Là một huyện ngoại thành tại Hà Nội, có hệ thống sông Hồng chảy qua và địa hình phù sa bằng phẳng. Với sự phát triển kinh tế tương đối cao nhờ vào những nét văn hóa và tiềm năng bất động sản. Bài viết sau của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn sẽ cung cấp đến bạn thông tin tổng quan về huyện Đan Phượng. Cùng theo dõi nhé!
I. Tổng quan về khu vực huyện Đan Phượng, Hà Nội
1. Vị trí địa lý
Đan Phượng có vị trí ở phía Tây Bắc của trung tâm thành phố Hà Nội và cách trung tâm Hà Nội 20km. Huyện này nằm ở giữa đường Quốc lộ 32, hướng đi từ trung tâm Hà Nội đến Sơn Tây.
Đan Phượng có vị trí được đặt ở trung tâm của các khu vực phát triển quan trọng với địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đất phù sa. Bên cạnh đó là huyện có hệ thống sông Hồng, sông Đáy chảy qua, chiều cao khu vực dao động 6-8 mét. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, đô thị hóa và du lịch. những khu vực tiếp giáp với huyện Đan Phượng bao gồm:
- Phía Bắc giáp huyện Mê Linh.
- Phía Nam là huyện Hoài Đức
- Phía Đông tiếp giáp huyện Đông Anh và quận Bắc Từ Liêm
- Phía Tây giáp huyện Phúc Thọ qua ranh giới là sông Đáy.
2. Dân số và đơn vị hành chính
Huyện Đan Phượng, Hà Nội có diện tích 78 km², tổng dân số đạt khoảng 182.194 người với mật độ dân số đạt 2.335 người/km². Với mật độ dân số tại huyện Đan Phượng cao giúp cho khu vực này trở thành địa điểm diễn ra các hoạt động kinh tế sôi nổi, mang lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, nhất là những ngành cần nhiều lao động. Dân cư đông đúc mang tới cho các doanh nghiệp một thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đây là cơ sở để thúc đẩy huyện Đan Phượng triển khai các hoạt động dịch vụ phát triển, đặc biệt là dịch vụ tiêu dùng.
So với các khu vực khác tại Hà Nội, Đan Phượng thuộc huyện có diện tích nhỏ và ít các đơn vị hành chính. Cụ thể, Đan Phượng có 16 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm Thị trấn Phùng và 15 xã: Đan Phượng (Phùng); Đồng Tháp (Liên Hợp); Hạ Mỗ (Hồng Thái); Hồng Hà; Liên Hà; Liên Hồng; Liên Trung; Phương Đình (Liên Minh); Song Phượng; Tân Hội; Tân Lập; Thọ An; Thọ Xuân; Thượng Mỗ (Hồng Phong); Trung Châu.
Xem thêm: Danh sách các tỉnh miền Bắc Việt Nam và bản đồ chi tiết nhất
3. Hệ thống giao thông
Theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, Đan Phượng sẽ có tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai) và số 4 (Mê Linh – Sài Đồng – Liên Hà).
Một số dự án hạ tầng giao thông đã được quyết định đầu tư gồm:
- Đường Vành đai 4: Đi qua địa bàn các xã Tân Hội, Hạ Mỗ, Hồng Hà, Liên Hồng và thị trấn Phùng của huyện Đan Phượng với chiều dài 6,3km.
- Đường Tây Thăng Long: Bắt đầu tại nút giao với đường Võ Chí Công, điểm tại nút giao đường 32 thuộc thị xã Sơn Tây và Lê Lợi với chiều dài 33km
Sông Hồng là vị trí kết nối giữa huyện Đan Phượng với Đông Anh, Mê Linh. Nhưng hiện tại huyện Đan Phượng chưa có cây cầu bắc qua sông Hồng, người dân buộc phải di chuyển bằng các bến phà Thọ An và Liên Hà. Trong tương lai huyện Đan Phượng sẽ kết nối với các huyện lân cận thông qua dự án cầu Hồng Hà với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ.
Một số tuyến xe buýt tại huyện Đan Phượng:
Tuyến xe buýt | Lộ trình trong khu vực huyện Đan Phượng |
20A | Cầu Giấy – Bến xe Sơn Tây |
20B | Nhổn – Bến xe Sơn Tây |
29 | Bến xe Giáp Bát – Tân Lập |
66 | Bến xe Yên Nghĩa – Bến xe Đan Phượng |
67 | Bến xe Đan Phượng – Kim Sơn (Sơn Tây) |
92 | Nhổn – Phú Sơn (Ba Vì) |
117 | Nhổn – Hòa Lạc |
162 | Nhổn – Thọ An |
4. Cơ sở hạ tầng và tiện ích khác
Trường học
Tuy là một huyện với diện tích nhỏ như các cơ sở hạ tầng đặc biệt là các cơ sở giáo dục trường học tại Đan Phượng đều đạt chuẩn quốc gia. Gồm 38 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 14 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
– Trường mầm non:
- Trường mầm non Tân Hội A
- Trường mầm Non Tân Hội B
- Trường mầm non Liên Hà
- Trường mầm non Liên Hồng
- Trường mầm non Thọ Xuân
- Trường mầm non Tân Lập
- Trường mầm non Hạ Mỗ
- Trường mầm non Phương Đình
- Trường mầm non Thọ An
- Trường mầm non Trung Châu
- Trường mầm non Đan Phượng
– Trường tiểu học:
- Trường tiểu học Thọ Xuân
- Trường tiểu học Phương Đình A
- Trường tiểu học Trung Châu B
- Trường tiểu học Hồng Hà
- Trường tiểu học Liên Trung
- Trường tiểu học Tân Hội A
- Trường tiểu học Tân Lập A
- Trường tiểu học Liên Hà
- Trường tiểu học Phương Đình B
- Trường tiểu học Thọ An
- Trường tiểu học Trung Châu A
- Trường tiểu học Song Phượng
- Trường tiểu học Đồng Tháp
- Trường tiểu học Liên Hồng
- Trường tiểu học Thượng Mỗ
- Trường tiểu học Tân Hội B
- Trường tiểu học Tân Lập B
- Trường tiểu học Tô Hiến Thành
- Trường tiểu học thị trấn Phùng
- Trường tiểu học xã Đan Phượng
– Trường THCS:
- Trường THCS Hồng Hà – Đan Phượng
- Trường THCS Liên Hồng
- Trường THCS Lương Thế Vinh
- Trường THCS Song Phượng
- Trường THCS Thọ An
- Trường THCS Trung Châu
- Trường THCS Tân Lập
- Trường THCS Đan Phượng
- Trường THCS Liên Hà – Đan Phượng
- Trường THCS Liên Trung
- Trường THCS Phương Đình
- Trường THCS Thượng Mỗ
- Trường THCS Thọ Xuân
- Trường THCS Tân Hội
- Trường THCS Tô Hiến Thành
- Trường THCS Đồng Tháp
– Trường THPT:
- Trường THPT Đan Phượng
- Trường THPT Hồng Thái
- Trường THPT Tân Lập
Y tế:
- Bệnh viện đa khoa Đan Phượng
- Trung tâm y tế huyện Đan Phượng
- Các phòng khám chuyên khoa tư nhân.
Bên cạnh đó là các dự án thị trường bất động sản nổi bật tại Đan Phượng thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư như:
Địa chỉ: Xã Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội
Diện tích: 133 ha
- Khu đô thị mới Tân Tây Đô
Vị trí: Đường Quốc lộ 32, Xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Diện tích: 25.3 ha
Địa chỉ: Hoàng Quốc Việt, Đan Phượng, Hà Nội
Quy mô dự án: 45 ha
Xem thêm: Quận Thanh Xuân có bao nhiêu phường? Danh sách các phường 2024
5. Kinh tế huyện Đan Phượng
Về kinh tế trong năm 2023 vừa qua, huyện Đan Phượng đã đạt 19.150 tỷ đồng tổng giá trị sản xuất, tăng 12,23% so với cùng kỳ, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 1.584 tỷ đồng và thu nhập bình quân đầu người đạt 78 triệu đồng/người/năm.
Tổng cộng, huyện Đan Phượng hiện có 1.044 doanh nghiệp đang hoạt động, cùng với 1.771 hộ sản xuất tập trung tại 5 cụm công nghiệp và 7 làng nghề, với tổng diện tích vượt quá 90,6 hecta. Điều này đã thu hút hàng vạn lao động, đồng thời đóng góp vào việc giải quyết vấn đề việc làm và tăng thu nhập cho cư dân, cũng như tạo ra nguồn thu ngân sách ổn định và bền vững.
II. Lịch sử hình thành huyện Đan Phượng
Huyện Đan Phượng có một lịch sử hình thành phức tạp. Ban đầu thuộc xứ Đoài trong thời kỳ Trần. Khi Minh chiếm đóng, huyện này được biết đến với tên Đan Sơn, nằm trong châu Từ Liêm và phủ Giao Châu. Trong thời kỳ Hậu Lê, huyện này thuộc phủ Quốc Oai và trấn Sơn Tây.
Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới, tách huyện Đan Phượng ra khỏi phủ Quốc Oai vào năm 1832, nhưng vẫn thuộc tỉnh Hà Đông. Sau khi Pháp chiếm Hà Nội năm 1888, huyện Đan Phượng thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông.
Sau cách mạng tháng Tám (1945), huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông cho đến tháng 3/1947, khi chính quyền tại Hà Nội quyết định chuyển huyện này về thành phố Hà Nội.
Từ năm 1947 đến năm 1954, huyện Đan Phượng trải qua nhiều thay đổi về quản lý và biên giới hành chính, từ việc gộp vào liên quận huyện IV – Hoài Đức và Đan Phượng đến việc thuộc tỉnh Lưỡng Hà, sau đó là tỉnh Hà Đông và cuối cùng là tỉnh Sơn Tây.
Ngày 20/4/1961, 5 xã của huyện Đan Phượng được chuyển về tỉnh Hà Đông. Đến năm 1978, huyện này trở lại thuộc quản lý của thành phố Hà Nội.
Cuối cùng, vào ngày 01/8/2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Hà Nội theo Nghị quyết của Quốc hội, từ đó huyện Đan Phượng thuộc quản lý của thành phố Hà Nội và giữ ổn định từ đó đến ngày nay.
Xem thêm: Quận 2 có bao nhiêu phường? Tiềm năng bất động sản tại quận 2
III. Văn hóa tại huyện Đan Phượng
Một số làng nghề tại huyện Đan Phượng
Dù chỉ là một huyện nhỏ thuộc Hà Nội nhưng Đan Phượng lại sở hữu nhiều làng nghề truyền thống với các ngành nghề như chế biến thực phẩm, mộc nội thất, nông sản,…
- Làng nghề đậu phụ Trúng Đích tại Hạ Mỗ
- Làng nghề mộc Thượng Thôn tại Liên Hà
- Làng nghề chế biến lâm sản thôn Hạ (Liên Trung)
- Làng nghề chế biến lâm sản thôn Thượng (Liên Trung)
- Trồng hoa ở Hạ Mỗ và lân cận
- Chăn nuôi bò sữa thôn La Thạch ở Phương Đình
- Một số ít có nghề mộc ở Tân Hội
- Làng nghề rèn Thúy Hội ở Tân Hội
- Làng nghề nấu rượu, làm đậu phụ Bá Nội ở Hồng Hà
- Làng nghề làm kẹo thôn Tháp Thượng tại Song Phượng
Danh nhân
Là huyện nổi bật với 15 tiến sĩ có tên trong văn bia Văn miếu Quốc tử giám cùng nhiều danh nhân nổi tiếng như:
- Quốc sư Thông Biện, hiệu Trí Không, là đời thứ 8 của dòng thiền Vô Ngôn Thông.
- Tô Hiến Thành, một đại thần trong hai triều vua Lý, được phong Vương dù không phải tôn thất.
- Văn Dĩ Thành, thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, xuất hiện trong tác phẩm Truyền kỳ mạn lục.
- Nguyễn Danh Dự, một danh thần trong triều Lê Trung Hưng.
- Quang Dũng, nổi tiếng với tác phẩm “Tây Tiến”, là người làng Phượng Trì thuộc thị trấn Phùng.
- Đỗ Bá Tỵ, Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng là Phó Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam.
- Thương Huyền, được vinh danh là Nghệ sĩ Nhân dân.
Di tích lịch sử
Với lịch sử hình thành trải qua nhiều giai đoạn, huyện Đan Phượng sở hữu nhiều di tích lịch sử nổi tiếng và quan trọng như:
- Đình Đại Phùng ở xã Đan Phượng, thờ tướng Vũ Hùng có công giúp vua đánh giặc phương Bắc.
- Đình Bá Dương ở Hồng Hà, Đan Phượng, thờ tướng Nguyễn Cả, tham gia dẹp 12 sứ quân.
- Miếu Đinh Nguyên
- Đình Ích Vịnh
- Đền Nhã Lang
- Chùa Báo Ân
- Chùa Liên Trung
- Đình chùa Phương Mạc
- Miếu Voi Phục
- Lăng Văn Sơn
- Đền Bà Sa Lãng
- Đền Văn Hiến – Thờ Thái úy Phụ chính Tô Hiến Thành
- Đình Vạn Xuân
- Chùa Hải Giác
- Đền Chi Trỉ
- Chùa Già Lê
- Miếu Xương Rồng
- Đền thờ Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải
- Đình Thọ Lão thờ tứ vị đại vương thời Trần, được cấp bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
- Chùa Đình Giá (cụm di tích Chùa Đôi Hồi – Đền Tam Phủ) – di tích lịch sử văn hóa & cách mạng cấp Quốc Gia
Đặc sản
Huyện Đan Phượng không chỉ được biết đến qua các địa điểm và di tích nổi tiếng mà Đan Phượng còn thu hút khách du lịch với các đặc sản tại đây như nem Phùng, đậu phụ làng Trúng Đích và rượu nếp Bá Giang.
Các đặc sản tại đây còn được thể hiện thông qua các câu ca dao:
Giò Chèm, rượu Bá, nem Phùng. Ai chưa thưởng thức xin đừng khoe sang
Rượu Nếp, đậu nhự Bá giang. Ai chưa thưởng thức, khoe sang xin đừng!
Các danh hiệu
Về tổng huyện Đan Phượng, huyện đã nhận được một số danh hiệu tiêu biểu như:
- Huyện anh hùng lực lượng vũ trang.
- Huyện Anh hùng Lao động.
- Huyện Nông thôn mới đầu tiên của Thủ đô Hà Nội.
Và các cá nhân tại huyện, đã có những anh hùng trong những thời kỳ chiến tranh chống giặc ngoại xâm được phong tặng các danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu biểu là:
- Anh hùng, liệt sĩ thời kỳ chống Pháp: Phan Xích (tức Nguyễn Thạc Rương), Lê Thao, Hoàng Thị Lê
- Anh hùng chống Trung Quốc năm 1979: Hoàng Hữu Chuyên
Xem thêm: Quận Nam Từ Liêm có bao nhiêu phường? Các dự án bất động sản đáng chú ý
IV. Quá trình chuẩn bị lên quận của Đan Phượng
1. Bản đồ quy hoạch mới của huyện Đan Phượng sau khi lên quận
Theo quy hoạch xây dựng thủ đô Hà Nội, huyện Đan Phượng sẽ được tuyến đường vành đai 4 chia làm 2 phần.
- Phía Đông: 4 khu đô thị S1, S2, GS, sông Hồng là khu đô thị hóa gắn với các cơ sở, dịch vụ y tế và giáo dục chất lượng cao.
- Phía Tây: Khu vực đô thị (Thị trấn Phùng & các vùng lân cận) cạnh đại lộ Tây Thăng Long, là trung tâm huyện Đan Phượng. Và khu vực nông thôn Hành Lang Xanh là mô hình nông thôn kết hợp nông nghiệp và du lịch sinh thái.
2. Quy hoạch đô thị
Trong kế hoạch lên quận của Đan Phượng, UBND huyện Đan Phượng tập trung nguồn lực vào phát triển khu đô thị và thị trấn Phùng. Đối với các khu đô thị, huyện Đan Phượng có kế hoạch xây dựng các khu thương mại, dịch vụ, cải tạo các khu nhà ở hiện có và xây dựng môi trường không gian xanh xung quanh các đô thị.
Đối với thị trấn Phùng và các khu vực lân cận, huyện Đan Phượng có kế hoạch xây dựng các trung tâm hành chính, kinh tế thương mại, văn hóa, thể thao,… Với định hướng phát triển theo mô hình sinh thái mở rộng không gian về đại lộ Tây Thăng Long và các xã lân cận. Với sự phát triển này, kế hoạch phát triển khu đô thị tại Đan Phượng sẽ thu hút nhiều vốn đầu tư, đây sẽ là một khu vực tiềm năng trong bất động sản với các dự án đô thị cao cấp.
3. Quy hoạch nông thôn
Huyện Đan Phượng đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa khu vực nông thôn để biến khu vực này trở thành nơi sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Bên cạnh đó các làng nghề nông nghiệp truyền thống vẫn sẽ được tiếp tục duy trì kết hợp cùng với du lịch sinh thái, bao gồm cụm làng dọc sông Hồng (Xã Trung Châu, Hồng Hà, Thọ An, Thọ Xuân) và dọc sông Đáy (Song Phượng, Đồng Tháp, Phương Đình).
Ngoài ra các cụm làng cận thị trấn Phùng sẽ được tập trung phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, ẩm thực. Từ đó tạo nên các phân khúc bất động sản cho thuê tiềm năng thu hút nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch.
V. Cập nhật tình hình bất động sản Đan Phượng hiện nay
Với sự phát triển về hạ tầng, giao thông và các kế hoạch quy hoạch phát triển giúp cho thị trường bất động sản tại Đan Phượng trở nên sôi nổi trong một vài năm trở lại đây. Đặc biệt là các bất động sản có vị trí đẹp, xung quanh các tuyến đường mới, các dự án mới có mức giá tăng cao.
Là nơi có các dự án đô thị, chung cư cao tầng được các tập đoàn xây dựng lớn đầu tư, nổi trội là dự án khu đô thị Vinhomes Wonder Park – dự án đô thị đầu tiên của Vingroup tại Đan Phượng. Và một số dự án nổi bật khác như dự án Phoenix Garden, Khu đô thị Tân Lập, Khu đô thị mới Tân Tây Đô,…
Bên cạnh đó, trong những năm gần người mua nhà, mua đất thường có xu hướng chọn các khu vực ven đô do quỹ đất ngày càng hạn hẹp tại khu vực trung tâm Hà Nội. Điều đó đã làm cho tình hình bất động sản tại Đan Phượng trở nên tiềm năng nhờ vào quỹ đất rộng đi kèm với khả năng phát triển cơ sở hạ tầng nhờ vào kế hoạch lên quận ở Đan Phượng.
Với các yếu tố phát triển nhờ vào các dự án cầu, đường. Tiến hành lên quận trong tương lai gần, kèm theo sự gia nhập thị trường bất động sản của Vingroup. Nhìn chung thị trường bất động sản Đan Phượng hiện nay đã, đang và sẽ tiếp tục thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian sắp tới.
Cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bảng giá bán đất tại một số khu vực thuộc huyện Đan Phượng:
Khu vực | Giá bán/m2 |
Phương Đình | 19 triệu/m2 |
Thượng Mỗ | 31 triệu/m2 |
Phùng | 73 triệu/m2 |
Đan Phượng | 30 triệu/m2 |
Trung Châu | 21 triệu/m2 |
Lưu ý: Mức giá trên chỉ mang tính chất tham khảo, thực tế giá bán đất tại huyện Đan Phượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: vị trí, tiện ích xung quanh, thị trường bất động sản thời điểm đó,…
Và đó là thông tin tổng quan về huyện Đan Phượng: Văn hóa và tiềm năng bất động sản. Nếu bạn muốn biết thêm các tin đăng về bất động sản, mua xe máy cũ, tìm việc làm,… truy cập ngay Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để không bỏ lỡ các tin đăng mới nhất.
Có thể bạn quan tâm: