khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết?
  • Nhận biết điều bất thường thông qua phân ở trẻ sơ sinh
  • Tẩy giun cho trẻ nhỏ theo đúng chuẩn của Bộ Y tế

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng phổ biến và thường trẻ sẽ tự khỏi sau vài tuần. Mẹ vẫn nên duy trì cữ bú của trẻ, chỉ khi có chỉ định của bác sĩ mới cho trẻ ngưng bú hoặc bắt đầu bú sữa công thức. Khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Yến Nga tổng hợp từ mumjunction.

1. https://liverfoundation.org/for-patients/about-the-liver/diseases-of-the-liver/newborn-j Yellowice/

2. https://publications.aap.org/pediatrics/article/114/1/297/64771/Management-of-Hyperbilirubinemia-in-the-Newborn

3. https://www.stlouischildrens.org/health-resources/symptom-checker/joldiced-newborn

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Trẻ sơ sinh bị vàng da – Liệu có nguy hiểm như lời đồn? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *