Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Gợi ý cách chăm sóc nhanh lành cho mẹ

Bạn đang xem bài viết: Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Gợi ý cách chăm sóc nhanh lành cho mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cắt và khâu tầng sinh môn là thủ thật thường thấy khi sinh thường. Các mẹ hãy cùng Góc Chuyên gia của truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn chuẩn giúp giảm đau, mau lành nhé.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cần đúng cách, cẩn thận

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cần đúng cách, cẩn thận

1Vết khâu tầng sinh môn là gì?

Vết khâu tầng sinh môn cần được chăm sóc cẩn thận để tránh những nhiễm trùng làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, hậu môn và các vùng liên quan. Nhưng trước hết, hãy cùng tìm hiểu vết khâu tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn

Tầng sinh môn là vùng đệm thịt nằm giữa hậu môn và âm hộ của nữ giới. Trong giải phẫu, tầng sinh môn là vùng nằm giữa xương chậu và xương mu bao gồm phần đáy chậu và các cấu trúc xung quanh. Trong lần sinh nở đầu tiên thường xảy ra hiện tượng rách tầng sinh môn. Điều này có thể được giảm thiểu thông qua xoa bóp.

Vì sao cần rạch tầng sinh môn khi chuyển dạ?

Một số thai phụ có âm đạo giãn đủ rộng cho em bé đi qua thì không cần dùng đến thủ thuật cắt tầng sinh môn. Còn nếu âm đạo hẹp mà không chủ động cắt, đi kèm với rặn đẻ quá sức sẽ làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn khi ấy sẽ xấu, khó khâu và có thể chảy máu nặng nề. Vậy nên việc rạch tầng sinh môn đúng lúc sẽ giúp em bé chào đời dễ dàng hơn, an toàn cho mẹ và hạn chế nguy cơ ngạt thở cho bé.

Việc cắt tầng sinh môn sẽ được thực hiện trong những trường hợp:

  • Mẹ bầu mất quá nhiều thời gian để rặn.
  • Xương chậu hẹp.
  • Tầng sinh môn quá dày.
  • Tư thế sinh khó, thai nhi quá lớn hoặc sinh non.
  • Một số trường hợp mẹ mắc các bệnh như suy tim, cao huyết áp…cần phải đẻ nhanh, cũng sẽ được thực hiện phương pháp này.

Bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn ngay lúc đầu em bé đã làm mở rộng âm đạo khoảng vài cm. Sau khi em bé chào đời thì bác sĩ sẽ dùng chỉ thẩm mỹ y khoa để khâu lại.

Có thể bạn quan tâm: Sau sinh bao lâu thì tắm được để không ảnh hưởng vết khâu tầng sinh môn

2Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành?

Vì việc rách vết khâu tầng sinh môn ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận sinh dục nên nhiều chị em đặt câu hỏi bao lâu thì vết khâu tầng sinh môn mới lành hẳn hay khi nào mới có thể quan hệ tình dục sau sinh bình thường trở lại.

Thông thường, vết khâu sẽ lành sau 2 – 3 tuần sau khi rạch tầng sinh môn, chuyển dạ và khâu hoàn toàn. Phụ nữ nên đợi hơn một tháng để phục hồi hoàn toàn chức năng trước khi quan hệ tình dục bình thường trở lại. Để quá trình lành vết thương diễn ra nhanh chóng và an toàn nhất, chị em cần chăm sóc vết thương đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn người nhà chăm sóc mẹ sau sinh thường nhanh chóng phục hồi

3Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn như thế nào?

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách, vết khâu sẽ mau lành, mẹ có thể trở lại sinh hoạt bình thường. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc vết thương ở tầng sinh môn.

Rửa vết khâu tầng sinh môn bằng gì?

Mẹ sau sinh có thể dùng nước ấm để rửa vết khâu tầng sinh môn. Dùng vòi sen, dội nước từ từ hoặc dùng miếng gạc thấm nước rồi lau từ âm hộ ra sau. Lưu ý, bạn không nên lau theo chiều từ hậu môn ra trước vì dễ làm vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên trên, gây nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

Sau khi đụng chạm với nước, các mẹ cần lau khô vết khâu tầng sinh môn.

Băng vệ sinh nên thay đổi thường xuyên, khoảng 4 – 6 tiếng một lần, sau khi rửa cần lau khô vết khâu tầng sinh môn. Khoảng 2 – 3 tuần vết khâu tầng sinh môn sẽ tự lành và chỉ khâu sẽ tiêu hết.

Có thể bạn quan tâm: Băng huyết sau sinh là gì? Có cách nào để phòng tránh không?

Cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn

Vết khâu tầng sinh môn sẽ gây khó chịu và đau một thời gian. Sau đây là những cách mẹ có thể làm để giảm đau vết khâu tầng sinh môn:

  • Chườm lạnh vị trí khâu giúp giảm đau và giảm viêm sưng. Bạn hãy chuẩn chị một bồn nước lạnh để ngồi vào đó, hoặc sử dụng miếng gạc lạnh hay một túi đá lạnh chườm lên vết khâu rồi sau đó lau khô vết khâu với khăn sạch.
  • Thuốc giảm đau: Nếu quá đau mẹ có thể nhờ bác sĩ kê toa thuốc mà không ảnh hưởng đến sữa cho bé bú.
  • Điều chỉnh tư thế: Ngồi đè lên vết khâu có thể gây đau, mẹ sau sinh có thể chuyển sang nằm nghiêng hoặc ngồi trên khăn mềm hay đệm hơi điều chỉnh được sự căng phồng để thoải mái hơn.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Vết khâu tầng sinh môn sẽ gây đau khi quan hệ trong vài tháng đầu vì vậy bạn cần nói chuyện với chồng và kiêng cho đến khi vết khâu lành hẳn.
  • Chăm sóc vết khâu: Sau khi tiểu tiện và đại tiện cần làm vệ sinh sạch sẽ và lau khô vết khâu tầng sinh môn. Nếu việc đại tiện trở nên khó khăn thì có thể dùng thuốc làm mềm phân trước.
  • Không nên vận động mạnh để tránh bị rách vết khâu tầng sinh môn.
  • Không thụt tháo đại tràng, không thụt rửa bên trong âm hộ khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Ăn uống lành mạnh đầy đủ dinh dưỡng, nhiều chất xơ để tránh táo bón
  • Một số bài tập sàn chậu có thể giúp vết thương tầng sinh môn mau lành.
Dùng túi chườm lạnh vết khâu tầng sinh môn để giảm đau. Nguồn hình Istock

Dùng túi chườm lạnh vết khâu tầng sinh môn để giảm đau. Nguồn hình Istock

Các mẹ sau sinh nên quan sát vết khâu tầng sinh môn, nếu có biểu hiện bất thường như: sưng đỏ, đau, sốt, chảy máu vết khâu, hở vết khâu, vết khâu có dịch…thì cần đi khám để điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn người nhà chăm sóc mẹ sau sinh mổ nhanh chóng phục hồi

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm sau để vết khâu tầng sinh môn mau lành:

  • Thực phẩm chứa nhiều protein: Phụ nữ sau sinh nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein hơn trong chế độ ăn uống của mình, chẳng hạn như thịt gà, thịt bò, lợn, cá, đậu lăng, trứng và sữa ít béo.
  • Rau xanh, trái cây: Rau xanh cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa còn trái cây cung cấp vitamin giúp kích thích hình thành collagen trong cơ thể làm đầy những vùng lõm, giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn.
  • Thực phẩm chứa axit folic, sắt và vitamin B2: Sau khi sinh cơ thể phụ nữ rất yếu vì mất nhiều máu. Thực phẩm giàu axit folic, sắt và vitamin B12 giúp cơ thể sản xuất các tế bào hồng cầu, giúp chữa lành vết thương.
  • Tinh bột: Để giúp vết khâu tầng sinh môn mau lành, phụ nữ sau sinh nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột sau: khoai lang, khoai tây, bánh mì đen, bánh mì nguyên cám, yến mạch, gạo lứt,…
  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố, miễn dịch, và Phòng ngừa nhiễm trùng. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm các loại đậu, hạt khô, thịt đỏ, trứng và sữa.
Có thể bạn quan tâm: 10 Căn bệnh hậu sản sau sinh cần đặc biệt chú ý

Kiêng ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành?

Sau khi sinh, mẹ nên kiêng các loại thực phẩm sau để vết thương mau lành.

  • Thực phẩm nhiều giàu mỡ: Đây là nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn tái phát. Chất béo xấu khiến vết khâu lâu lành hơn, cũng như kích ứng và tiết dịch.
  • Thực phẩm cay hoặc nóng: Các thực phẩm cay nóng lại cực kỳ có hại cho vết khâu tầng sinh môn, khiến vết mổ mẩn đỏ, sưng tấy và gây cảm giác khó chịu. Sau khi sinh, người mẹ nên kiêng tiêu, ớt, tỏi, gừng và các loại trái cây có tính nóng như vải, mận, nhãn, mít.
  • Thực phẩm làm sẹo lồi: Sẹo lồi khiến chị em tự ti, vì vậy tránh xa những thực phẩm sau để tránh bị sẹo lồi như thịt bò, thịt gia cầm, xôi, nếp, rau muống, tôm cua,…
  • Thực phẩm quá cứng, dai: Những loại thực phẩm này rất khó tiêu hóa và có khả năng gây táo bón cao. Khi đi vệ sinh, mẹ phải rặn mạnh dễ làm vết khâu rách ra. Mẹ hãy thay thế những món thô, cứng, khó tiêu này bằng những món mềm, dễ tiêu hóa như cháo yến mạch, súp,…
  • Rượu bia, chất kích thích: Những đồ uống này gây hại cho gan, hệ miễn dịch và hệ thần kinh, có thể làm nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn. Khiến vết thương lâu lành.
Có thể bạn quan tâm: Đau dạ con sau sinh là gì? Những món ăn giúp giảm đau hiệu quả

4Lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Các mẹ hãy ghi nhớ những điều sau để chăm sóc cơ thể tốt nhất sau khi sinh đến khi vết khâu tầng sinh môn trở lại bình thường nhé!

  • Chườm lạnh cho vết thương
  • Thường xuyên vệ sinh vết khâu
  • Lựa chọn chất liệu đệm mềm mại
  • Nằm nghiêng khi ngủ
  • Không quan hệ tình dục sau sinh tối thiểu 3 tháng
  • Vận động nhẹ nhàng
Có thể bạn quan tâm: Top 12 món ăn vặt cho mẹ sau sinh mổ vừa bổ dưỡng vừa lợi sữa

5Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Việc cắt tầng sinh môn là thường gặp khi sinh thường. Hy vọng với những thông tin trên đây, các mẹ đã có những cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn phù hợp. Nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng đầy đủ là những kim chỉ nam cho mẹ bỉm sau sinh để các vết thương mau lành và có đủ sức khỏe để chăm sóc cho thiên thần nhỏ vừa chào đời.

Quỳnh tổng hợp

Xem thêm:

  • Bí quyết để mẹ hồi phục nhanh chóng sau sinh nhanh chóng – Gỡ bỏ gánh nặng “một người mẹ hoàn hảo”
  • 6 mẹo đơn giản giúp phụ nữ tránh đầy hơi hậu sản sau sinh
  • Hậu sản mòn – Nguyên nhân hút chất dinh dưỡng trong cơ thể mẹ sau sinh

1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh/

2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/san-phu-khoa-va-ho-tro-sinh-san/rach-va-khau-tang-sinh-mon-khi-sinh-thuong/

3. https://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/cham-soc-vet-khau-tang-sinh-mon-sau-sinh-1147

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành? Gợi ý cách chăm sóc nhanh lành cho mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *