Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?

Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt?
Bạn đang xem: Từ đồng âm là gì? Phân loại, ví dụ từ đồng âm trong tiếng Việt? tại truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

1. Từ đồng âm là gì?

Trước hết thì sách giáo khoa Ngữ Văn 7 đưa ra định nghĩa về từ đồng âm. Theo đó từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì đến nhau.

Tiếng Việt luôn được người dân trên toàn thế giới biết đên là thứ tiếng đẹp, giàu hình ảnh âm thanh và sức biểu đạt. Có thể thấy trong cuộc sống hoặc trong văn chương ta bắt gặp rất nhiều các từ đồng âm. Những từ có hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ. Tức nhìn vào từ chưa chắc đã đoán được nghĩa mà cần đặt vào hoàn cảnh cụ thể để xác định mang nghĩa nào.

Từ đồng âm trong tiếng Việt được hiểu cở bản chính là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa). Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Việt. Từ đồng âm trên thực tế cũng rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau, nhưng nó mang tính chất gợi nghĩa (giống như ẩn dụ hoặc hoán dụ).

Các từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt khi ghi chép bằng chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) là giống nhau vì cùng âm đọc, nhưng ghi lại bằng chữ Hán và chữ Nôm thì sẽ khác nhau vì khác nghĩa.

Từ đồng âm trong tiếng Anh là: homonym.

2. Vai trò của từ đồng âm:

Trong văn học, đặc biệt là các hình thức văn học dân gian, từ đồng âm cũng được sử dụng khá phổ biến. Điều này xuất phát từ công dụng của từ đồng âm.

Xuất phát từ khái niệm, từ đồng âm trong tiếng Việt như đã phân tích cụ thể bên trên là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau).

Để hiểu hơn về từ đồng âm là gì, cũng như công dụng của từ đồng âm, mời bạn đọc theo dõi nội dung ví dụ từ đồng âm để có cách hiểu rõ ràng và chi tiết hơn.

3. Ví dụ cụ thể về từ đồng âm:

Trong văn chương hay cuộc sống việc bắt gặp từ đồng âm là phổ biến. Dưới đây chính một số ví dụ từ đồng âm cụ thể để các bạn đọc hình dung dễ hơn về vấn đề. Một số từ đồng âm phổ biến như:

– Chân trời; chân của bạn Mai; chân bàn.

Cùng là một cách phát âm chân nhưng nghĩa mỗi từ chân qua ví dụ lại khác nhau. Chân trời là điểm cuối cuối cùng của bầu trời. Chân của bạn Mai là chân người, nâng đỡ cơ thể. Chân bàn là vật tiếp xúc với đất.

– Lợi thì có lợi mà răng không còn.

Câu trên thường được lây làm ví dụ về từ đồng âm trong văn học. Trong câu trên có 2 từ lợi nhưng ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau. Từ lợi thứ nhất mang nghĩa một bộ phận trên cơ thể người, có tác dụng bảo vệ và giúp cố định răng. Từ lợi thứ hai có nghĩa là lợi ích, một điều gì đó có lợi cho con người.

– Mang cá về kho.

Kho ở đây có thể là mang cá về chế biến thành một món ăn. Hoặc cũng có thể hiểu mang cá về cất vào trong kho nhà để lưu trữ đồ ăn.

– Đồng xu và đồng nghĩa:

Đồng ở đây sẽ cùng cách phát âm nhưng đồng xu là loại tiền còn đồng nghĩa là những từ mang nghĩa giống nhau.

4. Phân loại từ đồng âm:

– Đồng âm từ vựng ghi tên:

Tất cả các từ đều thuộc cùng một từ loại.

Ví dụ:

+ Con đường này thật rộng!

+ Chúng ta nên pha thêm đường.

Từ đường ở đây thuộc cùng một từ loại.

– Đồng âm từ vựng – ngữ pháp:

Các từ trong nhóm đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại.

Ví dụ:

+ Chú ấy câu được nhiều cá quá!

+ Vài câu nói ấy thì được cái gì!

– Đồng âm từ với tiếng:

Ở đây, các đơn vị tham gia vào nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ, và kích thước ngữ âm của chúng đều không vượt quá một tiếng.

Ví dụ:

+ Ông ấy cười khanh khách.

+ Nhà ông ấy đang có khách.

+ Em bị cốc đầu.

+ Cái cốc bị vỡ.

– Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch:

Đây là các từ đồng âm với nhau qua phiên dịch như:

+ Cầu thủ sút bóng.

+ Sa sút phong độ.

5. Cách sử dụng từ đồng âm:

Bởi vì bản chất của từ đồng âm là những từ có cách pháp âm giống nhau nhưng ngữ nghĩa khác hoàn toàn nhau nên trong giao tiếp, trò chuyện người nghe, người đọc cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ mà người nói, người viết dẫn đến hiểu lầm. Nên suy luận và phân tích từ đồng âm và xét nhiều ngữ cảnh khác nhau để đưa ra kết luận và hiểu rõ được ý nghĩa của nhiều từ đồng âm đó.

Các chủ thể cũng cần phải tránh sử dụng những từ có nghĩa nước đôi, nghĩa đồng âm để giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ.

Khi các chủ thể sử dụng từ đồng âm thêm các thành phần phụ phía sau để giải thích giúp người đọc, người nghe hiểu rõ ý nghĩa của câu đó.

Có thể sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt các từ đồng âm hay ngắt dòng, xuống dòng 2 từ đồng âm trong 1 câu đơn hay câu ghép.

Bên cạnh đó từ đồng âm thường được sử dụng trong cách chơi chữ, tục ngữ, thành ngữ mà ít sử dụng trong ngữ cảnh giao tiếp. Nó thường dùng từ với nghĩa nước đôi.

6. Ý nghĩa của tiếng Việt:

Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc:

Cách đây hơn hai thế kỉ, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Đức Wilhelm von Humboldt đã nêu ra luận điểm nổi tiếng: Ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc và đối với nền văn hóa quốc gia thì không có gì quan trọng hơn ngôn ngữ cả. Đối với tất cả các quốc gia thì ngôn ngữ luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Ngôn ngữ cũng chính là một trong những chỉ tố quan trọng nhất để có thể nhận diện bản sắc của một quốc gia. Ngôn ngữ cũng là một công cụ mạnh mẽ nhất được sử dụng nhằm mục đích để bảo tồn và phát triển di sản vật thể và phi vật thể của một đất nước. Bảo tồn tiếng mẹ đẻ cũng chính là góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững.

Vì tầm quan trọng như vậy mà hiện nay đối với việc bảo tồn, phát triển và tôn vinh tiếng mẹ đẻ luôn được các cộng đồng quốc gia chú ý và bản thân ngôn ngữ cũng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của từng quốc gia.

Tầm quan trọng của tiếng Việt:

Tiếng Việt cũng giống như các ngôn ngữ khác trên thế giới, tiếng Việt đồng hành cùng dân tộc Việt từ thuở dựng nước. Trải qua bao thăng trầm, tiếng Việt vẫn luôn hiên ngang tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay, giúp cho dân tộc ta định hình bản sắc, nền văn hiến và tránh bị đồng hóa. Đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã khái quát: Tiếng ta còn, nước ta còn, tiếng Việt chính là tài sản chung vô giá của đất nước và nhân dân ta.

Kể từ sau năm 1945, thì vị thế của tiếng Việt được trân trọng, nâng cao và bảo vệ hơn bao giờ hết. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong hệ thống giao dịch hành chính nhà nước, trong giáo dục, trong các hoạt động văn hóa. Trên phương diện luật định, Hiến pháp năm 2013 quy định Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Như vậy, tiếng Việt đã được hiến định với tư cách là ngôn ngữ quốc gia. Trên phương diện thực tiễn, đã có nhiều phong trào nhằm bảo tồn và phát triển tiếng Việt như cuộc vận động gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt do Thủ tướng Phạm Văn Đồng khởi xướng.

Tiếng Việt hòa cùng sự phát triển của đất nước, là tấm gương phản ánh những biến đổi từng ngày từng giờ của chúng ta. Điều đáng tiếc là hiện nay, bên cạnh những điểm sáng, diện mạo tiếng Việt cũng có phần bị méo mó, biến dạng. Nhiều cách nói, lối nói, từ vựng mới du nhập vào tiếng Việt như là một hệ quả tất yếu của quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

Thế nhưng, không phải tất cả chúng đều là tích cực. Những chủ thể là những người yêu tiếng Việt không khỏi chạnh lòng và bức xúc khi thấy nhiều lối nói, cách dùng từ lai căng, dễ dãi thậm chí phản cảm. Bên cạnh đó, những tranh cãi và cả bức xúc xung quanh đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, những bát nháo trong thị trường từ điển tiếng Việt, những câu chuyện không dứt về phiên âm, viết hoa, chuẩn hóa chính tả cho thấy rằng tiếng Việt hơn lúc nào hết cần được gìn giữ, bảo vệ và tôn vinh bằng những hành động thiết thực và hiệu quả.

Để có thể làm được việc đó, điều quan trọng là tiếng Việt phải được luật hóa, tức là có một bộ luật dành cho tiếng Việt. Điều này thực chất là sự cụ thể hóa của nội dung Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt trong bản Hiến pháp hiện hành. Hiện tại, Viện Ngôn ngữ học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nghiên cứu về cơ sở lí luận và thực tiễn, trong lộ trình chuẩn bị và xây dựng để Luật tiếng Việt có thể được ra đời trong thời gian sớm nhất.

Một điều rất cần thiết và thiết thực nữa hiện nay đó là sẽ cần phải xác lập một ngày riêng: Ngày Tiếng Việt nhằm tôn vinh tiếng Việt. Đây sẽ là một dịp quan trọng đối với toàn dân tộc để nhắc nhở mọi người mang trong mình dòng máu Việt, dù ở Việt Nam hay nước ngoài, về việc gìn giữ và phát huy giá trị của tiếng Việt trong thời đại hội nhập. Ngày Tiếng Việt cũng sẽ là cơ hội để chúng ta tổ chức những hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng về vị thế của tiếng Việt với tư cách là một ngôn ngữ quốc gia.