Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Mẹ bầu nên sử dụng khi nào?

Bạn đang xem bài viết: Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Mẹ bầu nên sử dụng khi nào? tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Nếu đã từng mang thai, có thể mẹ bầu đã quá quen thuộc với các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu. Đây là loại vitamin được đặc chế dành cho những ai mang thai. Theo bệnh viện Từ Dũ, việc bổ sung vitamin trước khi sinh rất quan trọng. Hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu về thời điểm nào thai phụ nên bắt đầu uống vitamin và nên chọn loại vitamin tổng hợp nào trước khi sinh để giữ cho bạn và thai nhi khỏe mạnh nhất nhé!

1Vitamin tổng hợp cho bà bầu nên uống khi nào?

Nếu các mẹ đang nghĩ đến việc mang thai trong năm tới, thì nên tìm hiểu và tìm ra một loại vitamin tổng hợp cho bà bầu đảm bảo chất lượng để bắt đầu uống càng sớm càng tốt.

Felice Gersh – bác sĩ khoa phụ sản chuyên về sức khỏe phụ nữ và giám đốc của Tập đoàn y tế tích hợp Irvine tại Irvine, thuộc bang California (Hoa Kỳ) cho biết: “Hãy dùng vitamin ngay bây giờ, tôi thường khuyên những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dùng vitamin tổng hợp dù họ đang có dự định sinh con hay không.”

Uống vitamin tổng hợp không chỉ giúp tối ưu hóa sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn có thói quen dùng thực phẩm bổ sung hàng ngày.

Bác sĩ Gersh cho biết thêm: “Từ thời điểm rụng trứng và thụ tinh, nếu bạn mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, việc này sẽ đòi hỏi cơ thể của bạn phải nhận được một lượng các chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng này sẽ giúp tối ưu hóa hóc môn nhằm kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong đường ruột và thúc đẩy, hỗ trợ khả năng hoạt động của tế bào để thực hiện những chức năng thiết yếu.”

Một số chuyên gia y khoa sẽ khuyên bạn nên bắt đầu sử dụng vitamin tổng hợp cho bà bầu từ 3 đến 6 tháng trước khi bắt đầu thụ thai. Các tổ chức như ACOG và CDC đều nhấn mạnh rằng, ít nhất một tháng trước khi mang thai, bạn phải bắt đầu bổ sung Acid Folic.

Hãy trò chuyện sớm và thường xuyên với bác sĩ khoa phụ sản để họ có thể đưa ra những đề xuất tốt nhất cho bạn về các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu.

Vitamin tổng hợp cũng có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm. Nguồn: Getty Images

Vitamin tổng hợp cũng có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm. Nguồn: Getty Images

Nếu bạn chưa bắt đầu bổ sung vitamin tổng hợp cho bà bầu trước khi biết mình mang thai, đừng quá lo lắng! Các loại vitamin phổ biến trong vitamin tổng hợp cho bà bầu cũng có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm, vì vậy, miễn là chế độ ăn uống của bạn bao gồm nhiều loại trái cây, rau xanh, ngũ cốc và đậu, mức độ dinh dưỡng của bạn vẫn có thể ở mức đầy đủ. Nhưng tốt nhất là hãy bắt đầu dùng vitamin tổng hợp càng sớm càng tốt nhé!

Bác sĩ Santos cho rằng: “Nhiều phụ nữ chỉ phát hiện ra mình có thai sau khi bị trễ kinh, có thể là khoảng 4 đến 6 tuần của thai kỳ. Một khi bạn phát hiện ra mình có thai, bạn nên bắt đầu bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày.”

Bác sĩ Gersh cũng đưa ra lời khuyên: “Hãy nhớ rằng vitamin tổng hợp là thực phẩm bổ sung vì chúng cung cấp thêm chất dinh dưỡng. Bạn nên tránh các loại đường tự do và thực phẩm siêu chế biến ( loại chứa chất phụ gia, màu nhân tạo, chất bảo quản,.. và ít dinh dưỡng).”

2Những lợi ích mà vitamin tổng hợp cho bà bầu mang lại

Acid Folic (dạng tổng hợp của Folate) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nguồn: Getty Images.

Acid Folic (dạng tổng hợp của Folate) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Nguồn: Getty Images.

Theo nghiên cứu về vai trò dinh dưỡng của Folate (hay còn gọi là vitamin B9) được công bố bởi Ebara S. vào năm 2017, vitamin tổng hợp cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.

Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 1,5 triệu trẻ chào đời, trong đó có từ 2 – 3% bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh. Theo nghiên cứu của Imbard A. và các cộng sự (2013), Acid Folic (dạng tổng hợp của Folate) sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Chất sắt là một trong những chất cần thiết có trong vitamin tổng hợp. Nguồn: Getty Images

Chất sắt là một trong những chất cần thiết có trong vitamin tổng hợp. Nguồn: Getty Images

Chất sắt có trong vitamin tổng hợp cho bà bầu cũng rất cần thiết cho sự phát triển của em bé. Thạc sĩ Sari Imberman cho biết: “Lượng máu được tăng gấp đôi trong thai kỳ để bổ sung đủ sắt là điều cần thiết để ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ cho sự phát triển của nhau thai và thai nhi.”

Các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và tiền sản giật. Bác sĩ Gersh liệt kê thêm một số lợi ích của vitamin tổng hợp cho bà bầu 3 tháng đầu: “Các lợi ích khác là tạo tâm trạng tốt hơn cho mẹ bầu, tóc chắc khỏe hơn, cơ thể được giải độc và tăng cường sản xuất hồng cầu.”

Vitamin tổng hợp cho bà bầu cũng giúp thai phụ giảm ốm nghén và mang đến nhiều mặt lợi khác trong thời kỳ hậu sản. Việc tiếp tục bổ sung vitamin tổng hợp trong thời kỳ hậu sản và trong khi cho con bú giúp cho cơ thể mẹ được bồi dưỡng tốt và có thể tạo ra sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Top 20 món ăn bổ dưỡng cho bà bầu theo từng giai đoạn

3Nên lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu như thế nào?

Hầu hết các thương hiệu vitamin tổng hợp cho bà bầu đều an toàn để sử dụng, tuy nhiên khi chọn lựa vitamin tổng hợp, bạn cần tìm hiểu một số thông tin chính trên nhãn.

Acid Folic là chất bổ sung cần thiết đối với thai phụ. Nguồn: Getty Images

Acid Folic là chất bổ sung cần thiết đối với thai phụ. Nguồn: Getty Images

Bác sĩ Santos lý giải: “Hầu hết các loại vitamin tổng hợp đều chứa tất cả các loại vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp thai phụ có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, thai phụ cũng nên đảm bảo rằng loại vitamin tổng hợp mà bạn đang chọn có một số chất bổ sung cần thiết nhất định, đặc biệt là Acid Folic.

Theo bác sĩ Santos, vitamin tổng hợp cho bà bầu nên chứa 400mcg (microgram) Acid Folic, nhưng bạn nên tham vấn ý kiến từ chuyên gia y khoa, vì một số tình trạng khác nhau ở thai phụ sẽ đòi hỏi sự gia tăng lượng Acid Folic, chẳng hạn như tiền sử dị tật ống thần kinh.

Theo nghiên cứu của Bradley CS và các cộng sự (2007), sắt là cũng một thành phần quan trọng khác. Bác sĩ Imberman giải thích: “Canxi ức chế sự hấp thụ sắt, vì vậy bạn sẽ nhận ra rằng nếu vitamin tổng hợp của bạn có đủ sắt thì nó sẽ chứa rất ít canxi. Vì vậy, nếu bạn lo lắng về canxi trong chế độ ăn uống, bạn có thể bổ sung canxi. Hãy đảm bảo uống vào một thời điểm khác trong ngày (cách nhau ít nhất hai giờ) so với thời điểm bạn uống vitamin tổng hợp khác (theo nghiên cứu của Lowensohn RI và các cộng sự công bố vào năm 2016).”

Thai phụ nên tìm thêm các thông tin về vitamin tổng hợp trên nhãn chai. Nguồn: Getty Images

Thai phụ nên tìm thêm các thông tin về vitamin tổng hợp trên nhãn chai. Nguồn: Getty Images

Bác sĩ Santos cho biết thai phụ cũng nên tìm kiếm các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu có chứa 200mg (miligam) DHA và 150mcg i-ốt. Tuy nhiên, có một số loại vitamin nhất định mà mẹ bầu không cần bổ sung trong quá trình chuẩn bị trước khi sinh, một trong số đó là Biotin (hay còn gọi là vitamin H). Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã giảm lượng Biotin được khuyên dùng hàng ngày xuống chỉ còn 30 mcg vào năm 2020.

Thai phụ chỉ nên tin dùng những thương hiệu không có thêm thuốc nhuộm hoặc chất bảo quản. Đặc biệt, đừng cắt giảm lượng vitamin tổng hợp mà hãy tận dụng loại vitamin tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu nên uống nước gì? 6 loại nước giúp bà bầu bổ dưỡng chất

4Nên làm gì nếu các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu khiến mẹ buồn nôn?

Vitamin tổng hợp có thể là loại thực phẩm khó uống đối với một số mẹ bầu. Nguồn: Getty Images

Vitamin tổng hợp có thể là loại thực phẩm khó uống đối với một số mẹ bầu. Nguồn: Getty Images

Vitamin tổng hợp cho bà bầu rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, vitamin tổng hợp có thể là loại thực phẩm khó uống đối với một số mẹ bầu.

Các loại vitamin tổng hợp có thể gây buồn nôn ở mức độ khác nhau tùy cơ địa. Chất sắt có thể là thành phần gây ra sự buồn nôn. Liều khuyến cáo của sắt trong thai kỳ là 27mg mỗi ngày, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trên nhãn chai các loại vitamin tổng hợp mà bạn dùng để đảm bảo không có liều lượng cao hơn trong viên thuốc.

Uống nhiều nước khi uống vitamin tổng hợp có thể giúp bạn giảm cơn buồn nôn. Nguồn: Getty Images.

Uống nhiều nước khi uống vitamin tổng hợp có thể giúp bạn giảm cơn buồn nôn. Nguồn: Getty Images.

Mẹ bầu nên cố gắng uống vitamin tổng hợp cho bà bầu vào ban đêm – thời điểm mà cảm giác buồn nôn có xu hướng giảm bớt hoặc bạn có thể chuyển sang dùng kẹo cao su sau khi uống vitamin. Tuy nhiên, kẹo cao su có thể chứa nhiều đường, và mẹ bầu cần lưu ý điều đó nếu mắc chứng tiểu đường thai kỳ.

Các mẹ có thể thử để tìm ra cách để uống vitamin tổng hợp cho bà bầu mà không bị buồn nôn. Bác sĩ Gersh đưa ra cho bạn một số cách: “Hãy thử uống vitamin tổng hợp khi ăn tối hoặc trước khi đi ngủ. Uống nhiều nước hoặc ăn cùng một loại thực phẩm nào đó. Thử bất kỳ cách nào và không ngừng cố gắng!”

Thai phụ nên bổ sung nhiều chất béo từ cá hồi (giàu DHA), bơ, bơ hạnh nhân và dầu ô liu. Nguồn: Getty Images

Thai phụ nên bổ sung nhiều chất béo từ cá hồi (giàu DHA), bơ, bơ hạnh nhân và dầu ô liu. Nguồn: Getty Images

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn không thể dung nạp bất kỳ loại vitamin tổng hợp cho bà bầu nào hoặc đủ khả năng sử dụng chúng trong suốt thai kỳ. Bạn cũng nên xây dựng chế độ ăn uống để có được các chất dinh dưỡng cần thiết. Bác sĩ Imberman cũng gợi ý một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên dùng: “Hãy cố gắng bổ sung nhiều chất béo từ cá hồi (cung cấp cho bạn DHA), bơ, bơ hạnh nhân và dầu ô liu.”

Thịt bò, thịt gà, trứng và rau chân vịt giàu chất sắt, bên cạnh đó, các loại rau có lá màu xanh đậm sẽ cung cấp cả sắt và Folate. Một số loại thức ăn giàu Folate khác mà bạn có thể lựa chọn là đậu, đậu phộng (lạc), hạt hướng dương, bơ, bông cải xanh và ngũ cốc ăn sáng.

Xem thêm:

  • Bà bầu ăn lạc được không? Tham khảo ý kiến chuyên gia
  • Mẹ bầu ăn chay có tốt không? Xem ngay lời giải đáp
  • Bà bầu uống nước mía được không? Tham khảo ngay

5 Đôi lời từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn

Bạn nên uống vitamin tổng hợp trước hoặc khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai. Nguồn: Getty Images

Bạn nên uống vitamin tổng hợp trước hoặc khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai. Nguồn: Getty Images

Uống vitamin tổng hợp cho bà bầu đóng vai trò quan trọng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các loại vitamin tổng hợp cho bà bầu có thể giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và bổ sung các chất dinh dưỡng có thể bị thiếu hụt trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh. Nhiều chuyên gia khuyên rằng bạn nên uống vitamin tổng hợp trước hoặc khi bạn bắt đầu cố gắng thụ thai.

Nếu bạn chưa uống bất kỳ loại vitamin tổng hợp cho bà bầu nào trước khi biết mình có thai, thì bạn nên bắt đầu ngay bây giờ. Tuy nhiên, lời khuyên tốt nhất từ truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn dành cho bạn là hãy tham vấn ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về việc sử dụng các loại vitamin tổng hợp nhé!

Phương Trúc tổng hợp từ verywellfamily.

1. https://www.verywellfamily.com/when-to-start-taking-a-prenatal-vitamin-5218220

2. https://bvnguyentriphuong.com.vn/khoa-nhi/folate-va-axit-folic-trong-thai-ky.

3. https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/thong-tin-thuoc/bo-sung-vitamin-va-khoang-chat-cho-phu-nu-co-thai-va-ba-me-cho-con-bu/.

4. https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/-e-an-tam-soat-chan-oan-ieu-tri-mot-so-benh-tat-truoc-sinh-va-so-sinh-giam-ganh-nang-benh-tat-bam-sinh-nang-cao-chat-luong-dan-so.

5. American College of Obstetricians and Gynecologists. Nutrition During Pregnancy.

6. Centers for Disease Control and Prevention. Folic Acid.

7. Ebara S. Nutritional role of folate: Nutritional role of folate. Congenital Anomalies. 2017;57(5):138-141. doi: 10.1111/cga.12233

8. Children’s Hospital of Philadelphia. Spina Bifida Causes, Symptoms, and Treatment.

9. Christian P, Mullany LC, Hurley KM, Katz J, Black RE. Nutrition and maternal, neonatal, and child health. Seminars in Perinatology. 2015;39(5):361-372. doi:10.1053/j.semperi.2015.06.009

10. Bradley CS, Kennedy CM, Turcea AM, Rao SSC, Nygaard IE. Constipation in pregnancy: prevalence, symptoms, and risk factors. Obstetrics & Gynecology. 2007;110(6):1351-1357. doi:10.1097/01.AOG.0000295723.94624.b1

11. Lowensohn RI, Stadler DD, Naze C. Current concepts of maternal nutrition. Obstetrical & Gynecological Survey. 2016;71(7):413-426. doi:10.1097/OGX.0000000000000329

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vitamin tổng hợp cho bà bầu: Mẹ bầu nên sử dụng khi nào? của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *