Vỡ nước ối là như thế nào? 6 lưu ý mẹ bầu cần thực hiện sau khi vỡ nước ối

Bạn đang xem bài viết: Vỡ nước ối là như thế nào? 6 lưu ý mẹ bầu cần thực hiện sau khi vỡ nước ối tại website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Vỡ ối khi mang thai là một sự kiện quan trọng trong tam cá nguyệt thứ ba vì nó báo hiệu sự chuyển dạ ở mẹ bầu.

Em bé được bao quanh bởi nước ối trong túi ối.Nếu mẹ bầu nhận thấy dòng chảy của chất lỏng, hãy báo ngay với bác sĩ. Nước ối có thể bị nhầm lẫn là nước tiểu và cho rằng vỡ ối. Các mẹ hãy cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tham khảo bài viết dưới đây để biết vỡ ối là như thế nào, cách phân biệt vỡ ối với hiện tượng són tiểu và khi nào thì cần đến bệnh viện.

1Vỡ ối là như thế nào ?

Bên trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc bởi một túi chứa đầy chất lỏng được gọi là túi ối. Túi ối có nhiệm vụ bảo vệ và làm đệm cho em bé trong suốt thai kỳ. Khi túi ối này bị vỡ, chất lỏng sẽ đi ra ngoài qua cổ tử cung và âm đạo. Vỡ ối đi kèm với việc giải phóng một số hormone và chất hóa học gây ra các cơn co thắt, báo hiệu bắt đầu chuyển dạ.

Bên trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc bởi một túi chứa đầy chất lỏng được gọi là túi ối (Ảnh: Canva)

Bên trong bụng mẹ, thai nhi được bao bọc bởi một túi chứa đầy chất lỏng được gọi là túi ối (Ảnh: Canva)

Chất lỏng này liên tục được bé nuốt, hít vào và tống ra ngoài. Hơn nữa, chất lỏng giúp:

  • Thai nhi di chuyển tự do bên trong bụng mẹ.
  • Duy trì nhiệt độ ổn định xung quanh thai nhi.
  • Đảm bảo sự phát triển thích hợp của phổi

Và khi đúng thời điểm, nó khiến cơ thể mẹ bầu sẵn sàng để đẩy em bé ra ngoài. Tuy nhiên, vỡ ối không phải lúc nào cũng báo hiệu chuyển dạ vì đôi khi nó có thể xảy ra sớm.

Bài viết liên quan: Dấu hiệu chuyển dạ sinh non sớm và dễ nhận biết, mẹ bầu cần lưu ý

2Nguyên nhân nào gây ra vỡ ối khi mang thai?

Dưới đây là những lý do tại sao vỡ ối khi mang thai:

  • Khi mẹ bầu đủ tháng trong thai kỳ, túi ối sẽ vỡ tự nhiên và mẹ bầu chuyển sang giai đoạn chuyển dạ. Điều này gây ra tình trạng nhỏ giọt, rò rỉ chậm hoặc chảy dịch qua âm đạo
  • Trường hợp vỡ ối trước khi đủ tháng nhưng sau 37 tuần được gọi là ối vỡ non (PROM). Điều này có thể xảy ra do:
  • Nhiễm trùng âm đạo, tử cung hoặc cổ tử cung
  • Túi ối bị giãn rộng (do quá nhiều nước hoặc mang nhiều thai nhi)
  • Phẫu thuật hoặc sinh thiết cổ tử cung
  • Tiền sử PROM hoặc PPROM (vỡ màng ối sớm)

Trong trường hợp này, hầu hết phụ nữ chuyển dạ trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.

  • Nếu mẹ bầu bị vỡ ối trước 37 tuần tuổi thai kỳ, thì đó được gọi là vỡ màng ối sớm non tháng (PPROM). Tình trạng này xảy ra ở khoảng 3% các trường hợp mang thai và là lý do của 1/3 số ca sinh non. Nguy cơ PPROM thường ở mức cao đối với các trường hợp:
  • Mẹ bầu có điều kiện kinh tế thấp
  • Phụ nữ hút thuốc lá
  • Những phụ nữ có tiền sử mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
  • Những phụ nữ đã từng sinh non trước đó
  • Mẹ bầu bị chảy máu âm đạo hoặc căng tức tử cung

Nếu vỡ ối hoặc PPROM xảy ra trong khoảng thời gian từ 34 đến 37 tuần, bác sĩ sẽ sắp xếp để mẹ bầu sinh con. Tuy nhiên, nếu vỡ ối trước 34 tuần thì bác sĩ sẽ tìm cách trì hoãn chuyển dạ bằng cách khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại giường. Bác sĩ sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng và corticosteroid để phổi của em bé phát triển nhanh chóng. Quá trình chuyển dạ sẽ được tiến hành khi phổi của em bé phát triển đủ.

Nếu vỡ ối trước 34 tuần thì bác sĩ sẽ tìm cách trì hoãn chuyển dạ bằng cách khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại giường (Ảnh: Canva)

Nếu vỡ ối trước 34 tuần thì bác sĩ sẽ tìm cách trì hoãn chuyển dạ bằng cách khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi tại giường (Ảnh: Canva)

Khi nước ối vỡ, em bé sẽ không còn được bảo vệ bởi nước ối nữa. Nhưng cơ thể mẹ bầu vẫn tiếp tục sản xuất chất lỏng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sinh nở. Do đó, mẹ bầu cần xác định rõ sự cố để đảm bảo rằng mình được trợ giúp y tế kịp thời.

Bài viết liên quan: 11 điều cần tránh khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua

3Làm thế nào để mẹ bầu nhận biết nếu hiện tượng vỡ ối?

Dưới đây là các cách để mẹ bầu nhận biết hiện tượng vỡ ối:

  • Nếu mẹ bầu nhận thấy một lượng chất lỏng đột ngột chảy ra làm ướt quần thì đó có thể là nước ối. Mẹ bầu có thể xác nhận nó thông qua các bước sau:
  • Đi vệ sinh để làm cho bàng quang trống rỗng.
  • Quan sát chất lỏng bị rò rỉ trên miếng đệm lót dành cho thai sản. Nếu nó có mùi hôi và có màu vàng, đó có thể là nước tiểu. Nếu nó không màu và không mùi thì đó có thể là nước ối.
  • Giữ chặt cơ sàn chậu (như bài tập Kegel) để kiểm soát dòng chảy. Nếu dòng chảy dừng lại thì đó là nước tiểu; nếu nó tiếp tục bị rò rỉ, nó có nghĩa là nước ối.
  • Xác định thời gian, màu sắc và mùi của chất dịch tiết ra.
  • Vỡ ối thường kèm theo đốm hoặc một ít máu.
  • Mẹ bầu có thể bị sốt hoặc tăng nhiệt độ cơ thể sau khi bị vỡ ối.
  • Kiểm tra cử động thai khi mẹ bầu thấy chất lỏng chảy quá nhiều.

Một khi mẹ bầu đã xác định được đó là nước ối, đừng hoảng sợ. Hãy gọi cho bác sĩ và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để đảm bảo rằng mẹ bầu có thể đợi cho đến khi có sự giúp đỡ.

Một khi mẹ bầu đã xác định được đó là nước ối, hãy gọi cho bác sĩ (Ảnh: Canva)

Một khi mẹ bầu đã xác định được đó là nước ối, hãy gọi cho bác sĩ (Ảnh: Canva)

4Các biện pháp phòng ngừa cần thực hiện sau khi bị vỡ ối

Dưới đây là một số biện pháp mẹ bầu có thể thực hiện khi vỡ nước ối:

1. Gọi cho bệnh viện hoặc bác sĩ. Thông báo về tình hình của mẹ bầu và làm theo hướng dẫn của họ.

2. Việc vỡ ối có thể khiến em bé bị nhiễm trùng từ âm đạo lên trên. Nếu bác sĩ nói rằng mẹ bầu nên đợi đến 12 giờ, thì họ sẽ hướng dẫn để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi nhiễm trùng. Giữ vùng âm đạo sạch sẽ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Nếu mẹ bầu đang ở nhà hoặc trên đường đến bệnh viện, hãy đặt một tấm phủ nhựa trên giường hoặc ghế xe hơi để thấm chất dịch chảy ra.

4. Mang miếng lót dành cho bà bầu nếu dịch chảy chậm hoặc dùng khăn để thấm nếu dịch đang chảy ra liên tục. Điều này giúp mẹ bầu giữ quần áo sạch sẽ. Một miếng lót dành cho mẹ bầu cũng giúp thu thập mẫu dịch và đưa cho bác sĩ bởi vì dịch chảy ra có thể chứa những thành phần khác ngoài nước ối:

  • Nếu chất lỏng chảy ra có màu nâu hoặc hơi xanh, điều đó có thể cho thấy em bé đã đi tiêu lần đầu tiên (phân su) bên trong bụng mẹ. Khi bé hít phải nước ối đó, phân su có thể đi vào phổi gây khó thở. Bác sĩ có thể dựa trên dịch chảy ra miếng lót để kiểm tra và có lời khuyên tiếp theo.
  • Đôi khi, dây rốn có thể bị cuốn vào cổ tử cung hoặc thậm chí là âm đạo (sa dây rốn) do nước ối chảy ra. Điều này xảy ra khi màng ối bị vỡ và em bé chưa lọt xuống xương chậu. Nếu mẹ bầu cảm nhận thấy một vòng dây ở cửa âm đạo, hãy đi khám ngay lập tức. Cứ 300 ca sinh con thì có 1 ca sa dây rốn.

Vỡ ối là một hiện tượng bình thường báo hiệu chuyển dạ. Nhưng khi nước ối chảy ra, mẹ bầu có thể không biết nên làm gì. Lúc này, hãy nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh và nhờ họ liên hệ với bệnh viện ngay lập tức. Quan trọng nhất, đừng hoảng sợ vì điều đó có thể khiến em bé khó chịu và vấn đề trở nên phức tạp hơn.

Bài viết liên quan: Thai nhi đạp nhiều liệu có bất thường? Gỡ rối mối lo cho mẹ bầu – Khi nào mẹ cần đi khám?

5Các câu hỏi thường gặp

1. Điều gì sẽ xảy ra nếu nước ối không tự vỡ?

Khi bắt đầu chuyển dạ, cổ tử cung giãn ra và đầu của em bé lọt vào khung chậu. Nếu nước ối không vỡ vào thời điểm này, các bác sĩ sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là chọc ối (còn được gọi là vỡ màng nhân tạo). Trong kỹ thuật này, một lỗ nhỏ được tạo ra trong túi ối bằng cách sử dụng một móc nhựa mỏng để làm rò rỉ nước ối. Điều này giúp bắt đầu hoặc tăng cường độ các cơn co thắt chuyển dạ.

2. Bác sĩ kiểm tra vỡ nước ối bằng cách nào?

Bác sĩ có thể xác nhận vỡ nước bằng hai phương pháp:

  • Đặt mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra. Bác sĩ cũng có thể thu thập mẫu bằng tăm bông và xét nghiệm nhiễm trùng.
  • Trong thử nghiệm amnicator, bác sĩ ngâm mẫu tăm bông trong thuốc nhuộm phát hiện pH nitrazine màu vàng. Khi có nước ối, màu nitrizine chuyển từ vàng sang vàng xanh hoặc xanh lam đậm, xác nhận tình trạng vỡ nước ối.

Nếu cả hai xét nghiệm trên không kết quả thì mẹ bầu cần đợi lượng dịch chảy ra nhiều hơn.

3. Điều gì xảy ra nếu vỡ nước ối mà không có dấu hiệu co bóp?

Các cơn co thắt thường có thể bắt đầu từ 12 đến 24 giờ sau khi vỡ ối. Ngay cả khi không có sự co thắt nào, bác sĩ có thể khuyên mẹ bầu nên đợi nếu không có bất kỳ biến chứng liên quan nào. Trong trường hợp quá trình chuyển dạ không bắt đầu sau 48 giờ, thì chuyển dạ sẽ được tiến hành thông qua các biện pháp can thiệp y tế.

4. Làm sao để biết đó là nước ối hay dịch tiết âm đạo?

Nước ối không màu, không mùi, còn dịch âm đạo loãng, có chất nhầy màu trắng sữa. Nếu mẹ bầu nhận thấy dịch tiết giống như nhầy có màu nâu hoặc hồng kèm theo máu, điều đó có thể báo hiệu sắp chuyển dạ.

Thông thường, chuyển dạ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối trong thai kỳ. Bản chất không màu và không mùi của nước ối giúp phân biệt nó với nước tiểu bị rò rỉ vào cuối thai kỳ. Vỡ ối trước 37 tuần cũng có thể do nhiễm trùng, túi ối căng quá mức hoặc tiền sử vỡ màng ối sớm (PPROM). Bác sĩ có thể thực hiện các bước để trì hoãn quá trình chuyển dạ nếu mẹ bầu vỡ ối trước 34 tuần tuổi thai. Do đó, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu mẹ bầu cảm thấy đã vỡ ối. Mẹ bầu cũng có thể thu thập mẫu bằng cách sử dụng một miếng lót thai sản để giúp các bác sĩ kiểm tra nó.

Xem thêm:

  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Quy trình, rủi ro và tỷ lệ thành công
  • Mẹ có biết tần suất cử động thai bao nhiêu là an toàn?
  • Bí quyết khắc phục rụng tóc sau sinh cực kỳ hiệu quả cho mẹ bỉm

truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn mong rằng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn cũng như có thể chuẩn bị tâm lý ổn định khi bắt đầu có hiện tượng vỡ nước ối.

1. Amniotomy for shortening spontaneous labour. https://www.cochrane.org/CD006167/PREG_amniotomy-for-shortening-spontaneous-labour

2. Amniotic Fluid. https://www.sutterhealth.org/health/labor-delivery/amniotic-fluid

3. Premature rupture of membranes. https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000512.htm

4. Preterm Premature Rupture of Membranes: Diagnosis and Management. https://www.aafp.org/afp/2006/0215/p659.html

5. Meconium Aspiration Syndrome (MAS). https://kidshealth.org/en/parents/meconium.html

6. Umbilical Cord Prolapse. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/12345-umbilical-cord-prolapse

7. Amnicator. https://pluspunt.mediqmedeco.nl/fileuploader/download/download/?d=0&file=custom%2Fupload%2FFile-1419862297.pdf

8. Labor Induction. https://www.acog.org/womens-health/faqs/labor-induction?utm_source=redirect&utm_medium=web&utm_campaign=otn

9. Am I in labor? https://medlineplus.gov/ency/patientinstructions/000508.html

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Vỡ nước ối là như thế nào? 6 lưu ý mẹ bầu cần thực hiện sau khi vỡ nước ối của Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *