Xe điện ngày nay dần trở thành phương tiện phổ biến nhờ vào ưu điểm thân thiện với môi trường và khả năng tiết kiệm chi phí. Sự gia tăng về số lượng và đa dạng về mẫu mã của xe điện trên thị trường đã thu hút sự quan tâm của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, một câu hỏi thường được đặt ra là liệu xe điện có rửa được không, có ảnh hưởng đến các bộ phận điện tử quan trọng của xe không? Hãy cùng Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây!
I. Xe điện có rửa được không?
Câu trả lời là có, xe điện hoàn toàn có thể rửa được vì các bộ phận quan trọng đã được thiết kế để chống nước và được bảo vệ kỹ lưỡng. Nếu không rửa, xe sẽ nhanh chóng bị xuống cấp do bụi bẩn cũng như các tác nhân từ môi trường sẽ làm hỏng lớp sơn, gây rỉ sét và giảm hiệu suất của động cơ.
Tuy nhiên, sử dụng các biện pháp rửa xe không phù hợp cũng có thể gây hại cho xe, làm giảm tuổi thọ và khả năng vận hành của xe thậm chí là khiến xe bị hư hoàn toàn. Việc rửa xe điện cần phải tuân thủ các quy trình vệ sinh đúng cách để tránh làm hư hỏng các bộ phận điện tử.
II. Những lưu ý quan trọng trước khi rửa xe
Để quá trình rửa xe diễn ra đúng quy trình và đảm bảo an toàn cho các linh kiện của xe, sau đây là một số lưu ý bạn cần tuân thủ.
- Tắt máy và cho xe nghỉ ngơi:
Khi rửa xe, đặc biệt là sau khi xe vừa hoạt động, bạn cần dành ra tối thiểu 30 phút cho các bộ phận xe như động cơ, bình ắc quy, phanh và các linh kiện có nhiệt độ cao nguội hẳn. Điều này sẽ giúp bạn tránh sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột khi phun nước lạnh lên các bộ phận đang nóng . Bởi điều này có thể gây ra hiện tượng sốc nhiệt, dẫn đến nứt, biến dạng hoặc hư hỏng các linh kiện, đặc biệt là các bộ phận kim loại và điện tử.
- Không sử dụng vòi nước áp suất cao:
Không nên sử dụng vòi xịt áp lực cao để rửa xe vì áp lực nước mạnh có thể gây hư hại cho các linh kiện điện tử và bộ phận động cơ của xe. Hơn nữa, vòi xịt áp lực cao có thể làm bong tróc lớp sơn bảo vệ, làm giảm tính thẩm mỹ và tăng nguy cơ rỉ sét cho khung xe và các bộ phận kim loại.
Do đó, đối với các vết dơ do bùn đất, bạn cần sử dụng vòi nước áp suất thấp hoặc khăn mềm để lau chùi. Nếu dùng lực nước mạnh có thể đẩy bụi bẩn và cát vào sâu trong các kẽ hở và các chi tiết cơ khí, gây mài mòn và giảm hiệu suất hoạt động của xe.
- Che chắn các bộ phận linh kiện nhạy cảm:
Các bộ phận như mặt đồng hồ, động cơ, phanh, cốp chứa đồ, ổ cắm sạc, đầu nối sạc… đều là các bộ phận nhạy cảm với nước. Bạn cần phải tránh phun nước trực tiếp vào các vị trí này để đảm bảo an toàn cho bạn và tuổi thọ của xe. Thay vào đó bạn có thể dùng khăn mềm hơi ẩm để lau chùi cổng sạc, đầu nối điện và các bộ phận nhạy cảm khác.
- Chọn chất tẩy nhẹ khi rửa xe:
Khi rửa xe điện bạn nên sử dụng nước kèm với các loại chất tẩy rửa nhẹ, không chứa hóa chất mạnh để tránh làm hỏng lớp sơn và các bộ phận khác của xe. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn rửa xe tại nơi thông thoáng, có bóng râm tránh rửa dưới ánh nắng trực tiếp để nước và chất tẩy rửa không bị khô quá nhanh, để lại vết bẩn hoặc làm hỏng bề mặt sơn.
Xem thêm: Bỏ túi 4+ Cách rửa sạch dầu nhớt trên tay siêu đơn giản, hiệu quả nhất
III. Hướng dẫn rửa xe điện tại nhà
Rửa xe là việc không thể thiếu trong quá trình sử dụng xe điện, để giúp phương tiện của bạn có vẻ ngoài sạch sẽ và đảm bảo an toàn hơn. Sau đây là các bước hướng dẫn rửa xe tại nhà mà bạn cần biết.
1. Chuẩn bị công cụ, vật liệu rửa xe
Trước khi bắt đầu rửa xe, bạn cần chuẩn bị khăn mềm và bọt biển để tránh làm trầy xước bề mặt xe khi lau chùi. Chuẩn bị ít nhất hai xô nước, một để pha dung dịch rửa và một để xả khăn. Chọn các loại chất tẩy rửa nhẹ, chuyên dụng cho xe để bảo vệ lớp sơn. Bạn cũng nên có một bàn chải mềm để làm sạch các chi tiết nhỏ và khó tiếp cận. Và đặc biệt cần sử dụng vòi nước với áp lực thấp để rửa xe nhằm tránh gây hư hỏng các bộ phận điện tử và cơ khí.
2. Ngắt kết nối xe với nguồn điện và làm mát
Trước khi rửa xe, bạn cần tắt nguồn và rút pin ra khỏi xe, hãy đảm bảo xe đã nguội hoàn toàn sau khi hoạt động. Đợi ít nhất 30 phút để các bộ phận như động cơ, bình ắc quy, phanh và các linh kiện có nhiệt độ cao nguội hẳn. Việc này giúp tránh sốc nhiệt khi tiếp xúc với nước lạnh. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giúp tránh nguy cơ chập điện và hư hỏng các mạch điện tử.
3. Che chắn các bộ phận nhạy cảm
Trước khi bắt đầu quá trình rửa xe, bạn cần bảo vệ các bộ phận nhạy cảm. Dùng băng keo hoặc túi nhựa để che chắn các cổng sạc, đầu nối điện và các bộ phận điện tử khác. Điều này giúp ngăn nước xâm nhập vào các khu vực nhạy cảm, bảo vệ hệ thống điện tử khỏi nguy cơ chập cháy hoặc hư hỏng.
4. Rửa sơ bộ xe
Bắt đầu bằng cách sử dụng vòi nước áp lực thấp hoặc đổ nước nhẹ nhàng nhẹ nhàng lên toàn bộ xe để làm ướt và làm mềm bụi bẩn. Rửa sơ bộ giúp loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt xe, chuẩn bị cho quá trình rửa kỹ lưỡng hơn sau đó.
5. Rửa xe bằng chất tẩy chuyên dụng
Pha dung dịch rửa xe bằng cách hòa chất tẩy rửa nhẹ vào xô nước, tránh sử dụng các chất tẩy rửa như xà phòng, nước rửa bát để vệ sinh xe. Dùng bọt biển hoặc khăn mềm nhúng vào dung dịch xà phòng và bắt đầu rửa xe từ trên xuống dưới. Trong quá trình này, để làm sạch các chi tiết nhỏ và khó tiếp cận, bạn cần sử dụng bàn chải mềm để vệ sinh các khu vực như khe, rãnh và các chi tiết nhỏ. Bàn chải mềm sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bẩn và cặn bã một cách hiệu quả mà không gây hư hại cho xe.
6. Xả lại bằng nước sạch
Sau khi rửa bằng xà phòng, bạn cần xả sạch lại xe bằng nước. Sử dụng vòi nước áp lực thấp hoặc xô nước sạch để rửa lại lần nữa, đảm bảo không còn bọt xà phòng trên xe. Việc này giúp xe có một bề mặt sạch sẽ và bóng bẩy, đồng thời tránh tình trạng làm hỏng lớp sơn và các bộ phận khác do bọt xà phòng còn lại.
7. Lau khô xe
Và điều cuối cùng, sau khi rửa xe bạn hãy sử dụng những loại khăn mềm lau khô kỹ lưỡng các bộ phận của xe, đặc biệt là những nơi có thể bị nước đọng lại. Nước đọng lâu ngày trên các bề mặt kim loại có thể gây ra quá trình oxy hóa, dẫn đến rỉ sét và ăn mòn, làm giảm tuổi thọ và tính thẩm mỹ của xe.
Đối với các bộ phận nhạy cảm như phanh, bộ điều khiển và các cổng sạc, việc lau khô cẩn thận giúp ngăn ngừa nguy cơ chập điện và bảo vệ hiệu suất hoạt động của các linh kiện này. Ngoài ra, việc lau khô cũng giúp loại bỏ cặn bẩn còn sót lại, tránh tình trạng bám bụi khi xe khô, giúp xe luôn sạch sẽ và bền đẹp.
Bạn có thể tham khảo cách rửa xe điện trong video dưới đây:
Xem thêm: Top 20 garage ô tô uy tín, chất lượng và nhanh chóng tại TPHCM
IV. Một số câu hỏi thường gặp khi rửa xe điện
Bên cạnh những lưu ý và hướng dẫn cách vệ sinh xe điện, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp bên cạnh thắc mắc xe điện có rửa được không:
1. Có nên rửa xe điện thường xuyên không?
Câu trả lời là có nhưng ở một mức độ vừa phải. Để giúp xe vận hành êm ái, sạch sẽ và tăng tuổi thọ cho xe, bạn nên rửa xe với tần suất 2 tuần 1 lần.
Rửa xe điện là việc quan trọng không nên bỏ qua trong quá trình sử dụng xe. Xe khi di chuyển lâu ngày sẽ không thể tránh khỏi tình trạng bụi bẩn, đây chính là tác nhân khiến má phanh xe dễ mòn dẫn đến giảm ma sát làm ảnh hưởng đến độ an toàn khi lái xe. Bên cạnh đó nếu bụi bẩn làm mờ biển số xe thì bạn cũng có thể bị xử phạt hành chính từ 80.000VNĐ đến 100.000VNĐ theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
2. Xe bị chập điện khi rửa cần phải làm gì?
Nếu xe bị chập điện trong quá trình rửa, bạn cần cắt nguồn và ngừng tiếp xúc với nước ngay lập tức. Sau đó, thực hiện kiểm tra theo các bước sau:
- Bước 1: Tháo bình ắc quy ra khỏi xe, kiểm tra và dùng khăn mềm, khô để lau chùi nếu bình ắc quy bị ướt. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được nguy cơ chập mạch của các bộ phận điện tử
- Bước 2: Hong khô xe máy điện trong khoảng thời gian từ 24 đến 48 tiếng. Sau khi hoàn thành việc hong khô, tiếp tục thử lắp bình ắc quy vào xe và tiến hành kiểm tra một lần nữa.
- Bước 3: Trong trường hợp không phát hiện ra bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể tiếp tục sử dụng xe như bình thường. Tuy nhiên, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của hỏng hóc, lỗi hoặc sự cố nào, bạn nên ngay lập tức liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng sửa chữa xe điện để được tư vấn và khắc phục vấn đề một cách kịp thời và an toàn.
3. Cần bịt kín cổng sạc điện, pin xe máy điện khi rửa xe không?
Việc bịt kín cổng sạc điện và pin khi rửa xe máy điện là vô cùng quan trọng. Điều này giúp ngăn nước xâm nhập vào các khu vực nhạy cảm, từ đó tránh tình trạng chập điện và giảm nguy cơ hỏng hóc sau này. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng sau khi hoàn thành việc rửa xe, hãy dùng khăn mềm lau khô lại khu vực cổng sạc để ngăn ngừa tình trạng han gỉ và đảm bảo khu vực này luôn khô ráo và an toàn.
Lời kết
Tất cả những thông tin xoay quanh câu hỏi Xe điện có rửa được không đã được Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn tổng hợp trong bài viết. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn. Ngoài ra, truy cập website Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn để theo dõi thêm các tin đăng khác về thị trường bất động sản, tìm việc làm và mua bán xe máy cũ,… luôn được làm mới mỗi ngày nhé!
Có thể bạn quan tâm: