Uống sữa tươi bị tiêu chảy: 9 nguyên nhân, cách khắc phục

Bạn đang xem bài viết: Uống sữa tươi bị tiêu chảy: 9 nguyên nhân, cách khắc phục tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy mỗi khi sử dụng sữa tươi có thể là do bị dị ứng, không dung nạp lactose, uống sữa khi đói, sữa hết hạn, sữa kém chất lượng hoặc sữa bị nhiễm khuẩn khi pha,… Vậy hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn đi tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân uống sữa tươi bị tiêu chảy và cách xử lý an toàn nhé!

1Nguyên nhân uống sữa tươi bị tiêu chảy

1.1. Không dung nạp Lactose

Lactose là loại đường thường thấy trong sữa tươi, sau khi vào đến ruột non sẽ được men lactase phân chia thành 2 loại đường đơn là galactose và glucose để cơ thể hấp thu dễ dàng hơn. Do sự mất cân xứng đường lactose và men lactase xảy ra khiến cơ thể không thể dung nạp lactose gây ra một số triệu chứng khó chịu như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Tùy vào từng cơ địa mà triệu chứng có độ nặng nhẹ khác nhau, tuy nhiên nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, nặng hơn là dễ bị nhiễm trùng do sức đề kháng kém.

Không dung nạp Lactose dẫn tới hiện tượng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy,...

Không dung nạp Lactose dẫn tới hiện tượng khó chịu như buồn nôn, tiêu chảy,…

1.2. Dị ứng sữa

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng uống sữa tươi bị tiêu chảy có thể do dị ứng với một loại protein có trong sữa như đạm whey hoặc chất casein. Hầu hết sữa của các loại động vật có vú đều có thể gây ra tình trạng dị ứng sữa này, nhưng phổ biến nhất là sữa bò.

Dị ứng sữa thường đi kèm các triệu chứng như khó thở, nôn, nổi mề đay, tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài lẫn máu, ho, chảy nước mũi, phát ban da,… xuất hiện trong khoảng từ 5 phút đến 3 giờ sau khi uống hoặc ăn thức ăn chứa sữa.

Dị ứng sữa là do dị ứng với một loại Protein có trong sữa

Dị ứng sữa là do dị ứng với một loại protein có trong sữa

1.3. Uống sữa khi bụng đói

Nguyên nhân uống sữa tươi bị tiêu chảy có thể là do bụng đang đói. Vào thời điểm bụng đang đói, dịch vị axit trong dạ dày tiết ra nhiều khi gặp casein có trong sữa, chúng sẽ kết tủa, dẫn tới hiện tượng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,…

Uống sữa khi bụng đói có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa

Uống sữa khi bụng đói có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa

1.4. Uống phải sữa hết hạn

Thời điểm sữa hết hạn không chỉ là lúc các thành phần chất, hương vị sữa bị biến chất mà còn là lúc nấm, mốc và vi khuẩn xuất hiện. Do vậy khi bạn nạp các loại sữa quá hạn vào cơ thể chúng sẽ phá bụng và gây ra hiện tượng đau bụng, tiêu chảy,…

Bị đi ngoài do uống phải sữa hết hạn

Bị tiêu chảy do uống phải sữa hết hạn

1.5. Uống sữa kém chất lượng

Hiện nay có rất nhiều loại sữa tươi nổi tiếng trên thị trường bị làm giả, làm nhái không rõ nguồn gốc xuất xứ, do vậy chất lượng sữa bên trong cũng không được đảm bảo.

Khi bạn uống các loại sữa kém chất lượng, cơ thể không thể hấp thụ và tiêu hóa sữa dẫn tới tình trạng đau bụng, tiêu chảy,… thường gặp. Để không rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”, bạn nên ưu tiên chọn mua sữa tươi ở những địa chỉ, cửa hàng, trung tâm mua sắm uy tín.

Uống sữa kém chất lượng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy

Uống sữa kém chất lượng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tiêu chảy

1.6. Bảo quản sữa không đúng cách

Các loại sữa tươi luôn đòi hỏi cao trong vấn đề bảo quản để bảo toàn được giá trị dinh dưỡng bên trong. Do vậy rất nhiều trường hợp sữa không được bảo quản đúng cách như nhiệt độ không phù hợp, bị côn trùng tiếp cận, bám đầy bụi bẩn,… khi uống vào dẫn hiện tượng đau bụng, tiêu chảy.

Sữa không được bảo quản đúng cách sẽ bị hỏng, biến chất

Sữa không được bảo quản đúng cách sẽ bị hỏng, biến chất

1.7. Các bệnh về đại tràng

Sữa tươi là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, tuy nhiên với những người bị các bệnh về đại tràng thì hoàn toàn ngược lại. Người bị bệnh đại tràng khi sử dụng các loại sữa tươi hay thực phẩm được làm từ sữa thường gây kích thích đường tiêu hóa kéo theo một số triệu chứng như đầy bụng, tiêu chảy,…

Tiêu chảy có thể do bạn bị các bệnh về đại tràng

Tiêu chảy có thể do bạn bị các bệnh về đại tràng

1.8. Không có đủ men tiêu hóa

Cơ thể nếu không có hoặc không đủ men tiêu hóa dẫn tới kém hấp thu đường lactose có trong sữa, ngay lập tức sẽ tạo ra phản ứng tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng,… Hiện tượng này thường gặp ở người già và những người chưa từng sử dụng sữa.

Đau bụng, đi ngoài do cơ thể không có đủ men tiêu hóa

Đau bụng, đi ngoài do cơ thể không có đủ men tiêu hóa

1.9. Chưa quen uống sữa

Rất nhiều trường hợp vừa tập uống sữa, lâu không uống sữa hay từ nhỏ tới lớn không uống sữa khiến cơ thể chưa quen được việc tiêu hóa, hấp thu sữa. Lúc này hiện tượng đau bụng, tiêu chảy là điều không thể tránh khỏi.

Tiêu chảy cũng có thể do chưa quen uống sữa

Tiêu chảy cũng có thể do cơ thể chưa quen uống sữa

2Phân biệt giữa không dung nạp lactose và dị ứng sữa khi uống sữa tươi

Dị ứng đạm sữa bò xuất hiện khi protein có trong sữa bò bị hệ miễn dịch của cơ thể cho rằng là có hại. Theo đó, các kháng thể IgE nhầm lẫn các protein trong sữa thành một chất lạ và hoạt động một cách tự nhiên nhất để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể, gây ra hiện tượng đáp ứng miễn dịch.

Trong khi đó, nguyên nhân gây ra hội chứng bất dung nạp Lactose chủ yếu là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để hấp thu đường lactose.

Tuy biểu hiện của không dung nạp Lactose và dị ứng sữa giống nhau, đều là bị tiêu chảy sau khi uống sữa tươi nên khó phân biệt được. Nhưng thực thế về bản chất hoàn toàn khác, người bệnh không thể tự chẩn đoán được mà chỉ có bác sĩ mới có thể xác định được nguyên nhân bị tiêu chảy là do đâu.
Gặp bác sĩ để biết nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy

Gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy

3Cách xử lý khi uống sữa tươi bị tiêu chảy

3.1. Ngưng sử dụng sữa

Trong trường hợp uống sữa tươi bị đau bụng, tiêu chảy, bạn nên ngưng sử dụng sữa ngay lập tức để quan sát tình hình sức khỏe, xác định chính xác nguyên nhân dẫn tới, từ đó có cách điều trị phù hợp nhất.

Ngưng sử dụng sữa nếu có biểu hiện đau bụng và đi ngoài

Ngưng sử dụng sữa nếu có biểu hiện đau bụng và đi ngoài

3.2. Uống nhiều nước

Khi bị tiêu chảy cơ thể không chỉ bị mất nước mà còn bị mất chất điện giải, chất khoáng như kali và natri khiến cơ thể mệt mỏi, nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn tới phù não, suy thận cấp, động kinh, hôn mê,…

Do vậy bạn cần bù nước và điện giải cho cơ thể ngay lập tức bằng cách uống thật nhiều nước lọc và nước ép trái cây hoặc có thể lựa chọn dung dịch oresol. Tốt nhất nên chia đều thời gian bổ sung nước cho cơ thể và uống từng ngụm nhỏ.

Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng mệt mỏi khi tiêu chảy

Uống nhiều nước giúp giảm tình trạng mệt mỏi khi tiêu chảy

3.3. Ăn sữa chua

Sữa chua được coi là giải pháp điều trị tiêu chảy cực kỳ hữu hiệu có khả năng tạo ra axit lactic trong ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng trong đường ruột và giúp chứng tiêu chảy nhanh chóng được cải thiện.

Do vậy bạn nên sử dụng sữa chua để kích thích sản xuất nhiều hơn lợi khuẩn có trong đường ruột và hạn chế tiêu chảy trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào.

Lốc 4 hộp sữa chua trái cây TH true YOGURT vị trái cây 100g

Lốc 4 hộp sữa chua trái cây TH true YOGURT vị trái cây 100g

3.4. Ăn thực phẩm giàu tinh bột

Thực phẩm giàu tinh bột như ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín,… cũng là một trong những giải pháp hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy bởi chúng giúp dạ dày của bạn nhẹ bớt.

Khi bị tiêu chảy bạn nên hạn chế thêm nhiều đường hoặc muối, dầu mỡ, ớt vào những thực phẩm này mà chỉ nên ăn thanh đạm để không khiến vấn đề trầm trọng và điều trị kéo dài thêm.

Ăn thực phẩm giàu tinh bột

Ăn thực phẩm giàu tinh bột giúp dạ dày nhẹ bớt

3.5. Nghỉ ngơi

Khi bị tiêu chảy cơ thể sẽ rất mệt mỏi và suy nhược. Do vậy phương pháp điều trị tuyệt vời nhất lúc này chính là nghỉ ngơi để cơ thể thực sự thoải mái, thư giãn, bệnh tiêu chảy cũng sẽ khỏi nhanh hơn.

Nghỉ ngơi để lấy lại sức, cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn

Nghỉ ngơi để lấy lại sức, cơ thể sẽ hồi phục nhanh hơn

3.6. Uống thuốc hoặc đến gặp bác sĩ

Trong trường hợp tiêu chảy kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng toàn bộ các biện pháp điều trị trên, bạn có thể sử dụng uống thuốc.

Nếu cơ thể gặp một số biểu hiện nặng hơn như đau bụng dữ dội, có lẫn máu trong phân, phân có màu đen, mất nước nhiều, khô miệng, mệt mỏi hoặc sốt cao, tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và kịp thời xử lý.

Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

Đến gặp bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm

4Cách phòng tránh uống sữa tươi bị tiêu chảy

4.1. Chọn mua sữa chất lượng

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại sữa tươi không đường, ít đường, có đường,.. để bạn có thể chọn mua, tuy nhiên để đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích cho sức khỏe bạn nên sử dụng các loại sữa chất lượng của các thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng và chỉ nên mua ở những địa chỉ đáng tin cậy.

Thùng 48 hộp sữa tươi Dutch Lady có đường 180 ml

Thùng 48 hộp sữa tươi Dutch Lady có đường 180 ml

4.2. Chuyển sang dùng sữa hạt

Hầu hết các loại sữa từ động vật sẽ gây ra tình trạng khó tiêu hóa dẫn tới đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy,… Thay vào đó bạn có thể chuyển sang dùng các loại sữa hạt như sữa đậu nành hay sữa gạo, hạnh nhân,… vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Sữa hạt Vinamilk

Sữa hạt Vinamilk

4.3. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh và loại bỏ những tác nhân gây hại cho đường ruột. Đó là lý do bạn cần bổ sung men vi sinh mỗi ngày giúp ngăn ngừa tình trạng bất dung nạp lactose dẫn tới đau bụng, tiêu chảy.

Siro Pediakid Colicillus Bébé hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột 10 ml

Siro Pediakid Colicillus Bébé hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột 10 ml

4.4. Bảo quản sữa đúng quy định

Nên bảo quản sữa đúng theo quy định và hướng dẫn từ nhà sản xuất. Sau khi mở nắp sữa và sử dụng bạn nên bảo quản trong tủ mát, che đậy kỹ càng để bụi và côn trùng không tiếp cận vào bên trong khiến sữa bị biến chất.

Lốc 4 hộp sữa tươi DalatMilk ít đường 180 ml

Lốc 4 hộp sữa tươi DalatMilk ít đường 180 ml

4.5. Xem kỹ hạn sử dụng khi chọn mua

Xem kỹ hạn sử dụng được in trên bao bì trước khi mua và sử dụng sữa tươi. Trong trường hợp sữa đã quá hạn cần loại bỏ ngay để trẻ nhỏ, người già trong gia đình không uống nhầm gây đau bụng, tiêu chảy.

Xem kỹ thông tin khi chọn mua sữa

Xem kỹ thông tin, hạn sử dụng khi chọn mua và sử dụng sữa tươi

4.6. Chia nhỏ lượng sữa khi uống

Với những đối tượng chưa quen uống sữa thì cần tập uống mỗi ngày một ít để cơ thể có thời gian thích nghi dần. Khi đã chia nhỏ lượng sữa mà cơ thể vẫn không thích nghi bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.

Tốt nhất nên uống sữa sau mỗi bữa ăn, vì lúc này hệ tiêu hóa đang hoạt động hiệu quả nhất để hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong sữa.

Lốc 4 hộp sữa tươi Vinamilk ít đường 180 ml

Lốc 4 hộp sữa tươi Vinamilk ít đường 180 ml

Xem thêm:

  • Top 8 thương hiệu sữa tươi không đường tốt và dễ uống dành cho mẹ bầu
  • Top 5 loại sữa tươi nguyên kem cho bé 1 tuổi giàu dưỡng chất tốt nhất hiện nay
  • Top 10 sữa tươi organic cho bé 1 tuổi được tin dùng nhất hiện nay

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc uống sữa tươi bị tiêu chảy. Mong rằng với những phương pháp xử lý trên sẽ giúp bạn điều trị các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy an toàn. Nhanh tay truy cập vào website avakids.com hoặc tổng đài 1900.866.874 (7:30 – 22:00) để được tư vấn và đặt mua nhé!

1. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/cows-milk-allergy

2. https://www.healthline.com/health/lactose-intolerance

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Uống sữa tươi bị tiêu chảy: 9 nguyên nhân, cách khắc phục của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *