Trở kháng là một trong những thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa cũng như quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply. Hôm nay cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về ý nghĩa cũng như ảnh hưởng của trở kháng của loa nhé!
1Trở kháng của loa là gì?
Trở kháng của loa cũng được hiểu đơn giản là điện trở của loa đó, đây là thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến loa cũng như quyết định chất lượng âm thanh khi phối ghép loa karaoke và amply.
Trở kháng của loa được tính bằng Ohm – kí hiệu: Ω
Ngoài ra, việc hiểu được trở kháng loa vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới việc lựa chọn các thiết bị kết hợp cùng loa trong các bộ dàn âm thanh.
2Cách tính trở kháng của loa cụ thể
Công thức tính trở kháng loa cụ thể như sau:
- Mạch nối tiếp, tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn
- Mạch song song, tính tổng trở sẽ khó khăn hơn đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn
Hiện nay thì các loa được sản xuất với các mức trở kháng loa phổ biến là 4Ω, 6Ω hoặc 8Ω. Chúng ta có thể đấu nối loa theo kiểu nối tiếp hoặc song song hoặc kết hợp cả hai tùy loại loa và mục đích sử dụng.
3Ý nghĩa và ảnh hưởng của trở kháng đến chất lượng của loa
Kết nối loa trở kháng thấp
– Loa có trở kháng thấp được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, từ những dàn âm thanh đám cưới, dàn âm thanh sự kiện cho đến những hệ thống loa hội trường, dàn karaoke gia đình đều sử dụng loại trở kháng này. Trị số trở kháng thường được dùng trong các trường hợp này là 8Ω hoặc 12Ω hay 16Ω.
– Đối với trở kháng của loa thấp thì cần phải thiết kế sao cho tổng trở kháng vào của loa lớn hơn trở kháng ra của amply. Nếu bạn để tổng trở kháng loa thấp hơn tổng trở kháng của amply thì sẽ dẫn tới tình trạng hệ thống âm thanh hoạt động không ổn định và bộ amply không thực hiện được đúng chức năng của nó.
– Ngoài ra, kết nối loa trở kháng thấp thường được dùng cho các loa có công suất lớn nhưng lại phải kết nối ở khoảng cách gần để loa hoạt động đảm bảo (thường nhỏ hơn 10m). Nếu khoảng cách nằm ngoài vùng cho phép, dây dẫn sẽ bị nóng lên rất nhanh và không thể cung cấp công suất cần thiết cho hoạt động của loa.
Kết nối loa có trở kháng cao
– Khác với loa trở kháng thấp, loa trở kháng cao thường được dùng trong các hệ thống âm thanh công cộng, lớn, bao phủ một không gian rộng, đòi hỏi một lượng lớn dây dẫn. Trong trường hợp này nếu dùng loa trở kháng thấp sẽ dẫn đến thất thoát năng lượng và không đủ để cung cấp cho toàn hệ thống hoạt động bình thường. Để giải quyết vấn đề này, người ta thường dùng loa có trở kháng cao.
– Để sử dụng được loa trở kháng cao thì tất cả các loa phải có biến áp đi kèm, cũng vì vậy mà loại loa này sẽ cho phép điều chỉnh mức công suất phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, với kết nối trở kháng cao, khi thực hiện mắc các loa theo kiểu song song sẽ rất phù hợp với thiết kế tổng loa đầu vào nhỏ hơn công suất ra của tăng âm. Ta sẽ không phải làm cách tính trở kháng loa phức tạp nữa.
4Ý nghĩa và ảnh hưởng của trở kháng đến ghép nối amply
Bạ cần lưu ý, khi tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply thì sẽ xảy ra hiện tượng quá tải và cháy, kể cả khi đã đảm bảo điều kiện ghép nối an toàn là công suất amply lớn hơn công suất trung bình của loa.
- Loa kiểm âm là gì? Đặc điểm nổi bật, chức năng và cách chọn mua loa kiểm âm
- Loa treble là gì? Phân loại và vai trò của loa treble trong âm thanh
- Loa thùng là gì? Cấu tạo cơ bản và các ứng dụng của loa thùng hiện nay
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu cách xác định Trở kháng của loa là gì? Ý nghĩa, ảnh hưởng trở kháng đến chất lượng amply, loa. Nếu có bất cứ thắc mắc gì đừng quên bình luận bên dưới nhé!