Hiện nay, ngày càng nhiều hãng trên thế giới sử dụng công nghệ màn hình OLED để ứng dụng vào sản phẩm của mình như tivi, laptop hay smartphone. Vậy màn hình OLED là gì? Có những ưu nhược điểm thế nào cùng tham khảo qua bài biết dưới đây nhé!
1Lịch sử ra đời màn hình OLED
Sony là hãng tivi đã phát triển và nghiên cứu cho ra màn hình OLED từ năm 1990 nhưng mãi đến năm 2004 chiếc màn hình OLED đầu tiên được ra đời. Tuy nhiên, do chi phí sản xuất quá đắt đỏ, nên việc sản xuất màn hình OLED đã bị tạm dừng.
Đến năm 2017, hãng Sony đã cho ra mắt chiếc tivi OLED. Tới năm 2018, các sản phẩm của dòng điện thoại Xperia được trang bị màn hình OLED ra đời, sau hơn 10 năm. Thêm vào đó, hãng Sony đã chế tạo và cho ra đời màn hình OLED.
Đến hiện tại, không phải hãng Sony mà là LG mới là nhà sản xuất tấm nền OLED lớn nhất thế giới.
2Màn hình OLED hữu cơ đặc biệt nhất
Lớp phim của màn hình OLED được làm bằng chất liệu bán dẫn hữu cơ. Thông thường, các lớp OLED có thể có hai hoặc ba lớp vật liệu hữu cơ (được làm từ cacbon và hydro). OLED không chứa bất kỳ kim loại nào bởi vậy nó là công nghệ xanh hữu cơ.
OLED có tên gọi đầy đủ là Organic Light – Emiting Diode, tức là các diode hữu cơ phát quang do LG phát triển.
Công nghệ OLED lại không cần dùng đến đèn nền để hiển thị, vì các điểm ảnh của nó có thể tự phát sáng. Nhờ đó, tivi OLED sẽ mỏng hơn, nhẹ hơn, đồng thời tiết kiệm điện năng hơn, và cũng mang đến khả năng hiển thị tuyệt vời hơn bao giờ hết.
3Ưu điểm của màn hình OLED
Chất lượng hình ảnh tốt
Mỗi điểm ảnh đều khả năng tự phát sáng hoặc không, giúp việc tái hiện sắc đen trở nên hoàn hảo và làm cho độ tương phản của màn hình cực kì ấn tượng.
Nếu như tivi LED cho màu đen vẫn còn nghiêng chút xám, thì với OLED, màu đen gần như tuyệt đối. Khả năng thể hiện những màu sắc khác trên màn hình OLED cũng đều rực rỡ, bắt mắt và trung thực.
Tiêu thụ ít điện năng
Màn hình OLED không cần bất kỳ dòng điện hoặc mạch điện nào để phát sáng đèn nền LED, do đó sẽ giúp tiết kiệm điện hơn.
Màn hình OLED sẽ tắt hoàn toàn các điểm ảnh để tạo ra được màu đen, giúp tiết kiệm tối đa điện trong quá trình này.
Góc nhìn rộng
Công nghệ màn hình OLED cho góc nhìn siêu rộng, có thể đạt xấp xỉ lên đến 180 độ, người xem có thể tận hưởng trọn vẹn chất lượng hình ảnh ngay cả khi không ngồi chính diện.
Công nghệ này còn có tốc độ phản hồi nhanh hơn 1000 lần so với tivi LED thông thường, khiến việc hiển thị các nội dung 3D hoặc các cảnh chuyển động nhanh đều được thể hiện một cách rõ nét và trơn tru hơn.
Bền và nhẹ
Màn hình đã loại bỏ đèn nền và lớp màn trập, có nghĩa là nhà sản xuất đã thay lớp kính nền dễ vỡ và nặng nề lên trên các màn hình OLED bằng tấm nền bằng nhựa có trọng lượng nhẹ và bền hơn.
Người ta đã tạo ra các thiết bị kỳ lạ hơn với bề mặt được uốn cong, cùng các tấm phim OLED có thể chịu được phạm vi nhiệt độ hoạt động rộng hơn rất nhiều so với màn hình LED thông thường.
4Nhược điểm của màn hình OLED
Ngoài các ưu điểm, thì màn hình OLED vẫn còn một số nhược điểm như: giá thành cao, nhạy cảm với môi trường ẩm thấp và độ bền bỉ không lâu dài. Màn hình có thể bị hư hỏng khi gặp phải môi trường nước hay ẩm thấp.
5Ứng dụng của màn hình OLED
Màn hình nàyđược sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau do những ưu điểm vượt trội của hình ảnh trình chiếu. Các hãng công nghệ hàng đầu như: LG và Sony đang tích hợp công nghệ này vào các sản phẩm tivi để tạo ra những hình ảnh chân thực, tuyệt đẹp đến người xem.
Một số đặc điểm của công nghệ màn hình OLED được hãng Sony tích hợp trên tivi
- Được tích hợp tới hơn 8 triệu điểm ảnh tự phát sáng, mỗi điểm ảnh OLED hoạt động độc lập, công nghệ này giúp cho màu sắc hình ảnh trở nên sống động và chân thực.
- Tivi Sony OLED được trang bị độ phân giải 4K sắc nét gấp 4 lần tivi Full HD, khi so cùng kích thước màn hình. Độ phân giải cao giúp hình ảnh được tái hiện thêm chân thật, sinh động hơn.
- Công nghệ XR OLED Contrast, HDR10 mang đến hình ảnh có màu đen sâu, màu trắng thuần khiết, tăng cường độ tương phản màu sắc, mang đến cho người xem những thước phim, hình ảnh sinh động.
- Công nghệ xử lý trí tuệ nhận thức Cognitive Processor XR giúp cho việc phân tích và xử lý hình ảnh theo cách con người nhìn nhận thế giới xung quanh và phân tích vị trí của tín hiệu âm thanh, nhằm đồng bộ chuẩn xác những gì đang thể hiện trên màn ảnh tivi.
Một số đặc điểm của công nghệ màn hình OLED được hãng LG tích hợp trên tivi
- Tivi trang bị bộ xử lý Alpha 9 Gen 3 mới nhất của LG giúp tăng chất lượng hình ảnh và âm thanh. Bộ xử lý mới xây dựng dựa trên những gì LG đã rút kinh nghiệm được từ hai phiên bản Alpha 9 trước đó.
- Công nghệ AI Picture Pro giúp cải tiến hình ảnh được cải thiện, giảm nhiễu và tăng độ sắc nét. Hơn nữa, còn đánh giá về đối tượng, khung cảnh, độ sáng, cân bằng trắng và những chi tiết khác để đưa ra những kết quả tối ưu nhất.
- Công nghệ Dolby Vision IQ được tích hợp trên chiếc OLED của hãng, nhằm điều chỉnh hình ảnh dựa trên cấp độ ánh sáng của môi trường xung quanh. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo hình ảnh sẽ giống như ý đồ ban đầu của nhà sáng tạo nội dung.
- So sánh màn hình OLED và LED: Công nghệ tivi nào tốt hơn?
- So sánh tivi OLED và QLED khác nhau như thế nào?
- Tổng quan các dòng tivi Sony OLED 2022
Trên đây là thông tin về ưu và nhược điểm của công nghệ màn hình OLED mà truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn gửi đến bạn. Đừng ngại để lại bình luận để được hỗ trợ nếu có bất kỳ thắc mắc nào nhé.