Bắt chân chéo khi ngồi là thói quen của nhiều người. Hãy cố gắng từ bỏ thói quen ngồi bắt chéo chân ngay hôm nay vì những lý do ảnh hưởng đến sức khỏe sau đây nhé!
Rung đùi hay ngồi bắt chéo chân là phản ứng vô thức của nhiều người. Tuy nhiên, hành động này lại chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của việc ngồi chéo chân qua bài viết này của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn.
Ảnh hưởng của tư thế ngồi bắt chéo chân đối với sức khỏe
Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản
Khi nam giới ngồi bắt chéo chân sẽ làm bộ phận sinh dục bị đè ép, quần lót và quần bên ngoài sẽ chèn ép cơ quan sinh dục làm nơi đây máu huyết không lưu thông tốt.
Đồng thời, nhiệt độ quanh bộ phận sinh dục tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng, gián tiếp xuất hiện các rủi ro các bệnh lý, ảnh hưởng sinh sản.
Tổn thương dây thần kinh
Tư thế ngồi vắt chéo chân là một thói quen xấu với sức khỏe, đặc biệt với cột sống. Áp lực do hành động này sẽ làm dây thần kinh hông bị tê nếu ngồi lâu dài, từ đó gây ra đau mỏi, đau lưng, đau cổ, thoái hóa đốt sống, thoát vị địa đệm và các chứng bệnh khác.
Ảnh hưởng đến huyết áp
Ngồi chéo chân dễ gây tăng huyết áp tạm thời, do khi vắt chéo chân thì đùi này đặt trên đùi kia làm tăng lượng máu đẩy đi khỏi tim, khiến huyết áp tăng. Cách lý giải khác là do các bó cơ ở cẳng chân vận động mà chẳng cần sự di chuyển của các khớp xương, tạo nên lực cản đối với lượng máu lưu thông giữa các mạch máu do bị đè ép.
Những ai bị nguy cơ tụ máu thì không nên ngồi vắt chéo chân lâu, việc này làm lưu thông máu bị tắc nghẽn, làm tăng nguy cơ huyết khối trong mạch máu, dần dần gây ảnh hưởng khó lường.
Suy tĩnh mạch
Ngồi bắt chéo chân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch bơm máu về tim, đè ép giữa hai bắp đùi sẽ làm lưu thông máu ngưng trệ, thực hiện thói quen này nhiều lần sẽ gây ra tổn thương và yếu đi các tĩnh mạch ở chân.
Đồng thời, thói quen không tốt này có thể khiến máu rò rỉ, gây các vết bầm tím dưới da, từ đó gây ra hiện tượng tĩnh mạch mạng nhện, sau này khi lớn tuổi sẽ khiến cơ chân đau nhức, suy giãn tĩnh mạch. Ngoài ra, nó còn khiến mất thẩm mỹ đối với phụ nữ, vì thế nên từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt.
Đau khớp và thoái hóa khớp
Ngồi vắt chéo chân còn làm bạn đau khớp gối hay thoái hóa khớp do sự ma sát giữa các khớp xương khi vắt chèo hai đùi. Nếu ai bị đau khớp gối mà ngồi bắt chéo chân sẽ làm tình trạng đau nhức thêm tồi tệ do các sụn bị cọ xát vào nhau.
Tư thế ngồi tốt cho sức khỏe
Tư thế được xem là tốt nhất cho hệ xương khớp là ngồi song song hai chân, cột sống thẳng, đây là kiểu ngồi không gây áp lực giữa xương chậu và cột sống, đối với các bạn nữ thì có thể chụm 2 đầu gối là có thể tạo dáng ngồi kín đáo và thanh lịch.
Còn nếu bắt buộc phải vắt chéo chân bởi trang phục thì có thể vắt chéo chân ở vị trí mắt cá chân. Nếu ngồi quá lâu không đứng dậy thì bạn chỉ cần nhón gót chân 2 bên lên một chút, xoay nhẹ cẳng chân bằng đầu ngón chân, duỗi nhẹ đầu gối, lặp động tác này trong 2 – 3 phút để thư giãn cơ và tăng tuần hoàn máu, tránh việc tắc nghẽn mạch máu do ngồi hàng giờ liền.
Ngoài ra, việc đổi tư thế ngồi hay vận động mỗi 45 phút đến 1 tiếng sẽ giúp máu huyết lưu thông khắp các chi, gia tăng trao đổi chất, phòng ngừa nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe.
Bên trên là những lý do tại sao chúng ta không nên ngồi vắt chéo chân. Mong qua bài viết trên giúp các bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích và thú vị.
Nguồn: Vinmec
truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn