Bạn đang xem bài viết: Vì sao mẹ bầu bị trĩ khi mang thai – Gợi ý hướng xử trí và biện pháp phòng ngừa, giải toả cơn khó chịu của mẹ tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.
Bệnh trĩ khi mang thai chủ yếu xảy ra trong ba tháng giữa và ảnh hưởng đến khoảng 25% đến 35% mẹ bầu. Trĩ xuất hiện dưới dạng các tĩnh mạch sưng và xoắn ở phần dưới của trực tràng và hậu môn. Đặc điểm của bệnh trĩ là khiến mẹ bầu đau, chảy máu và ngứa. Trĩ có thể ở bên trong – hình thành bên trong ruột dưới, gọi là trĩ nội, hoặc bên ngoài – lòi ra ngoài hậu môn, gọi là trĩ ngoại.
Bệnh trĩ khiến thai kỳ khó chịu; tuy nhiên, mẹ bầu có thể phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Trong bài viết này, truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn cung cấp cho các mẹ thông tin về triệu chứng, nguyên nhân và các lựa chọn điều trị bệnh trĩ khi mang thai.
1Vì sao mẹ bầu bị trĩ khi mang thai?
Bệnh trĩ thường hình thành do áp lực bên ngoài lên các tĩnh mạch gần vùng hậu môn và trực tràng. Các tĩnh mạch chứa các van giữ cho dòng máu đi về tim. Áp lực lên các tĩnh mạch có thể gây tích tụ máu, dẫn đến sưng tĩnh mạch.
Ảnh: Canva
Có một số yếu tố khác cũng góp phần gây nên tình trạng này trong thai kỳ.
- Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ dễ khiến ruột bị ì ạch nên ảnh hưởng đến nhu động. Vì vậy, tình trạng táo bón thường thấy ở phụ nữ mang thai. Áp lực quá mức khi đi tiêu có thể dẫn đến bệnh trĩ. Trĩ do táo bón có thể xuất hiện sớm nhất là vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
- Khi em bé phát triển trong bụng mẹ, trọng lượng của em bé có thể gây thêm áp lực lên các mạch máu ở vùng xương chậu. Trong những trường hợp này, bệnh trĩ thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ ba khi em bé đã phát triển đầy đủ về kích thước, những búi trĩ này thường tự khỏi sau khi sinh con. Một số phụ nữ không gặp phải vấn đề gì trước đó nhưng lại bị trĩ khi chuyển dạ, bệnh này thường giảm sau khi sinh con.
- Phụ nữ mang thai tự nhiên trải qua những thay đổi về nội tiết tố. Điều này có thể làm chậm lưu lượng máu trở về tim, dẫn đến sưng các tĩnh mạch nhỏ hơn.
- Đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai.Khi các mẹ tăng cân trước khi mang thai hoặc thừa cân trước khi mang thai, nguy cơ phát triển bệnh trĩ cũng tăng lên.
2Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ ngoại thường được biểu hiện bởi cảm giác đau và/hoặc ngứa xung quanh vùng bị ảnh hưởng. Nếu lau hoặc bị căng ra, trĩ có thể chảy máu.
Triệu chứng của bệnh trĩ nội thường khác nhau, và được phân ra theo loại:
- Trĩ nội cấp độ 1: chảy máu, không sa ra ngoài.
- Trĩ nội cấp độ 2: lòi ra khi đi đại tiện hoặc mót rặn.
- Trĩ nội cấp độ 3: búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể ấn vào được.
- Trĩ nội cấp độ 4: trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, không thể đưa vào bên trong được.
Trong tất cả các loại trĩ nội nêu trên trên, đi ngoài ra máu là một triệu chứng phổ biến. Ngoài những triệu chứng này, các triệu chứng phổ biến khác cho cả bệnh trĩ nội và ngoại bao gồm:
- Phân dính máu
- Giấy vệ sinh dính máu sau khi lau
- Có thể nhìn thấy một khối da nhỏ nhô ra ngoài hậu môn
3Bệnh trĩ thường xuất hiện khi nào trong quá trình mang thai?
Mặc dù mọi người có thể mắc bệnh trĩ bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời của họ, nhưng phụ nữ mang thai lại dễ mắc bệnh này hơn. Bệnh trĩ thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ và có thể bị kéo dài cho đến sau khi mang thai do áp lực tăng thêm trong khi sinh. Trong những tình huống như vậy, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp khắc phục đơn giản tại nhà hoặc các phương pháp điều trị được tư vấn bởi bác sĩ.
4Bệnh trĩ khi mang thai cần được điều trị như thế nào?
Có một số phương pháp điều trị có sẵn tùy thuộc vào loại và mức độ của bệnh trĩ. Hầu hết bệnh trĩ khi mang thai xảy ra trong thời gian ngắn và có thể thuyên giảm bằng nhiều biện pháp khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, một số bệnh trĩ có thể kéo dài đến sau một tháng của thai kỳ và có thể cần đến phương pháp y tế.
Ảnh: Canva
Chăm sóc tại nhà cho bệnh trĩ trong thai kỳ
Một trong những phương pháp điều trị được khuyến nghị nhiều nhất là chế độ ăn nhiều chất xơ. Điều này giúp mẹ bầu đi tiêu dễ hơn, phân mềm hơn, tránh căng thẳng hoặc áp lực. Mẹ bầu cũng cần uống đủ lượng nước để duy trì nhu động ruột. Ngoài ra còn có các biện pháp khắc phục tại nhà phổ biến khác bao gồm:
- Tắm có thể làm dịu ngứa, giảm đau hoặc kích ứng và giúp máu lưu thông.
- Có thể dùng túi chườm đá hoặc miếng nước cây phỉ để giảm sưng và cũng làm dịu cơn đau.
- Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài gây áp lực lên các tĩnh mạch. Vì vậy, mẹ bầu cần vận động cơ thể thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc tập Kegel, điều này có thể làm giảm áp lực, đồng thời có thể giúp giảm táo bó.
- Mẹ bầu có thể sử dụng các loại kem hoặc thuốc điều trị trĩ ngoại, trĩ nội an toàn cho thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Để tránh bị rặn khi bị táo bón, thuốc làm mềm phân đôi khi cũng sẽ được kê đơn cho mẹ bầu.
- Thay đổi tư thế ngủ cũng có thể hữu ích. Ngủ nghiêng có thể giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Mẹ bầu có thể dùng thuốc nhuận tràng tự nhiên, giàu chất xơ và thực vật để giảm táo bón. Psyllium husk là một ví dụ về thuốc nhuận tràng an toàn, không hấp thu vào máu và không ảnh hưởng đến em bé. Mẹ bầu cần nói chuyện với bác sĩ để hiểu loại thuốc nhuận tràng nào sẽ an toàn, tùy thuộc vào ba tháng giữa thai kỳ.
Điều trị phẫu thuật
Các phương pháp điều trị nội khoa hầu hết được thực hiện đối với bệnh trĩ nội. Trong một số một số ngoại lệ nhất định, điều trị nội khoa cũng áp dụng đối với bệnh trĩ ngoại. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
Thắt bằng dây cao su: Bác sĩ sẽ dùng dây cao su buộc vào dưới cùng của mô qua ống soi. Dây cao su này có tác dụng máu lưu thông đến các búi trĩ. Búi trĩ sẽ rụng xuống sau khoảng 5-7 ngày. Phương pháp này sẽ trải qua nhiều lần điều trị khác nhau. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ sau mỗi lần điều trị. Bệnh nhân có thể sẽ được chỉ định sử dụng ibuprofen hoặc acetaminophen.
Trị liệu xơ cứng: Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào búi trĩ, các mạch máu sẽ bị co lại. Phương pháp này cũng sẽ được thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả tối đa. Đây là phương pháp đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn so với sử dụng dây cao su. Vì vậy, phương pháp này thường là lựa chọn đầu tiên cho những bệnh nhân đang phải sử dụng thuốc như thuốc làm loãng máu.
Cắt trĩ: Phương pháp này có thể được thực hiện trên bệnh nhân trĩ ngoại hoặc vừa trĩ nội vừa trĩ ngoại. Búi trí sẽ được cắt bỏ, vết cắt có thể được đóng hoặc để mở.
Kỹ thuật phẫu thuật LONGO – Stapled hemorrhoidopexy: Búi trĩ sẽ được đặt lại hoặc đẩy trở lại vị trí ban đầu. Kỹ thuật này thường ít gây đau hơn so với việc phẫu thuật cắt trĩ.
Bên cạnh các phương pháp điều trị này, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da. Bao gồm thuốc chống viêm, corticosteroid và thuốc giảm đau với số lượng khác nhau.
5Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai?
Các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ trong hầu hết các trường hợp
Ảnh: Canva
- Ngăn ngừa táo bón bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể bao gồm cả nước ép trái cây, nước canh…
- Khi đại tiện, không rặn quá mức
- Hạn chế ngồi hoặc đứng lâu để giảm áp lực lên tĩnh mạch
- Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ
- Đảm bảo cân nặng hợp lý trong suốt thai kỳ
- Tắm bằng nước ấm để tăng cường lưu thông máu
- Hạn chế mặc quần áo bó sát để tạo điều kiện thuận lợi cho máu lưu thông.
Bài viết liên quan: Chế độ dinh dưỡng và thực đơn dành cho mẹ bầu
6Khi nào cần gọi cho bác sĩ?
Bệnh trĩ thường tự khỏi mà không có bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ nếu mẹ bầu bị chảy máu, đau hoặc sa búi trĩ ra ngoài, tức là mô trĩ nhô ra khỏi hậu môn. Điều trị kịp thời có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ tiến triển sang giai đoạn nặng, giúp mẹ bầu tránh được bất kỳ biến chứng nào.
7Các câu hỏi thường gặp
1. Bị trĩ có sinh con được không?Câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc sinh con vì rặn đẻ trong khi sinh thường có thể làm tình trạng tồi tệ hơn.
2. Bệnh trĩ khi mang thai bao lâu thì khỏi?
Bệnh trĩ khi mang thai thường tự khỏi sau khi sinh con, khi mà sự tắc nghẽn được giải phóng. Có thể không xác định được thời gian cụ thể, nhưng những búi trĩ này sẽ biến mất khi tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Bệnh trĩ xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ mang thai. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hạn chế sự đau đớn và khó chịu nếu được thực hành đúng cách. Điều quan trọng đối với mẹ bầu là nhận biết được các triệu chứng của bệnh trĩ để thực hiện các biện pháp phòng ngừa phù hợp và tìm cách điều trị kịp thời.
- Đánh bay phiền toái từ chứng ợ nóng trong thai kỳ chỉ với những mẹo cực đơn giản này!
- Tiềm ẩn tăng huyết áp thai kỳ ở mẹ bầu – Triệu chứng này thường xảy ra ở giai đoạn mang thai bao nhiêu tuần ?
- Gỡ rối cho mẹ bỉm – Đau bụng chuyển dạ ở vị trí nào?
- Thay đổi nội tiết tố, táo bón và cân nặng của em bé ngày càng tăng là một số lý do có thể dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai.
- Bệnh trĩ phổ biến hơn trong ba tháng cuối của thai kỳ.
- Các bài tập Kegel, ngâm mình trong bồn tắm và chườm đá là một số biện pháp khắc phục tại nhà để kiểm soát bệnh trĩ khi mang thai.
Nguyệt Minh tổng hợp
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vì sao mẹ bầu bị trĩ khi mang thai – Gợi ý hướng xử trí và biện pháp phòng ngừa, giải toả cơn khó chịu của mẹ của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.