Vì sao không được nắm lòng bàn tay của trẻ khi băng qua đường?

Vì sao không được nắm lòng bàn tay của trẻ khi băng qua đường?

Bạn có biết vì sao không được nắm lòng bàn tay của trẻ khi băng qua đường không? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn khám phá chi tiết nhé!

Ngoài việc thể hiện tình cảm giữa bố mẹ và bé, hành động nắm tay trẻ băng qua đường còn mang lại sự an toàn với những ở nơi xe cộ đông đúc. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh dù đã nắm tay trẻ cẩn thận nhưng vẫn không tránh được những nguy hiểm “rình rập” trên đường phố. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn theo dõi bài viết này nhé!

Những lý do không được nắm lòng bàn tay trẻ khi băng qua đường

Thông thường, chúng ta vẫn thấy nhiều phụ huynh nắm lòng bàn tay trẻ để giúp chúng băng qua đường. Thật ra, cách này không an toàn với trẻ khi đứng trên đường phố, nơi nhiều xe cộ qua lại. Đã từng có nhiều vụ tai nạn nguy hiểm xảy ra khi bố mẹ chỉ nằm hờ bàn tay con.

Một câu chuyện thực tế của một phụ nữ đến từ Thâm Quyến (Quảng Đông) đưa con gái 4 tuổi qua vạch dành cho người đi bộ. Đứa bé bất ngờ đã tụt tay khỏi tay mẹ khi một chiếc xe tải đang tiến tới, đâm vào cô bé và gây tử vong.

Trên thực tế, nhiều vụ tai nạn xảy ra với trẻ không phải do phụ huynh thiếu ý thức, mà có thể do sự chủ quan khi nghĩ đến việc nắm bàn tay con là an toàn.

Vì sao không được nắm lòng bàn tay của trẻ khi băng qua đường?Những lý do không được nắm lòng bàn tay trẻ khi băng qua đường

Bàn tay trẻ và bàn tay người lớn khi nắm vào nhau sẽ tạo ra sự mất cân đối. Dù nắm chặt cỡ nào thì khi trẻ đùa nghịch cũng sẽ dễ dàng rút khỏi bàn tay bố mẹ. Ngoài ra, mồ hôi lòng bàn tay cũng là nguyên nhân khiến bàn tay trẻ trơn và khó nắm chặt tay con ngay được.

Nếu không điều chỉnh cách dắt tay trẻ khi qua đường, điều này sẽ dễ phát sinh những tai nạn nguy hiểm khiến bố mẹ không kịp phản ứng bảo vệ con.

Cách nắm tay trẻ khi băng qua đường an toàn

Vậy khi băng qua đường, cách dẫn trẻ như thế nào sẽ an toàn? Bạn nên nắm cổ tay trẻ thay vì nắm bàn tay. Đây là cách an toàn mỗi khi đứng ở nơi nhiều xe cộ qua lại. Khi nắm ở vị trí cổ tay, trẻ sẽ rất khó để giật tay ra khỏi bố mẹ.

Tuy khoảng cách giữa bàn tay và cổ tay chỉ cách nhau vài phân, nhưng đây là lựa chọn an toàn có thể giúp phụ huynh bảo vệ con mình khi băng ngang đường phố.

Cách nắm tay trẻ khi băng qua đường an toànCách nắm tay trẻ khi băng qua đường an toàn

Những lưu ý khi cùng trẻ đi trên đường

Tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao thông

Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông là điều quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải biết. Hãy dạy con trẻ hiểu các tín hiệu đèn như đèn xanh đi, đèn đỏ dừng và tín hiệu đèn dành cho người đi bộ. Ngoài ra, bố mẹ nên hướng dẫn con đi đúng làn đường, đi bộ trên vỉa hè, hoặc sang đường đúng vạch kẻ.

Lưu ý, hãy dặn dò con thật kỹ không được đùa giỡn và chạy nhảy trên đường lớn. Cũng như không tùy ý sang đường khi không có người lớn bên cạnh.

Tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao thôngTuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao thông

Không để trẻ con tự chơi trên đường

Với những góc đường khuất hoặc vắng vẻ, bố mẹ không nên chủ quan để con trẻ chơi đùa một mình. Những bé dưới 7 tuổi vẫn cần có sự chăm nom, nhắc nhở và quan sát trực tiếp từ người lớn. Đặc biệt với những trẻ hiếu động thường hay di chuyển hoặc lao nhanh ra đường khiến bố mẹ và người tham gia giao thông “trở tay” không kịp.

Không để trẻ con tự chơi trên đườngKhông để trẻ con tự chơi trên đường

Không để trẻ chơi gần xe đang đậu

Bố mẹ thường nghĩ nơi xe đang đậu thì an toàn và mặc nhiên để con vui chơi thoải mái. Tuy nhiên, với vóc dáng nhỏ bé của trẻ rất dễ trở thành “điểm mù” với người tham gia giao thông. Tốt nhất, phụ huynh nên trông chừng trẻ và quan sát bé trong tầm mắt để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Không để trẻ chơi gần xe đang đậuKhông để trẻ chơi gần xe đang đậu

Không để trẻ đưa tay, chân hoặc đầu ra ngoài cửa xe ô tô

Trẻ em rất hiếu động và thích trải nghiệm nhiều cảm giác mới lạ. Hành động thường thấy nhất chính là đưa tay và đầu ra phía cửa xe ô tô. Đây là hành động nguy hiểm và phụ huynh cần kiểm soát ngay lập tức. Chỉ cần có một chiếc xe chở vật cồng kềnh chạy qua, hoặc chạm phải người tham gia giao thông,… thì rất dễ gây nguy hiểm cho cả con và bố mẹ.

Vì thế, bạn nên khóa cửa xe, dạy trẻ ngồi trật tự và thắt dây an toàn đúng cách. Với những bé nhỏ hơn, bạn có thể sắm ghế ngồi ô tô để trẻ ngồi thoải mái và an toàn.

Không để trẻ đưa tay, chân, đầu ra ngoài cửa xe ô tôKhông để trẻ đưa tay, chân, đầu ra ngoài cửa xe ô tô

Trên đây là những thông tin hữu ích về cách nắm tay trẻ an toàn khi băng qua đường. truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng quý phụ huynh sẽ chú ý để bảo vệ con trẻ khi lưu thông trên đường phố nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi!

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *