Bạn đang có nhu cầu mua xe chòi chân cho bé, nhưng băn khoăn không biết xe chòi chân có an toàn không, có các loại xe chòi chân nào, xe chòi chân nào tốt,… Cùng truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu xe chòi chân là gì, các loại xe chòi chân cho bé qua bài viết sau nhé!
1Xe chòi chân là gì?
Xe chòi chân còn gọi là xe thăng bằng, là món đồ chơi cho bé vận động ngoài trời. Chơi xe chòi chân sẽ giúp bé tăng cường vận động và biết cách phối hợp giữa tay với chân để giữ thăng bằng cũng như dùng lực của chân để đẩy xe về phía trước. Xe gọn nhẹ nên phù hợp cho bé từ 1 – 4 tuổi.
2Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của xe chòi chân
Cấu tạo
Xe chòi chân sở hữu vẻ ngoài gọn nhẹ nhưng lại chắc chắn, bền bỉ và an toàn nhờ được cấu tạo từ những bộ phận sau:
- Ghi đông: Hay còn gọi là tay lái xe thường được thiết kế thẳng, nằm ngang và tương thích với chiều cao của yên giúp trẻ dễ dàng điều khiển hướng đi của xe.
- Khung xe: Được làm bằng các chất liệu bền bỉ như thép không gỉ,… nên rất cứng cáp và không bị gỉ sét theo thời gian. Hơn nữa, lớp áo của khung xe thường được phủ lớp sơn tĩnh điện sẽ giúp xe bền màu và chống chịu được thời tiết bên ngoài.
- Yên xe: Có bề ngang rộng với đệm yên da dày dặn, có độ đàn hồi tốt sẽ mang lại cảm giác thoải mái cho bé khi ngồi. Ngoài ra, ba mẹ có thể dễ dàng điều chỉnh độ cao của yên xe cho phù hợp nhất với bé nhờ cốt yên chắc chắn và khóa yên tiện lợi.
- Bánh và lốp xe: Thường được làm bằng cao su đặc nên bám đường tốt và hạn chế tối đa tình trạng trơn trượt, xóc nảy, đảm bảo cho xe di chuyển trơn tru trên mọi địa hình.
Nguyên lý hoạt động
Xe chòi chân hoạt động dựa trên lực chân của bé. Cụ thể, khi bé đẩy chân thì bánh xe sẽ lăn và đồng thời xe sẽ di chuyển. Khi sử dụng xe chòi chân, bé sẽ dùng lực phối hợp từ tay và chân để đẩy và giữ thăng bằng cho xe di chuyển về phía trước một cách an toàn.
3Các loại xe chòi chân phổ biến
Xe chòi chân 2 bánh
Mẫu xe chòi chân hai bánh có thiết kế mạnh mẽ, màu sắc nổi bật, phù hợp cho cả bé trai và bé gái từ 2 – 6 tuổi khi đi chơi ngoài trời. Xe có nhiều mức giá khác nhau cho bạn lựa chọn.
Xe chòi chân 2 bánh có phần khung xe được làm bằng kim loại, bánh lốp xe cao su giúp bé di chuyển linh hoạt hơn. Ngoài ra, xe không thể tự giữ thăng bằng, nhưng có hai bánh như những chiếc xe đạp trẻ em khác, yên xe có thể điều chỉnh phù hợp với chiều cao của bé.
Xe chòi chân 3 bánh
Xe chòi chân 3 bánh có thiết kế dễ thương với mức giá không cao cho phụ huynh dễ lựa chọn. Mẫu xe này có trang bị 3 bánh cho bé tập quen khi lái xe, nếu bé đã có thể giữ thăng bằng khi tập thì có thể chuyển đổi từ 3 bánh thành 2 bánh.
Xe này có phần khung được làm bằng kim loại siêu nhẹ giúp bé điều khiển nhẹ nhàng, ở một số dòng phần yên xe có thể điều chỉnh phù hợp với dáng người của bé. Riêng phần bánh xe có thể có 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau, nhưng thiết kế 2 bánh phía sau sẽ an toàn hơn cho bé.
Xe chòi chân 4 bánh tự cân bằng
Xe chòi chân 4 bánh tự cân bằng phù hợp với những bé đang tập đi xe đạp chòi chân, thích hợp với các bé trên 1 tuổi. Mẫu xe này sẽ đảm bảo an toàn cho bé nhờ khả năng tự cân bằng.
Với những bé mới tập lái, phụ huynh có thể chọn những mẫu có tựa lưng hay tay lái vô lăng sử dụng chất liệu nhựa giúp cho bé thoải mái nhất khi tập lái xe.
Mẫu xe này cũng có phần khung xe được làm bằng chất liệu kim loại, thích hợp cho những bé đã biết đi xe và có đôi chân khỏe mạnh hơn. Trên thị trường, có nhiều dòng xe 4 bánh tự cân bằng với nhiều hình dáng khác như xe chòi chân hình con ngựa, xe chòi chân hình ô tô.
Xe chòi chân đa năng
Xe chòi chân đa năng hay còn có tên khác là xe chòi chân 3 trong 1, xe chòi chân 4 trong 1 hay xe chòi chân 5 trong 1, phù hợp với các bé từ 2 – 6 tuổi.
Những mẫu xe này có nhiều tính năng như xe chòi chân dáng đứng, dáng ngồi, xe chòi chân 2 bánh, 3 bánh cho bé tha hồ lựa chọn, vừa là xe chòi chân, xe đạp hay xe trượt scooter.
Xe chòi chân đa năng sử dụng hầu hết chất liệu nhựa bền bỉ, không bị gãy khi va chạm mạnh, phần tay lái có thể điều chỉnh phù hợp với thể hình của bé.
4Công dụng của xe chòi chân
Tăng cường vận động cho trẻ
Sử dụng xe chòi chân sẽ giúp bé tăng cường vận động. Từ đó, sẽ giúp cơ chân, cơ tay và cơ hông được kích thích và phát triển toàn diện. Hơn nữa, khi vận động thường xuyên, cơ thể của bé sẽ trở nên dẻo dai hơn cũng như tăng khả năng phản xạ và xử lý tình huống.
Phát triển các kỹ năng vận động
Khi mới tập đi xe chòi chân, kỹ năng đầu tiên bé học được là khả năng giữ thăng bằng để không bị ngã. Tiếp theo đó, trẻ sẽ cần kết hợp tay với chân và dùng lực ở chân để di chuyển xe.
Để thực hiện được những động tác này, đòi hỏi trẻ phải có sự vận động và phối hợp của các nhóm cơ chân, khớp chân, cánh tay và khuỷu tay,… Từ đó, sẽ giúp phát triển các kỹ năng vận động và thể chất cho bé.
Cải thiện khả năng tự lập
Khi chơi xe chòi chân, đòi hỏi trẻ phải tập trung cao độ để di chuyển đến nơi mà bé muốn bằng chính khả năng và công sức mình. Nghĩa là, bé sẽ phải tự xử lý các tình huống khi đang chạy xe như vượt chướng ngại vật, tăng tốc độ,… mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ.
Tạo cơ hội cho trẻ vui chơi ngoài trời
Vui chơi ngoài trời bằng xe chòi chân không những giúp trẻ có thể hít thở bầu không khí trong lành mà còn làm quen được nhiều bạn mới. Điều đó sẽ tăng cường sức đề kháng cho trẻ và tạo cơ hội cơ bé giao lưu, học hỏi thêm nhiều điều thú vị và bổ ích.
Hạn chế tiếp xúc thường xuyên với thiết bị điện tử
Tiếp xúc nhiều với thiết bị điện tử sẽ gây hại cho sức khỏe của bé. Do đó, thay vì để bé xem nhiều chương trình trên điện thoại hoặc tivi cả ngày, ba mẹ nên cho trẻ ra ngoài vận động cùng xe chòi chân để phát triển thể chất và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ.
Nền tảng để bé học đi xe đạp
Khi luyện tập với xe chòi chân, sẽ giúp tay chân của bé cứng cáp và linh hoạt hơn, cũng như tăng khả năng giữ thăng bằng và điều khiển xe cho bé. Điều này sẽ giúp bé có thể làm quen và học đi xe đạp một cách nhanh chóng, an toàn hơn.
Tăng cường sự tự tin
Chơi xe chòi chân sẽ giúp bé có thể khám phá thế giới xung quanh, tiếp xúc với nhiều bạn mới và xử lý nhanh nhẹn các tình huống. Từ đó, sẽ tăng thêm sự tự tin cho bé và làm tiền đề phát triển tương lai sau này của trẻ.
Phát triển kỹ năng xã hội
Vui chơi ngoài trời bằng xe chòi chân sẽ giúp bé học hỏi thêm nhiều điều thú vị và bổ ích. Hơn nữa, việc chơi xe chòi chân với các bạn khác sẽ giúp trẻ tự tin giao lưu, làm quen và kết với với mọi người hơn, từ đó, sẽ tăng khả năng phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ.
5Ưu – nhược điểm của xe chòi chân
Ưu điểm
- Thiết kế xe gọn nhẹ: Xe chòi chân có vẻ ngoài nhỏ gọn kết hợp với trọng lượng nhẹ sẽ giúp bé sử dụng đơn giản hơn. Ngoài ra, ba mẹ có thể dễ dàng lắp ráp, bảo quản mà không lo bị chiếm diện tích nhà.
- Dễ dàng sử dụng: Xe chòi chân sử dụng đơn giản nên rất phù hợp với các bé nhỏ. Với thiết kế nhỏ gọn, bé dễ dàng dùng hai chân đẩy xe về phía trước và giữ thăng bằng mà không lo bị ngã.
- Đa dạng mẫu mã, màu sắc: Phần lớn những mẫu xe chòi chân đều có thiết kế đẹp mắt với đa dạng các màu sắc tươi sáng, giúp thu hút và kích thích sự tò mò của bé.
- Khung xe chắc chắn, an toàn cho bé: Khung xe thường được làm bằng các chất liệu bền bỉ như thép,… nên rất chắc chắn, giúp tăng tuổi thọ cho xe và mang lại sự an toàn cho bé khi sử dụng.
- Đa dạng dòng xe: Xe chòi chân đa dạng các mẫu mã và thiết kế nên đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng cho trẻ có độ tuổi từ 1 – 4 tuổi và mang đến nhiều sự lựa chọn cho các bậc phụ huynh trong việc chọn lựa xe chòi chân phù hợp với bé.
- Đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ: Sử dụng xe chòi chân sẽ giúp bé di chuyển đến nơi mà bé muốn, giao lưu, kết nối với bạn bè và khám phá những điều mới lạ của môi trường xung quanh.
Nhược điểm
- Phải có sự giám sát của người lớn: Mặc dù, bé có thể chạy xe chòi chân một mình, tuy nhiên, để hạn chế bị té ngã cũng như tránh trường hợp bé chạy ra đường lớn nhiều xe cộ rất nguy hiểm, cần có sự giám sát của các bậc phụ huynh.
- Phải trang bị thêm đồ bảo hộ cho bé: Để hạn chế trầy xước và đảm bảo an toàn cho bé khi chơi xe, ba mẹ cần mua thêm đồ bảo hộ như mũ bảo hiểm hay đồ bảo vệ khuỷu tay và đầu gối,… nên có thể gây tốn kém và phát sinh nhiều chi phí.
- Nhiều dòng xe giá thành cao: Đi đôi với mẫu mã và thiết kế đa dạng, bắt mắt, nhiều dòng xe chòi chân hiện nay cũng có giá thành khá cao so với các loại xe khác.
- Xe thăng bằng là gì? Những lưu ý khi chọn xe thăng bằng cho bé
- 7 thương hiệu xe thăng bằng tốt nhất cho trẻ hiện nay
- Những tác dụng tuyệt vời của xe chòi chân đối với sự phát triển của trẻ nhỏ
Qua bài viết này hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về xe chòi chân cũng như ưu, nhược điểm của nó và chọn được loại xe chòi chân phù hợp cho bé nhà mình. Nếu có thắc mắc, bạn vui lòng để lại bình luận dưới đây nhé!