Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” ca ngợi kho tàng chuyện cổ của nước ta và cũng thể hiện sự trân quý của tác giả đối với những bài học vô cùng quý báu mà ông cha để lại cho thế hệ sau qua những câu chuyện đó. Trong bài viết này, Đọc tài liệu và các em sẽ cùng tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn người Việt và nêu lên suy nghĩ riêng của mỗi người thông qua những đoạn văn ngắn.
1. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình hay nhất:
Qua bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam. Bài thơ gợi lên cho người đọc liên tưởng đến những nhân vật của những câu chuyện cổ tích xa xưa. Chàng trai người nông dân hiền lành được ông tiên ban cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” trong truyện “Cây tre trăm đốt”. Hay người em trong truyện “Cây khế” chăm chỉ, tốt bụng, nhân hậu nên được chim đền đáp“ăn một quả trả cục vàng”và trở nên giàu có, hạnh phúc. Còn chàng Thạch Sanh lại có võ công cao cường và dũng cảm đã giết chết chằn tinh, bắn chết đại bàng, thu được đàn thần để đẩy lùi kẻ thù, cưới được công chúa và sau đó trở thành vua. Câu chuyện về cô Tấm trải qua biết bao nhiêu lần tái sinh, cuối cùng từ quả thị bước ra và trở lại thành người để trở về bên cạnh nhà vua. Tất cả đều thể hiện những đức tính, lối sống tốt đẹp của người dân Việt Nam: sống phải hiền lành, siêng năng
2. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình ý nghĩa nhất:
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ được viết bằng thể thơ lục bát, giọng điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc dân ca, ca dao của dân tộc. Bài thơ này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc về truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng những câu thơ giàu cảm xúc, hình ảnh độc đáo, sinh động. Mỗi khổ thơ của bài thơ đều thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc mãnh liệt của tác giả về kho tàng truyện cổ vô giá của dân tộc. Qua lời giải thích của tác giả, tôi có thể hiểu vì sao tác giả yêu thích “chuyện cổ nước mình”, đồng thời tôi cũng hiểu sâu sắc hơn về những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đó là yêu thương, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Đặc biệt là hai câu thơ:
“Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Tôi có liên tưởng thú vị về các truyện cổ tích như “Thạch Sanh”, “Sọ Dừa”, “Cây tre trăm đốt”, “Cây khế” khi đọc hai câu thơ này. Những câu chuyện cổ tích này đã ảnh hưởng sâu sắc đến tâm hồn chúng ta thuở thơ ấu qua những câu chuyện của ông bà, cha mẹ, thầy cô… nhưng giờ đây, qua những dòng thơ lục bát của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, những hình ảnh này “sống” giúp tôi hiểu thêm về lòng nhân ái, lòng tốt, những đức tính tốt đẹp của dân tộc ta qua các thế hệ để dùng làm hành trang đi suốt cuộc đời.
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình ấn tượng nhất:
“Thương người như thể thương thân” là một
4. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình sâu sắc nhất:
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam. Vẻ đẹp này được thể hiện qua các nhân vật trong thế giới cổ tích. Đó là chàng trai dũng cảm Thạch Sanh, người đã vượt qua bao gian khổ, cưới được công chúa và trở thành vua. Cả chàng nông dân hiền lành được ông bụt cho câu “Khắc nhập! Khắc xuất” có được cây tre trăm đốt, vượt qua thử thách và cưới được người vợ hiền. Hay cô Tấm dịu dàng trải qua vô số lần hóa kiếp rồi cuối cùng cũng bước ra khỏi quả thị và trở lại thành người, sống hạnh phúc bên nhà vua. Những câu chuyện cổ cũng khuyên nhủ con người hãy sống hiền lành, nhân hậu. Rồi đến “Đẽo cày theo ý người ta”, cũng tương tự như câu thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”, hàm ý chỉ người hành động ngu xuẩn, không có chính kiến, luôn bị động, nên thường thay đổi theo mong muốn ý kiến của người khác. Từ đó khuyên dạy con người luôn giữ quan điểm, chính kiến và tránh a dua theo số đông. Tất cả những nhân vật trên đều thể hiện lối sống đạo đức, tinh thần tốt đẹp của người dân Việt Nam. Từ đó, người đọc có thể rút ra được những bài học ý nghĩa cho cuộc đời mình.
5. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình ngắn gọn nhất:
Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tôn vinh vẻ đẹp của con người Việt Nam bằng những bài học đầy ý nghĩa trong các câu chuyện cổ tích. Qua nhân vật cô Tấm dịu dàng, qua người nông dân hiền lành đẽo cày giữa đường, nhà thơ đã gợi lên trong người đọc lòng tốt đẹp, tinh thần đạo đức của con người Việt Nam. Truyện cổ tích còn dạy cho người đọc những bài học quan trọng trong cuộc sống về sự hiền lành, nhân hậu, lời khuyên nên luôn có chính kiến, tránh a dua theo số đông. Ngoài ra, Câu “Đẽo cày theo ý người ta” còn gợi nhắc đến thành ngữ “Đẽo cày giữa đường”, có nghĩa là những người ngu ngốc, không có ý kiến, luôn bị động nên thường thay đổi theo ý kiến của người khác.
6. Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình điểm cao nhất:
“Chuyện cổ nước mình” của Lâm Thị Mỹ Dạ là một
7. Khái quát phân tích Vẻ đẹp tâm hồn của người Việt trong Chuyện cổ nước mình:
7.1. Tóm tắt:
Bài thơ ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống rất quý báu của tổ tiên ông cha ta. Đây là cách thể hiện tình yêu quê hương của nhà thơ, niềm tự hào về những giá trị tinh thần, văn hóa tốt đẹp của dân tộc được thể hiện qua niềm yêu thích truyện cổ.
7.2. Bố cục:
Gồm 2 phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “đa mang”: Tình cảm của tác giả đối với truyện cổ, ca ngợi tinh thần nhân hậu, ăn ở hiền lành mà chuyện cổ chứa đựng.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Những bài học mà cha ông để lại trong chuyện cổ.
7.3. Giá trị nội dung:
+ Bài thơ đậm chất truyền thống, khẳng định nét đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.
+ Tác giả ca ngợi kho tàng chuyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện về lòng nhân hậu về sự công bằng,… chứa đựng những kinh nghiệm sống quý báu của ông cha ta truyền lại cho đời sau.
7.4. Giá trị nghệ thuật :
+ Thể thơ lục bát nhẹ nhàng, đằm thắm, trong trẻo .
+ Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo, những liên tưởng thú vị, so sánh sinh động.