Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng ta lại thường nghe đến câu: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy“. Vậy câu nói này có nguồn gốc từ đâu và có ý nghĩa như thế nào? Hãy cùng tìm hiều với Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn nhé!
1. Nguồn gốc của câu nói
Quan niệm mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” đã xuất hiện từ rất lâu trong văn hóa của người Việt. Tuy nhiên chúng ta không xác định được thời gian, do câu nói này không được ghi lại trong bất cứ tài liệu hay văn bản chính thức nào. Nhưng dựa theo địa vị người thầy xuất hiện thì có thể phỏng đoán rằng quan niệm này ra đời khi có nền giáo dục, có chữ viết và vai trò của ông thầy ra đời.
Ảnh: Sưu tầm
Do không xác định được chính xác thời gian cho nên câu nói/quan niệm này được xếp vào Văn hóa dân gian. Đây là nơi chốn ra đời của các tác được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, những tác phẩm văn học dân gian phi văn bản (không lưu giữ bằng văn bản), phi tác giả (không xác định được tác giả). Có thể kể đến như: truyện cổ tích, ca dao, tục ngữ, thành ngữ, dân ca,…
2. Ý nghĩa của Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy
Nhiều nước Á Đông (những quốc gia theo lịch âm) thường sẽ ăn hai cái Tết, bao gồm Tết tây theo lịch dương và tết ta theo lịch âm). Câu nói dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chúc tết trong 3 ngày Tết Nguyên đán, gợi nhắc tới truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
“Mùng 1 Tết cha”
Theo quan niệm truyền thống Việt Nam, người cha luôn ở vị trí cao nhất, là người quan trọng nhất, được ví như trụ cột gia đình, hay nóc nhà “con không cha như nhà không nóc”. Vì thế ngày mùng 1 đầu năm được dành để chúc tụng, mừng tuổi cho người quan trọng nhất trong một gia đình.
Tuy vậy, quan niệm trên không chỉ cụ thể là người cha, mà còn dùng để chỉ bên nội. Những người cao tuổi nhất trong gia đình, nhất là đàn ông – những người có thể không có công sinh nhưng có công dưỡng dục.
Ảnh: Sưu tầm
“Mùng 2 Tết mẹ”
Theo quan niệm xưa, cha là bên nội, mẹ là bên ngoại. Nghĩa là mùng 1, vợ chồng, con cái, anh chị em cùng tập trung lại để sang chúc Tết bên nội. Mùng 2 thì về nhà ngoại thăm hỏi và chúc Tết. Các nghi thức “Tết mẹ” cũng trang trọng và thành kính như bên nhà nội: con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ và nhận lì xì để rước lộc đầu năm.
Ảnh: Sưu tầm
“Mùng 3 Tết thầy”
Chuyện “mùng 3 Tết thầy” có liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Ý nghĩa của việc Tết thầy, Tết cô đi liền với tư tưởng Nho giáo. Tư tưởng Nho giáo đưa ra 3 tư tưởng có triết lý nhân sinh quan trọng nhất là quân (vua) – sư (thầy) – phụ (cha mẹ).
Chúc Tết thầy không chỉ đáp ứng về mặt tinh thần mà còn là vật chất. Vì thời xưa, các thầy đồ, thầy nghề thường tự đứng ra tổ chức lớp học hoặc các gia đình kêu nhau gọi nhau thành lập lớp. Thầy không có lương nên khi dạy học, các gia đình có con cái theo học sẽ góp gạo, đồ ăn để nuôi thầy.
Ảnh: Sưu tầm
Do đó, cứ đến ngày mùng 3, sau khi đã chúc tết bên nội, bên ngoại thì sẽ đến nhà những người thầy, người cô để chúc tết, biếu quà. Cứ vào ngày mùng 3 tháng Giêng, nhà thầy đồ luôn đông vui nhộn nhịp học trò đến chúc Tết, biếu quà.
Trên đây là phần lý giải nguồn gốc cũng như giải thích ý nghĩa của câu nói” Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Truongptdtntthptdienbiendong.edu.vn hi vọng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi Halo để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!
Xem thêm: